Nghiên Cứu Tình Hình Trầm Cảm, Lo Âu Và Stress Ở Học Sinh Lớp 12 Tại Thành Phố Huế

MỤC LỤC

KHÁI QUÁT VỀ TRỢ GIÚP TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG

Theo tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng: “Trợ giúp tâm lý học đường là một hệ thống ứng dụng các tri thức tâm lý học vào thực tiễn nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi, tối đa giúp cho học sinh có thể tự quyết định hay giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống học đường của mình theo hướng tích cực để phát triển nhân cách toàn diện” [8]. Nhu cầu trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ thông là quá trình học sinh mong muốn nhận sự trợ giúp chuyên nghiệp, tích cực của nhà tham vấn nhằm giúp cho các em khai thác những tiềm năng của bản thân, ứng phó một cách hiệu quả trước những khó khăn tâm lý mà các em gặp phải trong cuộc sống hàng ngày, góp phần cân bằng, ổn định phát triển nhận cách toàn diện của lứa tuổi này.

ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ

    Trong những năm gần đây thế giới đã cảnh báo sự phổ biến của trầm cảm điển hình trong năm khoảng 3-5% dân số, tức khoảng 200 triệu người dân trên thế giới mắc rối loạn bệnh lý này trong năm, nếu tính cả các trường hợp trầm cảm không điển hình (trầm cảm cơ thể, trầm cảm tương đương..) tỷ lệ chung sữ là 15-25% dân số [29]. Tác giả Phạm Thị Trúc (2010) nghiên cứu về nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THPT tại Vũng Tàu cho thấy đa số học sinh huyện Xuyên Mộc đều cần được tư vấn tâm lý về những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực học tập, trong các mối quan hệ cũng như về bản thân mình, đặc biệt là lĩnh vực học tập có mức cần thiết khá cao (75,3%) [36].

    VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

      Công cụ được sử dụng trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ để đo lường đối tượng nghiên cứu có biểu hiện trầm cảm, lo âu, stress chứ không mang tính chất chẩn đoán xác định rối loạn trầm cảm, lo âu, stress và trường hợp cần chẩn đoán xác định thì phải gặp chuyên gia tâm thần để được khám theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD-10 hoặc DSM-IV. Hiện nay tất cả các trường THPT tại thành phố Huế đều đã triển khai chương trình y tế học đường với nhiệm vụ thực hiện công tác vệ sinh môi trường trường học, quản lý và chăm sóc sức khỏe trong trường học, triển khai các chương trình phòng chống bệnh tật và tai nạn thương tích trong trường học và giáo dục sức khỏe cho học sinh.

      NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

      Tỷ lệ học sinh lớp 12 tại Thành phố Huế có biểu hiện trầm cảm, lo âu, stress và các yếu tố liên quan bằng thang đo DASS-21

      - Điều tra thử trên 30 học sinh được chọn ngẫu nhiên tại trường THPT Hai Bà Trưng để xem xét và điều chỉnh những câu hỏi mà học sinh cảm thấy khó hiểu và tính toán thời gian hoàn thành bộ câu hỏi. - Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu và stress ở học sinh lớp 12 tại thành phố Huế, gồm các yếu tố: đặc điểm chung của học sinh, yếu tố gia đình, yếu tố học tập của bản thân, yếu tố trường học và yếu tố bạn bè.

      Hành vi và nhu cầu tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý ở học sinh lớp 12 - Phương pháp giải quyết khi gặp phải vấn đề về tâm lý

      - Mức độ biểu hiện trầm cảm, lo âu và stress ở học sinh như thế nào. Hành vi và nhu cầu tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý ở học sinh lớp 12.

      CÁC BIẾN Sễ́ THU THẬP VÀ CÁCH LƯỢNG HểA

        + Áp lực học tập: Chúng tôi sử dụng thang đo đánh giá mức độ áp lực học tập cho thanh thiếu niên của Jiandong Sun và cộng sự (2010) (ESSA) đánh giá cảm xúc và thái độ của học sinh về việc học tập và thành tích học tập. Thái Thanh Trúc (2011) đã dịch, chuẩn hóa và đánh giá độ tin cậy trên đối tượng học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh và vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Long An. Chúng tôi sử dụng thang đo trầm cảm, lo âu và stress của Livibond S.H và Livibond P.F gồm 21 câu hỏi (DASS-21) đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu và stress của học sinh trong 1 tuần trước khi điều tra.

        PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

        + Nội dung mong muốn được trợ giúp: gồm 6 giá trị: (câu hỏi nhiều lựa chọn).

        ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU

        Người tham gia nghiờn cứu sẽ được giải thớch rừ mục đớch của nghiờn cứu, tính bảo mật thông tin trong nghiên cứu, quyền tự do tham gia vào nghiên cứu và quyền từ chối tham gia nghiên cứu. Tất cả các thông tin của người tham gia nghiên cứu được xử lý và công bố dưới hình thức số liệu, không nêu danh cá nhân.

        ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

        TỶ LỆ HỌC SINH Cể BIỂU HIỆN TRẦM CẢM, LO ÂU, STRESS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

        Tỷ lệ học sinh có biểu hiện trầm cảm, lo âu, stress

        Tỷ lệ học sinh biểu hiện trầm cảm, lo âu, stress theo hoàn cảnh sống. Tỷ lệ học sinh biểu hiện trầm cảm, lo âu, stress theo nơi ở của gia đình.

