MỤC LỤC
Ví dụ như đều với mục đích xây nhà nhưng các dự án có sự khác biệt về chủ đầu tư, thiết kế, địa điểm,… Khi sử dụng kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch các dự ỏn tương tự nhau, cần phải hiểu rừ cỏc đặc trưng riờng của mỗi dự ỏn. Để có thể nhận thức được các khoản ODA, các cấp, các đơn vị có liên quan phải lập các dự án một cách chi tiết, cụ thể thông qua bản luận chứng kinh tế kỹ thuật, thiết kế chi tiết… Điều quan trọng hơn là các thiết kế dự án này phải được thẩm định chặt chẽ, toàn diện, khách quan, đánh giá được hiệu quả trước mắt cũng như lâu dài của dự án.
Tuy nhiên, vẫn cần thiết phải có đội ngũ chuyên gia thẩm định dự án, nhằm đánh giá chính xác nhất lợi ích mà các chương trình, dự án có thể đem lại; tránh xảy ra tình trạng cố tình làm sai lệch các thông số về tính khả thi, chi phí của dự án, dẫn đến việc dự án vừa không đạt hiệu quả như mong muốn, vừa lãng phí nguồn lực. Đặc biệt, trong điều kiện nguồn vốn ODA trên thế giới đang có xu hướng giảm dần, nhất thiết các nước tiếp nhận phải có định hướng phân bổ cụ thể nguồn vốn này cho các ngành, lĩnh vực, địa phương ưu tiên và tránh dàn trải để nhằm khai thác được tối đa lợi thế so sánh, đảm bảo việc sử dụng vốn đem lại hiệu quả như mong đợi.
- Mô hình tổ chức quản lý thuộc nhóm Quỹ đầu tư tổ chức theo mô hình tự quản lý, với cơ cấu đầy đủ như một doanh nghiệp, không có sự tham gia của các tổ chức trung gian. - Hoạt động nhằm mục tiêu vừa thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương (mục tiêu chính sách), vừa thực hiện mục tiêu gia tăng giá trị vốn cho chủ sở hữu và giảm tính chất bao cấp trong hoạt động. - Ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà nước, Quỹ đầu tư phát triển địa phương còn có thể vay từ ngân hàng và các hình thức huy động vốn khác như kêu gọi các tổ chức, cá nhân cùng hợp vốn để đầu tư, phát hành trái phiếu để huy động vốn,…. c) Vai trò của Quỹ đầu tư phát triển địa phương. - Đa đạng hóa các phương thức huy động vốn phu hợp với nhu cầu về đầu tư phát triển của địa phương. - Hạn chế rủi ro về mất cân đối nguồn vốn tài trợ cho các dự án. - Góp phần phát triển thị trường vốn. - Sử dụng vốn có hiệu quả. d) Hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương. - Ủy thác cho vay đầu tư, thu hồi nợ; nhận ủy thác nguồn vốn quản lý đầu tư, cho vay đầu tư, thu hồi nợ, cấp phát vốn đầu tư, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.
Tăng cường huy động vốn sẽ giúp cơ cấu hoạt động đầu tư của các Quỹ đầu tư phát triển địa phương chuyển dần tư đầu tư gián tiếp sang đầu tư trực tiếp dưới hình thức góp vốn thành lập doanh nghiệp, làm chủ dự án đầu tư, hay nhượng quyền đầu tư. Thông qua hoạt động tăng cường huy động vốn của Quỹ đầu tư phát triển địa phương sẽ làm giảm nhẹ một phần gánh nặng ngân sách Nhà nước của địa phương trong việc đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng , phát triển kinh tế xã hội. Trong thời gian gần đây, hoạt động của các Quỹ đầu tư phát triển đã có sự phát triển rất mạnh mẽ, từng bước khẳng định là một công cụ tài chính đắc lực của chính quyền địa phương đối với phát triển kết cầu hạ tầng đô thị.
Do đó, việc nhận được sự hỗ trợ của các nước, các tổ chức bằng nguồn viện trợ ODA cho các Quỹ đầu tư phát triển địa phương là một việc rất tốt và quan trọng đối với hoạt động của các Quỹ. Nó sẽ tạo động lực thúc đấy hoạt động của các Quỹ đầu tư phát triển địa phương tăng trưởng, phát triển mạnh mẽ hơn và qua đó, các Quỹ sẽ ngày càng hoạt động mạnh mẽ hơn, phát triển hơn.
