MỤC LỤC
Bằng cách xác định mức độ ảnh hưởng của các biến này đến tỷ giá, ngân hàng có thể đo lường rủi ro và dự đoán biến động tỷ giá trong tương lai. Mô hình định giá tài sản tài chính, nhƣ mô hình CAPM (Capital Asset Pricing Model) hoặc mô hình APT (Arbitrage Pricing Theory), có thể được sử dụng để đo lường rủi ro tỷ giá. Bằng cách xác định các yếu tố rủi ro và phân tích tương quan giữa tỷ giá và các tài sản tài chính khác, ngân hàng có thể đo lường rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại tệ.
Mô hình này dùng để đo lường rủi ro tỷ giá bằng cách xác định mức độ mất mát tối đa mà một ngân hàng có thể chịu đựng trong một khoảng thời gian xác định với một. Mô hình Monte Carlo đƣợc sử dụng để mô phỏng các kịch bản khác nhau của tỷ giá và đo lường rủi ro dựa trên việc mô phỏng hàng loạt kết quả ngẫu nhiên. Value at Risk là mức giá trị tối đa mà ngân hàng có thể mất trong một khoảng thời gian nhất định với một mức tin cậy xác định (ví dụ: 95% tin cậy).
Sử dụng mô hình VaR, ngân hàng có thể đo lường rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại tệ bằng cách xác định mức độ tiềm ẩn của rủi ro và đƣa ra các quyết định quản lý rủi ro phù hợp nhƣ đặt ra giới hạn rủi ro, tái cân bằng danh mục đầu tƣ, và sử dụng công cụ phái sinh để bảo vệ khỏi biến động tỷ giá bất lợi.
Quá trình này giúp xây dựng hình ảnh tốt đẹp cho ngân hàng, đáp ứng yêu cầu của các quy định trong nước.
- Đào tạo và cập nhật kiến thức cho nhân viên: Đảm bảo rằng nhân viên giao dịch ngoại hối được đào tạo cơ bản và cập nhật thường xuyên về biến động thị trường và cách quản lý rủi ro. - Giám sát và kiểm tra: Thường xuyên giám sát và kiểm tra các giao dịch ngoại hối để phát hiện sớm các vấn đề và nguy cơ rủi ro. - Nắm bắt thông tin: Luôn cập nhật và nắm bắt thông tin từ thị trường và cơ quan quản lý để có chiến lược phù hợp với tình hình thị trường.
- Thị trường vốn được quản lý chặt chẽ hơn, những vẫn tạo ra các điều kiện thuận lợi hơn cho việc tiếp cận nguồn vốn (nhất là nguồn vốn ngoại tệ) từ các NHTM của các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu là rất dễ dàng hơn. Hoạt động thu hút dòng vốn đầu tƣ từ nước ngoài vào Việt Nam ngày càng được mở rộng, qua đó giúp cho các ngân hàng luôn luôn đƣợc thu hút lƣợng lớn ngoại tệ từ các doanh nghiệp FDI. - Các NHTM đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ và luôn kinh doanh có lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối bất chấp sức ép tỷ giá cũng nhƣ việc Fed tăng lãi suất.
- Các NHTM đã dần thu hút đƣợc lƣợng lớn khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các NHTM luôn nhận được sự tin tưởng của khách hàng. Những mặt hạn chế trong kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại.
Các hình thức kinh doanh ngoại tệ tuy đã đƣợc đa dạng nhƣng vẫn ở mức hạn chế. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM Việt Nam chỉ giới hạn ở những nghiệp vụ truyền thống nhƣ nghiệp vụ mua bán giao ngay (SPOT) và nghiệp vụ kỳ hạn (FORWARD). Một số nghiệp vụ phức tạp nhƣ hoán đổi (Swap), quyền chọn (option) đã đƣợc sử dụng nhƣng còn chiếm tỷ lệ thấp và không đáng kể trong các NHTM.
Các nghiệp vụ phái sinh của các NHTM chƣa linh hoạt, nhất là các sản phẩm bán chéo ngoại tệ của các NHTM còn khá yếu. Quy mô giao dịch các sản phẩm ngoại tệ của hệ thống các NHTM còn khá nhỏ. Tiềm lực vốn của các NHTM còn chƣa lớn để cạnh trạnh với các ngân hàng ngoại.
