Thực trạng và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2019-2022

MỤC LỤC

Tác động của chính sách tiền tệ

Chính sách lỏng lẻo với lãi suất thấp và cung tiền tăng có thể thúc đẩy tăng trưởng bằng cách kích thích đầu tư và tiêu dùng. Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, tức là giá trị đồng tiền của quốc gia so với đồng tiền của các quốc gia khác.

Mục tiêu của chính sách tiền tệ

Dù thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng hay thắt chặt thì mục tiêu cuối cùng vẫn là ổn định giá cả thị trường, kiểm soát lạm phát, giảm thất nghiệp, ổn định và phát triển nền kinh tế. Vì vậy, NHNN phải kết hợp hiệu quả các công cụ tiền tệ để kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá mức cho phép, đồng thời đảm bảo ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế.

Chính sách tiền tệ có vai trò gì với nền kinh tế?

Để giảm cung tiền ngoại tệ: Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá hối đoái bằng cách bán giấy tờ có giá cho các ngân hàng thương mại và thu ngoại tệ. Từ đó ảnh hưởng đến cung tín dụng của ngân hàng dẫn đến tăng (trường hợp mua) hoặc giảm (trường hợp bán) lượng tiền.

Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của một số nước

    - Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ của ECB: Chính sách tiền tệ tác động đến mục tiêu cuối cùng là lạm phát thông qua 4 kênh gồm: (1) Tỷ giá hối đoái; (2) Lãi suất thị trường và giá tài sản; (3) Lạm phát kỳ vọng; (4) Quy mô tín dụng và lãi suất trong hệ thống ngân hàng thương mại. Thứ hai, cần nâng cao tính độc lập tương đối của NHNN Việt Nam, tách bạch vai trò, giải pháp cũng như tác động của chính sách tiền tệ và chính sách nguồn trọng yếu đối với mục tiêu sử dụng phương thức tạo nguồn và mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệ có ý nghĩa chiến lược trong sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia là một công cụ quan trọng trong quản lý nền kinh tế, với khả năng ảnh hưởng sâu rộng đến tình hình lạm phát, tăng trưởng kinh tế, ổn định tài chính và các khía cạnh quan trọng khác.

    THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019 - 2022

    Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2019 - 2022

      Trong bối cảnh đó, mục tiêu bảo vệ sức khỏe nhân dân được Đảng, Nhà nước ưu tiên hàng đầu; Với sự phối hợp nhịp nhàng, kịp thời, đồng bộ giữa ASXH và các chính sách kinh tế vĩ mô, mặc dù chịu tác động nặng nề của dịch bệnh nhưng tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 vẫn đạt ở mức 2,58%, kiểm soát sự lạm phát ở mức 1,84%, thấp nhất tính từ năm 2016. Đồng thời, NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung tín dụng cho sản xuất và các lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tăng cường quản trị rủi ro đối với tín dụng tiêu dùng; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, góp phần hạn chế tín dụng đen. Cơ cấu tín dụng chuyển biến tích cực, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh; 4/5 lĩnh vực ưu tiên có tăng trưởng tín dụng cao hơn cùng kỳ năm 20201, hỗ trợ tích cực quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển thủy sản, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

      Kết quả điều hành CSTT cùng những động thái hỗ trợ chủ động, kịp thời nêu trên thể hiện sự đồng hành, chia sẻ với nền kinh tế của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh khó khăn chung của đại dịch Covid-19, khi bản thân hệ thống ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro do dịch bệnh gây ra như suy giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình, tiềm ẩn nguy cơ gia tăng nợ xấu, chi phí trích lập dự phòng… Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, ngành ngân hàng không chỉ đảm bảo cung ứng vốn đầy đủ, kịp thời phục vụ nhu cầu phục hồi kinh tế mà còn đảm bảo hoạt động an toàn, ổn định của chính hệ thống ngân hàng. Trọng tâm là tiếp tục chấn chỉnh, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém để lành mạnh hóa, nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động, bảo đảm an toàn hệ thống, đẩy mạnh xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa tình hình mô hình hoạt động, nâng cao chất lượng tín dụng, năng lực tài chính và đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

