MỤC LỤC
- Phân tích thực trạng tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý đô thị trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quảquản lý đô thị trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý đô thị ở Việt Nam.
- Những kết quả đạt được cũng như những hạn chế yếu kém và nguyên nhân về tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý đô thị tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đô thị trước sự tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Thuật ngữ này cũng thường ỏm chỉ sự biến đổi khí hậu do ảnh hưởng của con người; chẳng hạn, Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu định nghĩa nó là "sự thay đổi khí hậu do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của hoạt động con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu, cùng với các biến thiên tự nhiên của khí hậu qua các chu kỳ thời gian dài." Theo định nghĩa này, biến đổi khí hậu bao gồm cả hiện tượng ấm lên toàn cầu [15]. Nguy cơ này càng trở nên đáng lo ngại khi các quy hoạch quốc gia, vùng và đô thị chưa được cập nhật với các phương án rủi ro phù hợp với diễn biến mới của BĐKH và nước biển dâng (NBD); hệ thống hạ tầng kỹ thuật của đa số đô thị Việt Nam còn cũ kỹ, yếu kém và thiếu tính đồng bộ. Các hệ thống nhà ở, công trình công cộng, trường học, bệnh viện, nhà hát, cơ quan công sở, nhà máy công nghiệp, hệ thống đê điều, cửa xả, v.v., đang được xây dựng hoặc thiết kế theo các tiêu chuẩn và chỉ tiêu lịch sử đã lỗi thời và chưa kịp thời cập nhật để phản ánh tình hình BĐKH đang ngày càng trở nên trầm trọng [12]. - Tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển đô thị:. Theo kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu lại là những nơi có tốc độ đô thị hóa cao trong thời gian gần đây và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. diện tích ngập lụt), thành phố Hồ Chí Minh (20% diện tích ngập lụt), tỉnh Kiên.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nhận định: "Tài nguyên chưa được quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả và bền vững… Ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng… Đa dạng sinh học suy giảm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái trên diện rộng… Việc ứng phó với BĐKH còn bị động, lúng túng". Vai trò này được biểu hiện qua việc tham gia đóng góp vào việc xây dựng chủ trương, đường lối lãnh đạo cấp ủy liên quan đến biến đổi khí hậu; tham gia phản biện và giám sát các chương trình, đề án về biến đổi khí hậu; tuyên truyền và phổ biến các chương trình, đề án đến mọi tầng lớp nhân dân; và huy động sự tham gia của đoàn viên, hội viên trong việc thực hiện các chương trình, đề án phản ứng với BĐKH [7].
Hai là, điều kiện phát triển kinh tế của các địa phương: Địa phương nào có thì có tiềm lực kinh tế vững thì sẽ có đầy đủ kinh phí để đối phó với hậu quả mà biến đổi khí hậu để lại, địa phương nào sự phát triển kinh tế kém thì sẽ gặp một số khó khăn khi không đủ tiềm lực để khắc phục những hậu quả mà biến đổi khí hậu mang lại. Trên cơ sở chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các địa phương cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực của cán bộ, công chức trong thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; các chương trình, đề án, kế hoạch của các tỉnh, thành phố về phòng chống.
Các dự án lớn như sân vận động trung tâm, quốc lộ 1A, hành lang phía Đông và Tây sông Đáy, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, hiện đại hóa vỉa hè, chiếu sáng và cây xanh ở các khu đô thị cũ, dự án Kè Hồ Chùa Bầu, cải tạo hệ thống cáp quang và lưới điện đang được triển khai, góp phần làm đô thị ngày càng đẹp và hiện đại hơn, với những thay đổi tích cực trong trật tự đô thị. Tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực, tăng cường đầu tư vào công nghệ mới, duy trì và phát triển các sản phẩm chất lượng cao, cạnh tranh; nâng cao thông tin kinh tế, thúc đẩy thương mại và nghiên cứu thị trường; tối ưu hóa nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh; thực hành tiết kiệm, tận dụng vốn đầu tư để tăng sản xuất, áp dụng cơ chế ưu đãi, khuyến khích các chuyên gia và lao động có tay nghề cao.
Chương trình số 28 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cụ thể hóa qua Quyết định số 2382 của UBND tỉnh, đã biểu hiện quyết tâm mạnh mẽ của tỉnh trong việc phát triển kinh tế xanh, chuyển đổi môi trường xanh, giảm thiểu ô nhiễm, và nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong toàn hệ thống chính trị, các tổ chức,. Các sự kiện và phong trào như Ngày Quốc tế Đa dạng Sinh học, Ngày Môi trường Thế giới, Giờ trái đất, cùng các hoạt động chống rác thải nhựa và trồng cây xanh cho môi trường, cho biển đảo quê hương, đều nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ các tổ chức, đoàn thể và người dân.
Ngoài ra, việc sử dụng năng lượng tái tạo trong hệ thống giao thông cũng là một biện pháp quan trọng trong việc ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, công tác khuyến khích, tuyên truyền sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời hoặc điện gió trong các dự án hạ tầng giao thông như đèn đường, đèn tín hiệu và hệ thống giao thông công cộng cũng là một trong những biện pháp quan trọng trong việc ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Cuối cùng việc gia tăng sự quản lý và giám sát môi trường giao thông như thực hiện công tác giám sát và điều tiết ở những tuyến đường chính như Biên Hòa, Lê Công Thanh,..để đảm bảo tránh sự ùn tắc, gây ra sự ảnh hưởng về chất lượng không khí, bên cạnh đó là những đánh giá và giảm thiểu tác động tiêu cực của các dự án hạ tầng giao thông nhằm ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Đổi mới mạnh mẽ các khâu công tác cán bộ, đảng viên tại thành phố Phủ Lý: Việc đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm và thực hiện chính sách cán bộ cần được đổi mới và phải đảm bảo chọn và sử dụng đúng cán bộ, đặc biệt là người đứng đầu MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội để thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu. Công tác tuyên truyền những thông tin về tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam trên những cổng thông tin điện tử như : Sở Tài nguyên môi trường, Sở Nội Vụ,..nhằm mục đích phát huy được sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn thể người dân trên địa bàn thành phố Phủ Lý đối với công tác thích ứng với biến đổi khí hậu tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Người đứng đầu thành phố Phủ Lý cần tổ chức và hỗ trợ việc triển khai các biện pháp cụ thể như xây dựng hệ thống thoát nước, phát triển năng lượng tái tạo, quản lý rừng và môi trường, và cải thiện hạ nghiệp và cộng đồng để phát triển một cách bền vững, bằng cách thúc đẩy sửdụng công nghệ xanh, hỗ trợ các dự án và sáng kiến về môi trường và năng lượng tái tạo, và tạo ra các chính sách khuyến khích đầu tư vào phát triển bền vững. Người đứng đầu thành phố Phủ Lý cần đảm bảo rằng các chiến lược và kế hoạch đối phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố được xây dựng trên cơ sở của một tầm nhìn dài hạn và bền vững, có tính chiến lược nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố Phủ Lý trong thời kỳ biến đổi khí hậu ngày càng trở nên phức tạp.Vai trò này yêu cầu người đứng đầu có kiến thức sâu rộng về biến đổi khí hậu, khả năng lãnh đạo và quản lý hiệu quả, cùng với khả năng tương tác và hợp tác với các ban ngành, đoàn thể để từ đó có những giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu một cách kịp thời, hiệu quả nhất.