MỤC LỤC
Cao Thị Hà đã nghiên cứu dạy học một số chủ đề hình học không gian lớp 11 theo quan điểm kiến tạo, khái quát lịch sử phát triển của LTKT, đề xuất quy trình tổ chức dạy học Toán ở nhà trường THPT theo quan điểm kiến tạo và ứng dụng để thiết kế các hoạt động dạy học Hình học không gian, đồng thời chỉ ra một số yêu cầu trong việc vận dụng LTKT trong dạy học Toán [13]. Lê Văn Long đã nghiên cứu vận dụng lý thuyết kiến tạo dạy học một số kiến thức chương “Từ trường” Vật lớ 11 nõng cao THPT, gúp phần làm rừ cơ sở lý luận vận dụng LTKT vào dạy học vật lý THPT, chỉ rừ được sự giống và khỏc nhau của dạy học theo PPTN dưới ánh sáng của LTKT và dạy học theo PPTN không theo quan điểm kiến tạo và đề xuất mô hình DHKT trong môn vật lí THPT dựa trên PPTN [17].
Mục tiêu của đề tài
Giả thuyết khoa học
Nhiệm vụ nghiên cứu
Theo Fosnot, việc học theo phương diện kiến tạo được xem như một quá trình tự điều chỉnh mâu thuẩn của cuộc đấu tranh giữa những mô hình về thế giới mang tính cá nhân đang tồn tại và một sự thấu hiểu mới khác nó, xây dựng nên những biểu tượng hay những mô hình mới của thực tại, như là sự khám phá tạo ra ý nghĩa của con người với những công cụ và kí hiệu được phát triển về phương diện văn hóa, và sự đàm phán sâu hơn những ý nghĩa đó thông qua các hoạt động xã hội mang tính hợp tác, diễn thuyết và tranh luận [42]. Theo Kanselaar, De Jong, Andriessen & Goodyear: hàm ý của LTKT là việc người học được khuyến khích để xây dựng tri thức của riêng mình thay vì sao chép nó từ một nguồn đáng tin cậy nào đó như một cuốn sách hay một GV, trong những bối cảnh mang tính thực tế thay vì trong những bối cảnh chính thống và trừu tượng thường thấy trong SGK truyền thống, và hợp tác với những người khác thay vì tự mình hoạt động [46].
Thông tin dưới dạng văn bản (kênh chữ), hình ảnh đồ hoạ, phim video (kênh hình) và âm thanh xuất hiện trên màn hình chính là những đối tượng cần tìm hiểu, nghiên cứu mà HS có thể thu nhận, phân tích và xử lí tốt hơn, vì các dữ liệu trên màn hình của MVT hỗ trợ tốt cho các hoạt động quan sát, mô tả của HS, dẫn đến sự hình thành những biểu tượng hay quan niệm mới về vấn đề đang nghiên cứu. Mặt khác, trong giai đoạn này với những tính năng ưu việt của mình MVT có thể kết nối dễ dàng với các thiết bị thí nghiệm khác trong nghiên cứu Vật lí nhằm thu thập, xử lí dữ liệu cũng như trình bày các kết quả xử lí một cách tự động và cực kì nhanh chóng, chính xác, tạo điều kiện về mặt thời gian để tăng cường các hoạt động tư duy sáng tạo của HS như đề xuất dự đoán, xây dựng giả thuyết, góp phần giải quyết các khó khăn mà các phương tiện DH trước nó chưa giải quyết được trọn vẹn.
Việc sử dụng CNTT, đặc biệt là MVT trong dạy học hiện nay được triển khai mạnh ở hầu hết khắp các trường học với nhiều hình thức và mức độ khác nhau, riêng đối với các trường THPT thì hình thức soạn giảng trên Microsoft PowerPoint (thường gọi là bài giảng điện tử) là phổ biến nhất, nhưng thường chỉ ở mức độ mượn nền PowerPoint thay cho nền bảng và chữ phấn, chiếm gần 76% trong số các GV sử dụng MVT hỗ trợ dạy học. Những tiện ích do CNTT, đặc biệt là MVT mang lại là hết sức to lớn và chưa được khai thác hết, tuy nhiên sự mới mẽ của phương thức dạy học này khiến người GV gặp không ít khó khăn trong việc khai thác và vận dụng một cách hợp lí vào bài giảng, tìm và chọn tư liệu, dự kiến các tình huống xảy ra và nhất là làm sao cho HS không chỉ hứng thú nghe, nhìn tích cực mà phải tự giác tham gia tích cực vào giờ học.
Trong chương này HS được học về lăng kính, tính chất của lăng kính; các khái niệm liên quan đến thấu kính như thấu kính mỏng, quang tâm, trục chính, trục phụ, tiêu điểm chính, tiêu điểm phụ, tiêu diện, tiêu cự, độ tụ, độ phóng đại, các công thức thấu kính, đơn vị đo của các đại lượng;. Vì thế GV có thể tiến hành đồng thời các thí nghiệm thực kết hợp với sử dụng máy vi tính trình chiếu các đoạn phim ghi lại các thí nghiệm đó đã được GV thực hiện trước hoặc dùng các phần mềm để mô phỏng hiện tượng cho cả lớp cùng quan sát.
Xây dựng tiến trình dạy học kiến tạo một số kiến thức phần “Quang hình.
