MỤC LỤC
Ngoài ra, Luận văn còn đặt mối quan hệ giữa quyết định đầu tư và tính bất định trong dòng tiền của doanh nghiệp trong tình trạng tăng trưởng dòng tiền và chính sách nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố này đến mối quan hệ giữa quyết định đầu tư và tính bất định trong dòng tiền. Thứ hai, tác động của tính bất định trong dòng tiền đến quyết định đầu tư tại các công ty Việt Nam có giống nhau trong trường hợp dòng tiền tăng trưởng và dòng tiền sụt giảm hay không?.
Thay vào đó, thước đo tính bất định trong dòng tiền được xây dựng theo phương pháp của De Veirman và Levin (2011, 2012) thay đổi từng năm, từ đó, đảm bảo được mục tiêu nghiên cứu mối quan hệ động giữa tính bất định trong dòng tiền và quyết định đầu tư của Luận văn. Cuối cùng, Luận văn xây dựng các giả thuyết và sử dụng mô hình GMM – different two-step của Arellano- Bond (1991) và kiểm định Sargan để kiểm định các giả thuyết nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của tính bất định trong dòng tiền đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra, Luận văn còn phát hiện chính sách nắm giữ tiền mặt nhiều đóng vai trò quan trọng giúp các công ty hạn chế tài chính thực hiện các quyết định đầu tư khi đối mặt với tình trạng dòng tiền có tính bất định cao. Theo đó, Luận văn đề xuất, các công ty hạn chế tài chính, nhất là các công ty có tình trạng tăng trưởng dòng tiền âm, nên nắm giữ nhiều tiền mặt để từ đó đảm bảo cho việc tài trợ các quyết định đầu tư của mình trong tương lai.
Kết cấu Luận văn Luận văn bao gồm 5 chương
Do đó, mô hình của Boyle và Guthrie (2003) làm nổi bật các hạn chế tài chính có thể làm ảnh hưởng tới hành vi đầu tư, đó là mối nguy hại về một sự sụt giảm dòng tiền trong tương lai làm giảm giá trị của quyền chọn thời điểm đầu tư của công ty và dẫn đến không đạt được giá trị tối ưu của việc thực hiện quyền chọn đó. Một dòng tiền có tính bất định càng cao, càng thể hiện sự không chắc chắn trong khả năng tài trợ tương lai, do vậy, có nhiều khả năng không thể tài trợ cho các dự án, dẫn đến khuyến khích công ty đầu tư ngay hiện tại, nên ảnh hưởng thứ hai giữ vai trò lớn hơn.
Tương tự các nghiên cứu trước đây của Opler, Pinkowitz, Stulz và Williamson (1999), Harford (1999), cùng với Bates, Kahle, và Stulz (2009), Hugonnier, Malamud và Morellec (2011) chỉ ra rằng tính bất định trong dòng tiền sẽ làm gia tăng lượng tiền mặt công ty nắm giữ, để trang trải cho các khoản sụt giảm trong dòng tiền hoạt động hơn là tài trợ cho các dự án đầu tư. Khác với các nghiên cứu trước, Byun, Polkovnichenko và Rebello (2013) xem xét ảnh hưởng chính sách nắm giữ tiền mặt và sự không chắc chắn trong các cơ hội đầu tư, bằng cách tách biệt giữa sự không chắc chắn trong dài hạn – được đại diện bằng tính bất định trong hệ số Tobin’Q và sự không chắc chắn trong ngắn hạn – được đại diện bởi tính bất định trong dòng tiền của doanh nghiệp.
Dữ liệu và mẫu nghiên cứu
Bước 1: Vì thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập, tạo nền tảng cho các phân tích định lượng về sau nên ở bước này, Luận văn sẽ thực hiện thống kê mô tả biến đại diện cho quyết định đầu tư, biến đại diện cho tính bất định trong và các biến khác đại diện cho các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Ở bước này, tác giả cũng sẽ thống kê mô tả sơ lược giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, độ nhọn, độ lồi cho các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mẫu tổng thể.
