MỤC LỤC
Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của đánh giá rủi ro kinh doanh đến việc xác định các khoản mục trọng yếu trong báo cáo tài chính và các thủ tục kiểm toán liên quan khi lập kế hoach kiểm toán. Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Hoàn thiện thủ tục đánh giá rủi ro nhằm nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ tại Việt Nam” của Nguyễn Thị Thùy Linh được thực hiện năm 2013, luận văn thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện thủ tục đánh giá và đối phó rủi ro trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ tại Việt Nam” của Dương Ngọc Thương Duyên cũng được thực hiện trong năm 2013.
Từ những thực trạng đó, các tác giả đã đưa ra những giải pháp cho các cơ quan quản lý nhà nước, hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và các công ty kiểm toán vừa và nhỏ tại Việt Nam. Liệu có sự khác biệt trong thủ tục đánh giá và đối phó rủi ro giữa các công ty kiểm toán quy mô lớn tại Việt Nam có giá phí kiểm toán cao và các công ty kiểm toán quy mô lớn tại Việt Nam có giá phí kiểm toán thấp hay không?.
Các hạn chế trong thủ tục thủ tục đánh giá và đối phó rủi ro tại các công ty kiểm toán độc lập lớn tại Việt Nam là gì và giải pháp để hoàn thiện?. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện thủ tục đánh giá rủi ro và đối phó với rủi ro trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập lớn tại Việt Nam.
Điểm mới của đề tài
Kết cấu đề tài
Phương thức tiếp cận chi tiết sẽ không giúp đạt mục tiêu kiểm toán nếu sai phạm của đơn vị diễn ra theo hướng khai thiếu, chẳng hạn nhưng đơn vị không ghi nhận doanh thu hoặc chuyển doanh thu của niên độ sang niên độ sau. Vì thế, trong khi mục đích của kiểm toán của nhà nước và kiểm toán nội bộ không có sự thay đổi đáng kể, kiểm toán độc lập báo cáo tài chính từ mục đích phát hiện sai phạm đã chuyển sang mục đích mới là nhận xét về mức độ trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính, và lúc này kết quả kiểm toán chủ yếu phục vụ cho các bên thứ ba để giúp họ đánh giá về độ tin cậy của báo cáo tài chính.
Các yếu tố bên trong đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị có liên quan đến một số hoặc tất cả các nhóm giao dịch, số dư tài khoản, thông tin thuyết minh cũng có thể ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng liên quan đến một cơ sở dẫn liệu cụ thể, ví dụ trường hợp không có đủ nguồn vốn ngắn hạn hoặc sự suy thoái của ngành nghề sẽ dẫn đến thất bại trong kinh doanh. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: việc đánh giá được các rủi ro kiểm toán sẽ giúp cho các kiểm toán viên có thể tiết kiệm thời gian vì đã họ đã xác định được những khoản mục, phần hành có mức độ rủi ro cao để tập trung thực hiện các thủ tục kiểm toán được cho là cần thiết, tránh tình trạng thực hiện các thủ tục kiểm toán không cần thiết đối với những khoản mục có độ rủi ro thấp gây lãng phí thời gian cũng như chi phí thực hiện.
Nghiên cứu tập trung vào xây dựng thang đo để đánh giá việc sử dụng phương pháp tiếp cận rủi ro kinh doanh ở các công ty kiểm toán (như qua đo lường sự thay đổi bằng chứng và phạm vi sử dụng phương pháp);. Từ khảo sát thực nghiệm, các tác giả rút ra kết luận rằng 55% kiểm toán viên nhận định rằng việc áp dụng mô hình rủi ro kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến cách thu thập bằng chứng kiểm toán cũng như loại bằng chứng kiểm toán phải thu thập, 45% kiểm toán viên còn lại có ý kiến rằng họ đã áp dụng đánh giá rủi ro kinh doanh từ trước và vấn đề duy nhất họ gặp phải khi chuẩn mực có hiệu lực là họ phải thực hiện và lưu trữ hồ sơ kiểm toán nhiều hơn.
Tiếp theo, khi thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro và các hoạt động liên quan nhằm tìm hiểu về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị, bao gồm kiểm soát nội bộ của đơn vị, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán và phỏng vấn đối với Ban Giám đốc, Ban quản trị, các mối quan hệ bất thường hoặc ngoài dự kiến về rủi ro có thể có sai sót do gian lận trong báo cáo tài chính và quy trình xác định và xử lý rủi ro có gian lận trong đơn vị. Thêm vào đó, chuẩn mực cũng nhấn mạnh rằng trong trường hợp các bằng chứng kiểm toán thu thập được từ việc thực hiện thủ tục kiểm toán tiếp theo hoặc các thông tin mới thu thập được không nhất quán với những bằng chứng kiểm toán ban đầu mà kiểm toán viên đã dựa vào đó để đánh giá rủi ro thì kiểm toán viên phải xem xét lại những đánh giá trước đó và từ đó sửa đổi các thủ tục kiểm toán tiếp theo đã đặt ra trong kế hoạch.
