MỤC LỤC
Tuy nhiên, mỗi một vùng văn hoá nước ta, do điều kiện tự nhiên, phương thức canh tác, sự giao lưu văn hoá, tâm lý cộng đồng, nguồn gốc lịch sử mà có những sắc thái văn hoá riêng thể hiện ở tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán, lối sống, lối ứng xử trong các sinh hoạt xã hội và trong giao tiếp văn hoá. Có thể nói, nền văn hoá Việt Nam là một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của 54 dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, dựa trên một nền tảng chung, tất cả các bản sắc riêng đều được tôn trọng, đều được bổ sung và làm giàu lẫn nhau để tạo nên tính thống nhất trong sự đa dạng của nền văn hoá Việt Nam hiện đại.
Di sản văn hoá phi vật thể: Là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức khác. Có thể khẳng định rằng, di sản văn hoá Việt Nam là sự kết tinh của các mối quan hệ tổng hoà và tương tác giữa môi trường - con người - văn hoá, là sự vượt lên trên những thử thách khắc nghiệt trong cuộc đấu tranh với thiên tai địch hoạ bằng sự kiên trì, lòng dũng cảm, trí thông minh và khát vọng vươn tới tầm cao của nhân loại, là tấm lòng nhân ái, bao dung, sự dung hợp giữa việc bảo tồn bản sắc riêng của mình với sự thích ứng và tiếp thu những giá trị của các nền văn hoá Đông, Tây.
Tuy nhiên, nền văn hoá Việt Nam được xây dựng trên nền văn minh nông nghiệp lâu đời còn mang nhiều thiếu hụt, hạn chế: tính cục bộ địa phương, tác phong tuỳ tiện, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lối làm ăn nhỏ, lại thêm những di hại của văn hoá thực dân còn rất nặng nề, trình độ khoa học còn thấp kém, nhiều phong tục tập quán còn lạc hậu chưa được khắc phục. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Việt Nam (1951), Hồ Chớ Minh đó chỉ rừ những mục tiờu cơ bản của cách mạng Việt Nam cần phải đạt được trong lĩnh vực văn hoá đó là: “Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hoá đế quốc, đồng thời phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hoá tiến bộ trên thế giới, để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng” [36, tr.173].
Vì vậy, nó đòi hỏi những người làm công tác trên mặt trận đó phải có những đức tính của người chiến sĩ: lập trường tư tưởng vững vàng, hiểu thấu, liên hệ và đi vào đời sống của nhân dân để bày tỏ tinh thần kiên quyết và anh dũng của quân đội ta, đồng thời để giúp phát triển và nâng cao tinh thần ấy, chiến sĩ văn hoá phải là những người dũng cảm, kiên cường để chống lại những thế lực phản văn hoá. Từ thực trạng nền văn hoá dưới thời Pháp thuộc, Hồ Chí Minh đã vạch trần chính sách làm cho “ngu dân dễ trị” và làm sáng tỏ bản chất của cái gọi là “khai hoá văn minh” của thực dân Pháp; những người đến trường được “đào tạo nên những tay sai làm tôi tớ cho bọn thực dân”; những người không đến trường lớp thì bị thực dân đầu độc bằng các thói hư, tật xấu, rượu chè, thuốc phiện, tệ nạn xã hội.
Trong tình hình hiện nay, chúng ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, đặc biệt là sự tác động của nền kinh tế thị trường với những bước tiến chóng mặt của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, bên cạnh những cái hay cái đẹp của nền văn hoá mới, chúng ta không thể coi thường những ảnh hưởng tiêu cực đang len lỏi vào trong xã hội ta. Thực hiện quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về việc giữ gìn và phát huy di sản văn hoá dân tộc, các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về công tác văn hoá, trong nhiều năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk đã không ngừng đẩy mạnh việc tiến hành triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng về công tác bảo tồn di sản văn hoá của các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk, trong đó đặc biệt đáng chú ý là việc giữ gìn và phát huy di sản văn hoá dân tộc Ê đê.
Nghị quyết Trung ương năm (khoá VIII) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì nó đã liên kết tất cả các nghị quyết khác của khoá VIII thành một chiến lược phát triển toàn diện đất nước theo hướng chỉnh thể hữu cơ, như một hệ thống chiến lược chặt chẽ, hoàn chỉnh và lâu dài, đã tập hợp những luận điểm lớn của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam theo hướng “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Đồng thời phát huy, khuyến khích, tạo điều kiện cho các tập thể, cá nhân tiến hành hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, xuất bản, bảo quản, truyền dạy và giới thiệu các di sản văn hoá các dân tộc đến cộng đồng bằng nhiều hình thức khác nhau thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giáo dục, tuyên truyền ý thức tích cực, tự giác của nhân dân trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.