Mục đích việc làm bộc lộ quan niệm sẵn có của HS là để GV biết mức độ hiểu biết của HS về những kiến thức sắp nghiên cứu, đồng thời dựa vào các quan niệm này của HS để đưa ra các dự đoán của HS, những dự đoán này cũng là cơ sở và tiền đề cho việc xây dựng kiến thức mới, cũng từ đó GV có thể hoạch định chiến lược DH tiếp theo, tìm ra những biện pháp sư phạm thích hợp nhằm khắc sâu những quan niệm phù hợp, bổ sung những quan niệm chưa đầy đủ và khắc phục những quan niệm sai lệch của HS trong quá trình DH. Trong phần này để củng cố cho HS về hiện tượng khúc xạ ánh sáng thì GV có thể sử dụng MVT chiếu cho HS xem video thí nghiệm đồng xu dâng cao trong nước (Chiếc cốc và cho vào trong cốc một đồng xu kim loại. Nhìn vào chiếc cốc ta thấy đồng xu. Di chuyển chiếc cốc ra xa cho tới khi mắt bạn vừa không. nhìn thấy đồng xu ở trong chiếc cốc. Giữ nguyên vi trí đầu bạn và chiếc cốc, từ từ đổ nước vào cốc, một lúc sau bạn có thể nhìn thấy đồng xu).
Như vậy, tiến trỡnh đó chỉ rừ vai trũ trung tõm của HS trong hoạt động xõy dựng kiến thức mới cùng các hoạt động “xã hội” trong hoạt động đó. Tiến trình cũng cho thấy, trong DH Vật lí theo LTKT cần nhấn mạnh vai trò của kiến tạo căn bản và quan tâm thích đáng đến vai trò của kiến tạo xã hội.
- Nêu được tính chất thuận nghịch của sự truyền ánh sáng và chỉ ra sự thể hiện tính chất này ở định luật khúc xạ ánh sáng. - Vận dụng được hệ thức của định luật khúc xạ ánh sáng - Quan sát thí nghiệm và rút ra được nhận xét.
- Đề xuất được phương án và tiến hành thí nghiệm để nghiên cứu hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Nếu tổ chức dạy học kiến tạo phần “Quang hình học” Vật lí 11 THPT với sự hỗ trợ của MVT theo đúng tiến trình mà đề tài đưa ra thì sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động cho HS, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường THPT. - Mức độ lĩnh hội kiến thức của HS (qua trả lời các câu hỏi trong giờ học, qua liên hệ với thực tiễn, qua kết quả của bài kiểm tra). Sau mỗi tiết dạy, có sự tiếp xúc, trao đổi với GV giảng dạy, với các GV dự giờ và HS để rút kinh nghiệm cho những giờ học tiếp nối. Qua quan sát giờ học của các lớp TN được tiến hành theo tiến trình đã được xây dựng, chúng tôi rút ra các nhận xét sau:. - Đối với cỏc lớp ĐC: GV cú đổi mới cỏch dạy nhưng chưa cú chuyển biến rừ rệt, GV vẫn thuyết trình là chủ yếu, HS thụ động lắng nghe và ghi chép. Tuy GV có sử dụng phương pháp vấn đáp nêu vấn đề, HS cũng tham gia vào trả lời các câu hỏi nhưng HS chưa thể hiện rừ sự hứng thỳ, tự giỏc, độc lập và chủ động trong học tập. + Tiến trình DH diễn ra khá sinh động. Nội dung kiến thức phù hợp với nội dung chương trình, hình thức tổ chức dạy học và phương pháp phù hợp với tinh thần đổi mới phương pháp. + Với tiến trình dạy học được thiết kế theo quan điểm kiến tạo có sự hỗ trợ của MVT giúp GV tiết kiệm rất nhiều thời gian trong khâu trình bày nội dung bài học. HS hoạt động độc lập, tự tin hơn trong quá trình tranh luận, trình bày ý kiến cá nhân. HS thể hiện tinh thần hợp tác với các thành viên khác trong lớp trong việc giải quyết vấn đề nghiên cứu. + GV đóng vai trò hướng dẫn trong các hoạt động, HS nhiệt tình trong việc phát biểu xây dựng bài, các câu trả lời của HS đưa ra có chất lượng hơn so với lớp đối chứng. Trong quá trình kiểm tra bài cũ và củng cố vận dụng, HS rất tích cực, hào hứng và sôi nổi trả lời. Nội dung kiến thức củng cố vận dụng nhiều nhưng lại không làm mất nhiều thời gian của GV và HS. Như vậy, DHKT với sự hỗ trợ của MVT giờ dạy ở lớp TNg trở nên sinh động, HS tỏ ra thích thú hơn với môn vật lí, tự nguyện tham gia vào những hoạt động học tập, xây dựng bài sôi nổi và tích cực hơn. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm. Để đánh giá kết quả TNSP, chúng tôi đã tiến hành cho HS các lớp TN và ĐC làm cùng một bài kiểm tra cùng lúc với thời gian 45 phút. Thời điểm kiểm tra là sau một tuần kể từ lúc kết thúc các tiết dạy TN để có thể kiểm tra được kết quả học tập trên lớp cũng như ở nhà của HS. Tính toán các số liệu. Để so sánh, đánh giá mức độ tiếp thu và vận dụng kiến thức của HS ở các lớp TN và ĐC, cần tính các giá trị sau [6]:. - Giá trị trung bình cộng: là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu, được tính theo công thức:. ni: số học sinh đạt điểm Xi, còn Xi. là điểm số và n là số HS dự kiểm tra).