Tuy nhiên, có 3/30 kiểm toán viên cho rằng đa số các sai sót phát hiện ở giữa kì tự động sẽ biến mất tại thời điểm cuối kì thí dụ như sai sót do chia cắt niên độ, các khoản mục trung gian được ghi nhận tạm thời, các khoản mục chưa được kế toán tập hợp đầy đủ tại thời điểm giữa kỳ… do đó ít khi cân nhắc điều chỉnh nội dung, lịch trình hoặc phạm vi dự kiến của các thử nghiệm cơ bản cho giai đoạn còn lại. Có 30/30 kiểm toán viên cho biết rằng sẽ dựa trên các thủ tục kiểm toán đã được thực hiện và bằng chứng kiểm toán đã thu thập, kiểm toán viên sẽ đánh giá liệu rủi ro kiểm toán đã được giảm xuống mức có thể chấp nhận được hay chưa và có cần thiết phải xem xét lại nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán hay không trước khi đưa ra ý kiến kiểm toán của mình.
Thứ tư, việc xác lập chiến lược kiểm toán dựa vào các rủi ro đã nhận dạng, bao gồm: xác lập mức trọng yếu, quyết định lịch trình và nhóm kiểm toán viên tham gia và các vấn đề khác có liên quan như kiểm toán nội bộ, các chuyên gia, dịch vụ thuê ngoài được các kiểm toán viên xem xét khá đầy đủ trong quá trình lập kế hoạch. Thứ hai, thực trạng đánh giá và đối phó với rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập lớn tại Việt Nam chưa thực sự sử dụng mô hình rủi ro kinh doanh khi đánh giá về rủi ro kiểm toán mặc dù phương thức này đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính của kiểm toán viên.
• Hội viên thông tin hoặc hãng đại diện liên lạc (Corresponding Member) Chi tiết các cấp độ có thể tham khảo thêm ở Phụ lục 10. 3.2.8 Thiết kế quy trình soát xét hồ sơ kiểm toán một cách chặt chẽ. Như đã được trình bày ở các giải pháp ở trên, việc soát xét hồ sơ kiểm toàn là một bước quan trọng nhằm đảm bảo cho các quy trình kiểm toán được thực hiện đầy đủ, hữu hiệu, hiệu quả và tuân thủ theo các quy trình của công ty đề ra. Soát xét hồ sơ kiểm toán nên được thực hiện trong cả 3 giai đoạn của cuộc kiểm toán và có tác động tới thủ tục đánh giá và đối phó với rủi ro kiểm toán. Cụ thể là:. Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, soát xét sẽ được thực hiện với công tác lập kế hoạch kiểm toán, bao gồm: thu thập thông tin về khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro kiểm toán, thiết kế chương trình kiểm toán.. Công tác đánh giá rủi ro kiểm toán sau khi được lập ra bởi kiểm toán viên phụ trách cuộc kiểm toán sẽ được soát xét lại bởi chủ nhiệm kiểm toán và thành viên ban giám đốc phụ trách. Đánh giá rủi ro kiểm toán là công việc phức tạp chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm và xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên nên công tác soát xét sẽ tập trung vào việc đánh giá tính phù hợp của các thông tin thu thập, các phân tích sơ bộ và đánh giá của kiểm toán viên dựa trên các thông tin thu thập được. Khi đó, nếu có sai sót xảy ra đối với quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán thì công ty kiểm toán có thể kịp thời phát hiện và điều chỉnh lại cho phù hợp hơn. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, việc soát xét sẽ được thực hiện thường xuyên, liên tục chủ yếu bởi trưởng nhóm kiểm toán. Các giấy tờ làm việc liên quan đến tìm hiểu thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro cho từng phần hành của các kiểm toán viên sẽ được trưởng nhóm kiểm toán thường xuyên soát xét. Nếu phát sinh các vấn đề phức tạp, độ rủi ro cao, cần có sự xem xét của chủ nhiệm kiểm toán, chuyên gia và thành viên ban giám đốc công ty kiểm toán để đảm bảo không có sai phạm đối với công tác đánh giá và đối phó với rủi ro kiểm toán. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ kiểm tra lại các bằng chứng kiểm toán của các phần hành để dự kiến ý kiến kiểm toán sẽ được đưa ra. Công việc này sẽ được chủ nhiệm kiểm toán, thành viên ban giám đốc công ty kiểm toán soát xét lại để đảm bảo không có sai phạm và đưa ra ý kiến kiểm toán, đảm bảo kiểm soát được rủi ro của cuộc kiểm toán. Ngoài ra, các công ty kiểm toán cần có quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán trong nội bộ công ty bằng cách soát xét chéo các hồ sơ kiểm toán của các thành viên Ban giám đốc. Các hồ sơ nào không tuân thủ với quy trình kiểm toán của công ty sẽ bị nhắc nhở trước toàn thể công ty kiểm toán để đảm bảo rằng các sai phạm này được lưu ý bởi các kiểm toán viên. Các công ty là thành viên của hãng kiểm toán quốc tế có thể được sự giám sát chất lượng từ phía tập đoàn. Điều này cũng góp phần nâng cao chất lượng quy trình kiểm toán của các công ty là thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế. Từ phía Hội nghề nghiệp cũng tiến hành soát xét hồ sơ kiểm