Sau khi họ vào miền Trung qua đường biển, cùng với thời gian và sự ảnh hưởng của nền văn hoá ấn Độ, một bộ phận lớn tiếp nhận nền văn hoá ấn Độ và lập nên một nước Chăm Pa hùng mạnh (dấu vết văn hoá đó ngày nay vẫn còn tồn tại khắp khu vực miền Trung) đủ để chuyển và lấn áp các cư dân tồn tại trước đó. Đến với các buôn làng Êđê, chúng ta sẽ cảm thụ hết được cái bao la bạt ngàn của những vùng đất đỏ bazan, cái bạt ngàn của những cánh rừng khộp, những trảng cỏ cao lút đầu, những trận gió tung bụi mịt mù vào mùa khô, những dòng sông Krôngnô (sông đực) và sông Krôngana (sông cái) hợp thành sông SêRêPôk đỏ nặng phù sa cuồn cuộn chảy vào mùa mưa, cái khô nóng đến xém cả cỏ cây kéo dài tháng 11 đến tháng 4, những trận mưa xối xả từ tháng 5 đến tháng 10 làm bật dậy những mầm sống, phủ một lớp áo màu xanh ngắt lên đồi núi, ruộng nương, vườn tược và bao quanh các ngôi nhà sàn của người Êđê đang nằm phơi mình giữa bao la đất trời, như khẳng định sự tồn tại của con người trước tự nhiên, thiên nhiên.
Đồng bào vẫn quen phát đốt cây cỏ, cuốc đất, rồi dùng gậy chọc lỗ tra hạt giống, canh tác nương rẫy theo kiểu luân canh đã đòi hỏi một không gian sinh tồn rộng, từ đó hình thành nên một thói quen chuyển dịch thường xuyên trong cuộc sống và sinh hoạt của đồng bào Êđê: làm nương rẫy ở xa buôn chính và nếu đất đai ngày càng khan hiếm thì nương rẫy ngày càng xa buôn hơn, nên từ lâu hình thành ở người Êđê cũng như các dân tộc làm nương rẫy khác kiểu cư trú nửa năm ở ngoài nương (vào mùa làm nương) và nửa năm ở trong buôn. Nhà ở của người Êđê là nhà sàn dài, dài như “một tiếng chiêng ngân”, dài như “một thôi ngựa phi”, nhưng vẫn là một ngôi nhà tạm bợ, dễ xiêu vẹo, đồ đạc toàn bằng tre nứa, gốm đất nung, chỉ có bộ chiêng ché quý xứng là đồ gia bảo linh thiêng, nếu cần cũng nhanh chóng nằm trên gùi, trên bành voi cùng con người đi cùng trời cuối đất.
Mới đây tỉnh Đắk Lắk đã đầu tư hơn 6 tỷ đồng để thực hiện Đề án bảo tồn phát huy giá trị văn hoá Cồng Chiêng giai đoạn 2007- 2010, chủ yếu trang bị 150 bộ cồng chiêng cho 150 nhà văn hoá cộng đồng thôn, buôn ở vùng sâu, vùng xa, hỗ trợ kinh phí cho các gia đình nghệ nhân có công giữ gìn, truyền dạy cách đánh cồng chiêng, lưu truyền các bài chiêng cổ, phục hồi không gian diễn xướng cồng chiêng, tổ chức ngày hội văn hoá cồng chiêng, tổ chức liên hoan, triển lãm, giới thiệu quảng bá về cồng chiêng trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức giữ gìn văn hoá dân tộc trong nhân dân ngày càng được chú trọng, quan tâm và triển khai rộng khắp: Để tiếp tục duy trì việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc, bên cạnh việc triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng- Nhà nước, các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng đã không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá các dân tộc thông qua các hoạt động văn hoá nhằm thu hút, lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia, mở các lớp bổ túc văn hoá, lập các trường, trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, các trung tâm giáo dục thường xuyên, biên soạn sách giáo khoa song ngữ Việt- Êđê, tăng thời lượng phát sóng bằng tiếng Êđê trên truyền hình: Tổ chức các buổi sinh hoạt kể sử thi trong cộng đồng đồng bào Êđê, mở lớp dạy hát kể và dịch sử thi, tổ chức giao lưu các hoạt động văn hoá- nghệ thuật với chủ đề về giáo dục ý thức bảo tồn văn hoá trong đồng bào các dân tộc thiểu số, tổ chức các lễ hội có tính chất trang trọng, cộng đồng mang nhiều âm hưởng Tây Nguyên.
- Trước hết, cần phải tiếp tục tăng cường công tác tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước có liên quan đến việc bảo tồn những giá trị truyền thống giúp cho mọi người hiểu và nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Êđê. Để thực hiện tốt các giải pháp trên, điều có tính chất quyết định là chúng ta phải đổi mới và nâng cao nhận thức, xem cơ sở buôn làng là địa bàn chiến lược của sự nghiệp cách mạng, nơi biến những quan điểm của Đảng và Nhà nước thành hiện thực, nơi sinh ra và cũng là nơi lưu giữ phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số.
Tổ chức định kỳ ở cấp huyện, tỉnh, các sinh hoạt giao lưu văn hoá giữa các dân tộc ở địa phương và trong khu vực. Bảy là, Nhà nước và chính quyền cần quan tâm đầu tư đúng mức đến việc xây dựng các thiết chế văn hoá và hạ tầng cơ sở trong các vùng đồng bào dân tộc: nhà văn hoá, các phương tiện thông tin, âm thanh, sách báo, v.v.Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt phong.