        Bảng 3.6. Tỷ lệ học sinh biểu hiện trầm cảm, lo âu, stress theo trường
        Bảng 3.6. Tỷ lệ học sinh biểu hiện trầm cảm, lo âu, stress theo trường

        Các yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu và stress

        Nhận xét: Tỷ lệ học sinh có biểu hiện trầm cảm ở nhóm bố mẹ/người thân có khiển trách hay trừng phạt khi không mắc lỗi cao gấp 1,67 lần nhóm bố mẹ/người thân không khiển trách hay trừng phạt khi không mắc lỗi. Tỷ lệ học sinh có biểu hiện lo âu ở nhóm bố mẹ/người thân có khiển trách hay trừng phạt khi không mắc lỗi cao hơn 1,62 lần nhóm bố mẹ/người thân không khiển trách hay trừng phạt khi không mắc lỗi. Tỷ lệ học sinh có biểu hiện stress ở nhóm thỉnh thoảng và thường xuyên bị bạn bè trêu chọc, đe doạ, sĩ nhục cao gấp 2,98 và 3,33 lần nhóm không bao giờ bị bạn bè trêu chọc, đe doạ, sĩ nhục.

        Bảng 3.12. Các yếu tố liên quan đến stress ở học sinh*
        Bảng 3.12. Các yếu tố liên quan đến stress ở học sinh*

        HÀNH VI VÀ NHU CẦU TÌM KIẾM SỰ TRỢ GIÚP TÂM LÝ Ở HỌC SINH LỚP 12 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ

        Nhận xét: Học sinh có biểu hiện trầm cảm, lo âu và stress chọn cách tự mình suy nghĩ đưa ra quyết định giải quyết vấn đề tâm lý nhiều nhất (57,9%) và ít nhất là sử dụng dịch vụ tư vấn qua đường dây nóng, internet. Hành vi tìm đến chuyên gia tâm lý khi khi gặp vấn đề tâm lý Tìm đến chuyên gia tâm lý Số lượng (n) Tỷ lệ (%). Mức độ vấn đề được giải quyết từ sự trợ giúp của chuyên gia Mức độ vấn đề được giải quyết Số lượng (n) Tỷ lệ (%).

        BÀN LUẬN

        • ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
          • TÌNH HÌNH TRẦM CẢM, LO ÂU, STRESS Ở HỌC SINH LỚP 12 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
            • HÀNH VI VÀ NHU CẦU TÌM KIẾM SỰ TRỢ GIÚP TÂM LÝ Ở HỌC SINH LỚP 12 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ

              Sự khác biệt về tỷ lệ biểu hiện trầm cảm, lo âu, stress trong nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu trên có thể là do việc sử dụng thang đo đánh giá biểu hiện trầm cảm, lo âu và stress khác nhau giữa các nghiên cứu; đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là học sinh lớp 12 trong khi các nghiên cứu trên là học sinh THPT nói chung; mỗi nghiên cứu được tiến hành tại các thời điểm khác nhau nên sự biểu hiện cũng khác nhau, nghiên cứu của chúng tôi tiến hành vào thời điểm chuẩn bị thi học kỳ 1 nên giai đoạn này các em có thể gặp phải nhiều vấn đề về tâm lý. Điều này có thể là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là học sinh lớp 12, đang gặp nhiều áp lực trong học tập để chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ 1 cũng như kỳ thi đại học với những đổi mới trong hình thức thi cũng như phương thức xét tuyển đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; sự lo lắng về kết quả học tập, lựa chọn khối thi, lựa chọn trường đại học các em sẽ học và cả về tương lai của mình.., điều đó có thể dẫn đến các vấn đề về sức khoẻ tâm thần ở học sinh. Liên quan giữa yếu tố học tập và trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh Việc học tập là một trong những hoạt động chính của học sinh, đặc biệt học sinh lớp 12 đang đứng trước ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời, đây là năm học đầy khó khăn khi các em phải chịu nhiều áp lực thi cử của kỳ thi cuối cấp và kỳ thi THPT quốc gia cũng như lo lắng về những thay đổi trong quy định tuyển sinh đại học, việc đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp tương lai của mình.

              Nghiên cứu của Bùi Thị Thoa tại huyện Đan Phượng-Hà Nội cũng cho thấy rằng trong các phương thức giải quyết khó khăn tâm lý có 61,6% học sinh lựa chọn phương án “tự mình suy nghĩ, đưa ra quyết định giải quyết vấn đề” khi gặp khó khăn chiếm tỷ lệ cao nhất, thứ hai là “chia sẻ với người khác (anh,chị lớn tuổi hơn, bạn bè….)” khi gặp khó khăn với 60,2% tổng số học sinh lựa chọn, thứ ba là “chia sẻ với người thân trong gia đình” khi gặp khó khăn với tỷ lệ 56,0% và thấp nhất là “tìm mọi cách để quên đi vấn đề (uống rượu, hút thuốc, đua xe, chơi game…)” chiếm 6,0% [32]. Tiếp đến là học sinh lựa chọn được tư vấn tâm lý về vấn đề hướng nghiệp (58,2%), điều này có thể lý giải là do hiện nay các em đang đứng trước ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời, đối mặt với những quyết định khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai của bản thân, chịu áp lực bởi những định hướng nghề nghiệp mà bố mẹ đặt ra, do đó học sinh rất mong muốn được tư vấn để lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân, giữa việc nên chọn thi đại học hay học nghề và việc thuyết phục bố mẹ tin tưởng vào sự lựa chọn của mình [27].