Từ quan điểm của các chủ nợ khi xem xét cho doanh nghiệp vay là sẽ đánh giá cao khả năng thanh khoản của doanh nghiệp khi doanh nghiệp có sự tăng trưởng dòng tiền dương và đánh giá thấp doanh nghiệp khi doanh nghiệp có tình trạng tăng trưởng dòng tiền âm, Tác giả cho rằng tăng trưởng dòng tiền dương sẽ giúp doanh nghiệp nới lỏng các hạn chế tài chính trong khi tăng trưởng dòng tiền âm sẽ làm các hạn chế tài chính của doanh nghiệp trở nên trầm trọng hơn. Mặc dù đã xác định mối tương quan âm giữa tính bất định trong dòng tiền kỳ trước và đầu tư trong mẫu tổng thể nhưng Minton và Schrand (1999) đã phát hiện ra mối tương quan yếu trong các công ty lớn, mà theo bằng chứng của Hadlock và Pierce (2010) có xu hướng đây là các công ty không hạn chế tài chính. Sự khác biệt trong ước lượng sai lệch (F - E) - (H - G) = i diện cho sự khác biệt trong quyết định đầu tư giữa các công ty hạn chế tài chính có tình trạng tăng trưởng dòng tiền âm nắm giữ lượng tiền mặt nhiều và nắm giữ lượng tiền mặt ít khi tính bất định trong dòng tiền thay đổi từ thấp đến cao.
Chỉ báo tính bất định cao trong dòng tiền: Đối với kiểm định các giả thuyết, Luận văn xây dựng một biến nhị phân đại diện cho tình trạng dòng tiền có tính bất định cao bằng cách xếp hạng hằng o tất cả các công ty và các công ty thuộc ta ân vị thứ nhất trên biến CFV n giá trị 1 và các công ty còn lại nhận giá trị. Luận văn sẽ theo cách của Hadlock và Pierce (2010) và xây dựng FirmSizei,t bằng logarit tự nhiên của tài sản ứng với mỗi công ty và FirmAgei,t bằng năm hiện tại trừ cho năm đầu tiên mà công ty có giá cổ phiếu không bị thiếu (non-missing stock price). Theo Bates Kahle và Stulz (2009) thước đo này đại diện cho cơ hội tăng trưởng của công ty. Luận văn sử dụng khoản mục chi đầu tư vào tài sản cố định trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phần dòng tiền hoạt động đầu tư, để đo lường chi tiêu vốn của công ty. Vì báo cáo tài chính ở Việt Nam không có khoản mục chi tiêu vốn, và mục tiêu Luận văn là phân tích sự thay đổi trong chi đầu tư tài sản cố định qua các kỳ, cho nên khoản mục chi đầu tư vào tài sản cố định trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thể hiện dòng tiền chi đầu tư tài sản cố định, phù hợp với mục tiêu Luận văn. Vì vậy, Luận văn sử dụng khoản mục chi đầu tư vào tài sản cố định đại diện cho chi tiêu vốn. LnCAPXtoAstsi,t được tính bằng log tự nhiên của 1 cộng CAPXtoAstsi,t;. CashtoAstsi,t được tính bằng tiền và đầu tư ngắn hạn chia cho tổng tài sản trừ tiền mặt inton và Shrand, 1999; Bates, Kahle và Stulz, 2009); cho thấy lượng tiền mặt.
Để tìm hiểu sự khác biệt của các biến trong công ty hạn chế tài chính và công ty không hạn chế tài chính, Bảng 4.2 thể hiện giá trị trung bình, độ lệch chuẩn cho cả hai mẫu con này. Như đã nói ở phần trước, tác giả chuyển các biến chính sang Logarit để các biến có phân phối gần chuẩn hơn, nên trong bảng 4.3, tác giả tập trung vào mối tương quan giữa các biến sau khi được chuyển sang Logarit. Cuối cùng, hệ số tương quan giữa LnCFVi,t và LnOCFtoAstsi,t là -0.1104, điều này ngụ ý rằng có thể có hiện tượng đa cộng tuyến nếu mô hình bao gồm cả hai biến này (bởi vì biến LnCFVi,t được xây dựng từ biến LnOCFtoAstsi,t).
Hệ số tương quan
Hệ số biến trễ 1 kỳ của tính bất định trong dòng tiền là âm, điều này cho thấy rằng, tính bất định dòng tiền cao trong năm trước có mối quan hệ nghịch chiều với quyết định đầu tư hiện tại, tức là, công ty có tính bất định trong dòng tiền ở năm trước càng nhiều thì họ sẽ giảm đầu tư ở hiện tại. Nhìn chung, kết quả Luận văn phù hợp với bằng chứng cho thấy tình trạng tăng trưởng dòng tiền âm sẽ thắt chặt các hạn chế tài chính, có thể do các điều khoản; trong khi đó, tình trạng tăng trưởng dòng tiền dương không tác động đến mối quan hệ giữa tính bất định trong dòng tiền và quyết định đầu tư. Sự khác biệt này có thể được lý giải là do: Khác với các công ty hạn chế tài chính, các công ty không hạn chế tài chính thường có dòng tiền tương đối lớn và khả năng tiếp cận thị trường vốn tốt, nên khi dòng tiền công ty có tính bất định cao, sự sụt giảm trong dòng tiền không ảnh hưởng gì đến khả năng tài trợ cho các dự án đầu tư của công ty.