Năng lực quản trị rủi ro của các NHTM còn khá thấp, chƣa đáp ứng nhu cầu ngày cạnh mở rộng.
Hợp đồng kỳ hạn thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ: là một thỏa thuận giữa một doanh nghiệp và một ngân hàng hay giữa hai ngân hàng với nhau để trao đổi một số lƣợng tiền nhất định với một tỷ giá xác định gọi là tỷ giá kỳ hạn vào một ngày nào đó trong tương lai. Khi doanh nghiệp (hay ngân hàng thứ 2) có nhu cầu chi trả hoặc các khoản phải thu trong tương lai, có thể thiết lập hợp đồng kỳ hạn để cố định tỷ giá mà tại mức tỷ giá này có thể mua hoặc bán một ngoại tệ nào đó. Ƣu điểm: Trong hợp đồng kỳ hạn, giá của tài sản cơ sở đƣợc xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng, vì vậy vào ngày đáo hạn hợp đồng, cho dù giá cả trên thị trường là bao nhiêu thì hàng hóa cơ sở vẫn đƣợc giao dịch với mức giá xác định ban đầu.
Hợp đồng giao sau (future) cũng là một loại công cụ quản trị rủi ro do bất ổn về giá cả hàng hóa, lãi suất và ngoại tệ, là hợp đồng giữa hai bên - người mua và người bán – để mua hoặc bán tài sản vào một ngày tương lai với giá đã thỏa thuận ngày hôm nay. Hợp đồng giao sau thị trường tiền tệ: là một thỏa thuận mua bán một số lƣợng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi Sở giao dịch. Quyền chọn (options) là một hợp đồng giữa hai bên - người mua và người bán, trong đó cho người mua quyền, nhưng không phải nghĩa vụ để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào một ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay.
Nói chung, quyền chọn (options) là một hoạt động giao dịch mà cho phép người mua nó có quyền mua (call option) hay quyền bán (put option) ở một mức giá và thời hạn được xác định trước, nhưng không bắt buộc thực hiện quyền này. Với khách hàng lợi ích thể hiện ở chỗ khách hàng thỏa mãn đƣợc nhu cầu ngoại tệ hoặc nội tệ của mình ở thời điểm hiện tại, tức là vào ngày hiệu lực, đồng thời cũng thỏa mãn nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ vào này đáo. Nhược điểm: Hạn chế của thị trường này là khi muốn giao dịch, một bên đối tác phải tìm đƣợc đối tác bên kia đang sẵn sàng làm đối tác giao dịch với mình (phải có sự trùng hợp về nhu cầu đối với thời gian đáo hạn, cấu trúc các dòng tiền và khối lƣợng vốn).
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh. Việc đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong kinh doanh cũng góp phần làm giảm thiểu rủi ro tỷ giá. Nhìn chung, rủi ro tỷ giá của một danh mục ngoại tệ (bao gồm một số loại ngoại tệ) là nhỏ hơn tổng các rủi ro của từng loại ngoại tệ riêng lẻ.
Bởi vì sự thay đổi tỷ giá giữa các đồng tiền này với nhau có mối tương quan nghịch, do đó lợi nhuận thu được từ việc duy trì trạng thái ngoại hối mở đối với đồng tiền này có thể bù đắp cho sự thua lỗ do việc duy trì trạng thái ngoại hối mở đối với đồng tiền khác. Do đó ngân hàng có thể thu đƣợc lợi nhuận, giảm đƣợc rủi ro tỷ giá từ việc đa dạng hóa danh mục ngoại tệ bằng cách duy trì các trạng thái trường ròng và trường đoản đối với các loại ngoại tệ khác nhau. Ví dụ: có thể duy trì trạng thái trường ròng đối với USD và đoán ròng đối với JPY… Ƣu điểm của chiến lƣợc đa dạng hóa trạng thái ngoại hối này dựa trên sự biến động ngược chiều nhau của chính các tỷ giá, hay là dựa trên các hệ số tương quan nghịch giữa các tỷ giá của các ngoại tệ.
Qua việc áp dụng một cách toàn diện các giải pháp trên, ngân hàng thương mại tại Việt Nam có thể nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ và đảm bảo sự ổn định và bền vững cho hoạt động kinh doanh của mình.