toán để giám sát và kiểm tra chất lượng hoạt động kiểm toán. Tuy nhiên, trên thực tế, Hội nghề nghiệp chưa có đủ cơ sở vật chất và lực lượng để kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán nói chung và chất lượng hoạt động đánh giá và đối phó với rủi ro kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập nói riêng. Do đó, một số lượng lớn các công ty kiểm toán vẫn chưa được kiểm tra chất lượng, đặc biệt là chất lượng thủ tục đánh giá và đối phó với rủi ro kiểm toán vốn dĩ phụ thuộc rất nhiều vào xét đoán của các kiểm toán viên. Để giải quyết vấn đề này, Hội nghề nghiệp có thể kết hợp với các công ty. kiểm toán độc lập để tiến hành kiểm soát chất lượng. Trong đó, các công ty kiểm toán độc lập sẽ tiến hành soát xét chéo các hồ sơ kiểm toán của nhau theo các quy định, tiêu chuẩn của Hội nghề nghiệp đưa ra. Kết quả kiểm soát chất lượng sẽ được báo cáo lên Hội nghề nghiệp và tiến hành soát xét lại nếu cần thiết. Nhờ đó, Hội nghề nghiệp có thể kiểm tra chất lượng của một số lượng lớn các công ty kiểm toán nhưng không gặp phải áp lực phải tăng nhiều nhân sự hay cơ sở vật chất. 3.2.9 Chú trọng việc duy trì đội ngũ kiểm toán viên và đào tạo nhân sự kiểm toán chất lượng cao. Đội ngũ kiểm toán viên cũng là một nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng thủ tục đánh giá và đối phó với rủi ro. Theo kết quả phân tích, các công ty có tỷ lệ số lượng nhân viên chuyên nghiệp trên một hợp đồng kiểm toán hợp lý thì các thủ tục kiểm toán bao gồm cả đánh giá và đối phó với rủi ro sẽ được thực hiện đầy đủ hơn do không gặp quá nhiều áp lực về nhân sự và thời gian. Để duy trì được đội ngũ kiểm toán viên trong điều kiện ngành kiểm toán có nhiều áp lực, số vòng quay nhân viên lớn nhất là trong mùa cao điểm, các công ty kiểm toán cần có những đãi ngộ phù hợp liên quan đến chính sách tiền lương, thưởng, phúc lợi, các yếu tố khác liên quan đến môi trường làm việc và cơ hội phát triển nghề nghiệp…. Bên cạnh số lượng, chất lượng kiểm toán viên cũng là một điều rất đáng quan tâm bởi vì việc tiến hành đánh giá và đưa ra biện pháp đối phó với rủi ro kiểm toán cần rất nhiều sự xét đoán nghề nghiệp và kinh nghiệm của các kiểm toán viên. Hiện nay, ở các công ty kiểm toán như KPMG, E&Y, PwC, Deloitte các kiểm toán viên được tham gia vào các chương trình đào tạo bằng cấp quốc tế như ACCA hay CPA Australia. Các khóa học này giúp các học viên có kiến thức chuyên sâu về kế toán và và kiểm toán dựa trên nền tảng chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế để từ đó áp dụng vào thực tiễn công việc và phát triển nghề nghiệp của mình. Đổi lại, các kiểm toán viên phải cam kết làm việc cho công ty thêm một thời gian nhất định sau khi đã hoàn tất các chương trình học này. Việc này vừa góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên vừa giúp cho các kiểm toán viên có thời gian gắn bó. lâu dài hơn với công ty. Các công ty kiểm toán khác có thể áp dụng cách thức này hoặc có những biện pháp khác phù hợp trong công tác đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng được nhu cầu về cả chất lượng và số lượng kiểm toán viên trong xu thế hội nhập hiện nay. 3.3 Nhóm giải pháp về phía Nhà nước và Hội nghề nghiệp 3.3.1 Hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam là cơ sở cho kiểm toán viên, các công ty kiểm toán thực hiện kiểm toán đối với các báo cáo tài chính một cách khoa học, khách quan, đồng thời là cơ sở cho việc chỉ đạo, giám sát, kiểm tra và đánh giá chất lượng dịch vụ kiểm toán, là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và thi tuyển kiểm toán viên hiện nay. Đến năm 2012, Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam mới đã được ban hành và cập nhật theo Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế, điều này đã góp phần gia tăng độ tin cậy của các thông tin được kiểm toán. Tuy nhiên, việc cập nhật các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã diễn ra khá muộn so với trên thế giới. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện tại phần lớn được dịch từ chuẩn mực kiểm toán quốc tế ban hành năm 2009 nhưng đến năm 2012 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mới mới được ban hành). Chương trình kiểm toán mẫu năm 2010 được xây dựng trên cơ sở các quy định của Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũ, kinh nghiệm thực hành kiểm toán của các công ty kiểm toán quốc tế và các công ty kiểm toán lớn ở Việt Nam, các hướng dẫn chi tiết của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và kinh nghiệm của các chuyên gia trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực kiểm toán tại Việt Nam.