      Hình 2.1. Lãi suất tăng trưởng tín dụng so với tiền gửi giai đoạn 2019-2022  2.2.1. Chính phủ điều hành chính sách tiền tệ năm 2019
      Hình 2.1. Lãi suất tăng trưởng tín dụng so với tiền gửi giai đoạn 2019-2022 2.2.1. Chính phủ điều hành chính sách tiền tệ năm 2019

      GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM

      Mục tiêu, phương hướng điều hành chính sách tiền tệ

      NHNN cần tăng trưởng tín dụng hợp lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vào sản xuất và các lĩnh vực ưu tiên; kiểm tra chặt chẽ các tín dụng trong các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tiếp tục tháo gỡ khó khăn về tín dụng cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý ngoại hối; khuyến khích góp phần bình ổn thị trường ngoại tệ, vàng, từng bước chuyển hóa thành nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô; tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước khi điều kiện thị trường thuận lợi. Đồng thời, sẵn sàng đón nhận những tác động bất ngờ từ kinh tế thế giới cũng như những khó khăn ngoài dự kiến trong nước trong năm tới như năm 2022 để có chính sách linh hoạt, phù hợp trong nhận định và điều chỉnh tỷ giá, lãi suất, cung tiền cho phù hợp đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế”, Phó Thống đốc nhấn mạnh. Thông báo và định kỳ rà soát, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng tổ chức tín dụng trên cơ sở tình hình hoạt động, năng lực tài chính và tăng trưởng tín dụng lành mạnh; hướng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT giao thông; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

      Giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2019 - 2022

        Sự phối hợp này góp phần điều hành chính sách linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo nguồn lực phòng chống dịch bệnh, an sinh xã hội, giúp tiết giảm chi phí đầu vào cho các hoạt động sản xuất kinh doanh; đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần quan trọng vào những thành tựu của nền kinh tế. Đồng thời, NHNN chỉ đạo các TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung tín dụng cho sản xuất và các lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tăng cường quản trị rủi ro đối với tín dụng tiêu dùng; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, góp phần hạn chế tín dụng đen. Bên cạnh việc điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, NHNN cần chỉ đạo các TCTD đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân triển khai hàng loạt giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; liên tục rà soát, chỉnh sửa các biện pháp, chính sách hỗ trợ thiết thực, dễ tiếp cận và thiết thực hơn.

        Đề xuất và kiến nghị các chính sách tiền tệ

        Tóm lại, có thể thấy, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 cũng như sự xung đột giữa Nga - Ukraina, NHNN Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý, điều tiết tiền tệ thông qua việc phối hợp một cách linh hoạt, chặt chẽ và vận hành nhuần nhuyễn các công cụ của CSTT nhằm ổn định nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân đối phó với tác động tiêu cực của đại dịch. Sự chủ động, linh hoạt trong điều hành của NHNN thời gian qua đã đưa các chính sách vào thực tiễn một cách hiệu quả, cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra, góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, thâm hụt cán cân thương mại thu hẹp mạnh; Khu vực tài chính nói riêng đã bắt đầu ổn định trở lại, tỷ giá, lãi suất và giá vàng ổn định, thanh khoản của hệ thống được cải thiện và dần ổn định, dự trữ ngoại hối tăng mạnh, hệ thống các tổ chức tín dụng bước đầu được cải thiện. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ của Việt Nam cũng có những hạn chế như: CSTT của Việt Nam còn mang nặng tính hành chính, các công cụ gián tiếp chưa được sử dụng hiệu quả, thị trường tài chính Việt Nam chưa đa dạng và ổn định cũng gây khó khăn cho Chính phủ nên Chính phủ cần có chính sách phát triển kinh tế trong nước, mở rộng sản xuất, phát triển thị trường chứng khoán tài chính; có chính sách tài khóa đồng bộ với chính sách tiền tệ, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các tổ chức tín dụng bảo đảm quyền và nghĩa vụ của mình.