Bên cạnh tốc độ phát triển nhanh chóng, thực tế cũng kéo theo những thách thức mới, Việt Nam sẽ phải đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng, các đô thị phải thích ứng với sự gia tăng dân số và tình trạng di dân nông thôn, đào tạo cho một triệu người lao động trẻ mới gia nhập thị trường lao động hàng năm, nâng cao năng lực sản xuất trong nước để cạnh tranh trong môi trường thương mại thế rộng lớn. Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung với vai trò là trung tâm dịch vụ, cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về vận tải và trung chuyến hàng hóa trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm y tế, văn hóa - thể thao, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ cao của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và của cả nước. - Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kết hợp với việc nâng cao chất lượng các dịch vụ công ích đô thị như giao thông, cấp thoát nước, xử lý nước thải, vệ sinh môi trường, cây xanh, công viên, điện chiếu sáng, vận tải công cộng… tạo cảnh quan không gian đô thị, cải thiện điều kiện môi trường.
+ Kiểm soát được các nguồn phát sinh chất thải nguy hại và thực hiện xử lý hợp vệ sinh (hoàn thành việc điều tra thống kê chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố;. hoàn thành việc xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải nguy hại; xây dựng khu xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tập trung). Lãi suất khá cao so với trần lãi suất huy động, hơn nữa hiện tại mức lãi suất cho vay của Quỹ đối với các dự án là tương đương so với mức lãi suất cho vay trung và dài hạn trên thị trường của các ngân hàng thương mại do ràng buộc các quy định Nhà nước về mức lãi suất cho vay.Từ đó, một mặt hiệu quả tài chính do nguồn vốn này mang lại không đảm bảo, mặt khác, lãi suất cho vay kém ưu đãi so với thị trường đã khiến cho nhà đầu tư e ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn vay của các Quỹ. Bên cạnh đó, việc xây dựng pháp lệnh về quản lý và sử dụng ODA phù hợp với thông lệ quốc tế, quy định của Việt Nam, của nhà tài trợ và trong các văn bản pháp lý có liên quan về lĩnh vực quản lý đầu tư công, quản lý đầu tư xây dựng công trình, đấu thầu… là một việc hết sức cần thiết và quan trọng.
Đánh giá việc chấp hành các quy định tài chính, chế độ báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ và nhà tài trợ: Vì hiện nay công tác báo cáo của các Ban quản lý dự án thường chậm so với yêu cầu mà nhà tài trợ đề ra từ 2 đến 3 tháng, điều này làm cho cụng tỏc theo dừi, giỏm sỏt tỡnh hỡnh, tiến độ thực hiện dự ỏn gặp nhiều khó khăn. Cần thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát công tác tài chính tại các Ban quản lý dự án để có thể phát hiện ngay các sai sót, sai phạm để có phương án xử lý kịp thời, đồng thời xây dựng cẩm nang hướng dẫn tài chính đối với từng nhà tài trợ trên cơ sở các quy định của Bộ Tài chính,nhà tài trợ và phát cho các dự án hướng dẫn họ trong quá trình thực hiện, đặc biệt là trong giai đoạn ban đầu thiết lập dự án. Mặt khác, cần xây dựng và thiết lập hệ thống quản lý thông tin, giám sát tại mỗi Ban quản lý dự án và cho toàn dự án nhằm lưu trữ lại toàn bộ thông tin của dự án từ khâu thiết kế ban đầu đến khâu thực hiện (các kế hoạch, báo cáo hàng năm;. những thay đổi, điều chỉnh trong quá trình thực hiện…), kết thúc dự án.
Thứ ba, đại diện nhà tài trợ cần phối hợp chặt chẽ hơn với các cán bộ chuyên trách của dự án và cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan để tăng cường kiểm tra thực tế tình hình thực hiện các nhiệm vụ trong khuông khổ dự án, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật và cử các đoàn chuyên gia tư vấn hỗ trợ phía Việt Nam trong quá trình thực hiện hợp phần.