MỤC LỤC
Điều này không chỉ góp phần phát triển văn hóa và giáo dục trong địa phương, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng và phát triển bền vững của tỉnh Bạc Liêu. - Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về quản lý hoạt động Thư viện tỉnh Bạc Liêu từ năm 2018 đến nay(trong khoảng thời gian này, Thư viện tỉnh có nhiều sự thay đổi về cơ cấu tổ chức và trong công tác quản lý thư viện có nhiều vấn đề được đặt ra).
- Phạm vi không gian: tại Thư viện tỉnh Bạc Liêu, Khu Trung Tâm Hành Chính tỉnh, phường 1 TP.
Chính vì vậy luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị cho các cán bộ, công nhân viên chức Thư viện tỉnh trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Thư viện. Đồng thời luận văn cũng là tài liệu bổ ích cho các cán bộ quản lý thư viện tại các tỉnh thành phố khác.
Năm 2017, thực hiện Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh Bạc Liêu đã giao Sở Văn hóa và Thể thao Bạc Liêu chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành địa phương liên quan nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai thực hiện những nội dung, nhiệm vụ của Đề án thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của UBND tỉnh đảm bảo theo quy định. Thực hiện văn bản chi đạo số 2024/BVHTTDL-TV ngày 15/5/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hiện đại hóa, nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống thư viện công cộng, UBND tỉnh Bạc Liêu đã giao Sở Văn hóa và Thể thao Bạc Liêu rà soát, tham mưu, đề xuất sửa đổi cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện cho hệ thống thư viện tiến hành hiện đại hóa thư viện. Thư viện tỉnh Bạc Liêu đã tranh thủ sự quan tâm của lãnh đạo, tham mưu, định hướng và đầu tư ứng dụng CNTT vào các hoạt động chuyên môn của thư viện như: Quản lý, tổ chức các CSDL, tạo ra các sản phẩm thông tin, tuyên truyền; quản lý quá trình phục vụ người đọc; thu thập thông tin, số liệu, thống kê báo cáo sát thực giúp công tác đánh giá hiệu quả hoạt động thư viện ngày càng hoàn thiện hơn.
Thư viện được trang bị trang thông tin điện tử của cơ quan Thư viện tỉnh bạc Liêu, tuân thủ Luật công nghệ thông tin đáp ứng các yêu cầu: Đảm bảo cho tổ chức, cá nhân truy cập thuận tiện; Cập nhật thường xuyên và kịp thời thông tin trên trang thông tin điện tử về hoạt động thư viện; Hỗ trợ tổ chức, cá nhân truy cập và sử dụng các biểu mẫu trên trang thông tin điện tử (biểu mẫu đăng ký cấp thẻ thư viện); Dịch vụ tư vấn thông tin; Tra cứu và tìm tin trực tuyến (OPAC); Đảm bảo tính chính xác và sự thống nhất về nội dung của thông tin trên trang thông tin điện tử; Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;Hiển thị thông tin nhanh chóng; Nội dung thông tin không gây phương hại đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước CHXNCN Việt Nam;.
Việc thường xuyên giám sát, kiểm tra hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ giúp Ban Giám đốc đánh giá chính xác, khách quan hiệu quả hoạt động, cũng như khả năng, năng lực chuyên môn của từng cá nhân và tập thể phòng ban, khả năng quản lý, xử lý công việc, sự cố gắng thực hiện các chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch đạt hiệu quả như thế nào. Qua trao đổi với bạn Nguyễn Thanh Hữu sinh viên trường đại học Bạc Liêu thì bạn cho ý kiến rằng: “Mình rất ấn tượng về chất lượng phục vụ ở thư viện tỉnh Bạc liêu, không gian thoáng mát, nhân viện phục vụ tận tình, chu đáo, với nguồn tài nguyên sách phong phú phù hợp với nhu cầu của sinh viên, đặt biệt là Không gian triển lãm tại đơn vị, những chuyến xe mang ánh sáng tri thức đến vùng sâu vùng xa phục vụ cho các em học sinh, mang lại cho các em nhiều kiến thức bổ ích , kỹ năng tư duy, sáng tạo trong cuộc sống”. Các mô hình, dịch vụ phục vụ bạn đọc được đổi mới và đạt hiệu quả cao,thu hút đông đảo bạn đọc và mọi tầng lớp nhân dân tham gia như: Tổ chức các kho mở; Cập nhật tài liệu mới trên trang thông tin điện tử, tra cứu chuyên đề; tổ chức phục vụ lưu động vùng sâu vùng xa; tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi; các cuộc thi như vẽ tranh theo sách, Đại sứ văn hóa đọc.
Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, Thư viện tỉnh đã hướng dẫn các Thư viện huyện, thị thực hiện có hiệu quả hơn về nghiệp vụ thư viện, ứng dụng CNTT vào công tác thư viện, như tạo các CSDL phục vụ tra tìm thông tin; công tác tổ chức kho… mang lại hiệu quả từng bước cải thiện hoạt động thư viện theo xu hướng hiện đại.
Được xây dựng dựa trên Chiến lược phát triển Thư viện tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn 2021-2025 và định hướng tới năm 2030, thư viện này đã đặt ra mục tiêu cụ thể và những bước đi mới để đáp ứng nhu cầu thông tin, tri thức và văn hóa đọc của cộng đồng trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ. Thứ hai, Thư viện tỉnh Bạc Liêu đặt mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện, phát triển thư viện điện tử và thư viện số, từ đó hình thành mạng lưới thư viện hiện đại và bảo đảm cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thư viện. Thực trạng công tác quản lý hoạt động Thư viện tỉnh Bạc Liêu trong những năm qua có nhiều đổi mới, không ngừng tăng cường các biện pháp quản lý, sắp xếp cơ cấu tổ chức, từng bước hoàn thiện văn bản hướng dẫn, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả việc khai thác nguồn sách, tài liệu bổ sung, tổ chức phục vụ bạn đọc, tăng cường các phương tiện, điều kiện hoạt động, đa dạng hóa các hình thức tiếp nhận thông tin với phương thức đa phương tiện.
Tuy nhiên, thực trạng quản lý hoạt động của Thư viện tỉnh Bạc Liêu còn có những hạn chế, đó là: số cán bộ, viên chức biên chế còn thiếu;kinh phí đầu tư cho hoạt động sự nghiệp thư viện thấp; trang thiết bị chưa đồng bộ và lạc hậu, không đáp ứng kịp sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, dẫn đến việc triển khai các nhiệm vụ ứng dụng CNTT gặp nhiều khó khăn;.
Tuy nhiên, để thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của Thư viện tỉnh Bạc Liêu trong thời kỳ mới, đội ngũ cán bộ quản lý cần chủ động cập nhật, bổ sung kiến thức mới và tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên ngành quản lý, đặc biệt là các kiến thức về lập kế hoạch, chỉ đạo, điều hành và kiểm tra cũng như việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý. Trong giai đoạn hiện nay, khi cách thức tiếp cận thông tin có những thay đổi, người dùng tin có xu hướng ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng các dịch vụ thông tin hiện đại, thì việc đa dạng hóa nguồn tài liệu, tạo lập các bộ sưu tập số, những sản phẩm, dịch vụ thông tin mới là công việc cần phải được tiến hành nghiêm túc, thường xuyên và có kế hoạch, để đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của thư viện. Thư viện không chỉ có nhiệm vụ thoả mãn nhu cầu tin của người đọc mà còn phải đảm nhận trách nhiệm trong việc giúp người đọc có được những kỹ năng thông tin thông qua các biện pháp như tổ chức các lớp hướng dẫn sử dụng thư viện, cung cấp chỉ dẫn ở đầu sách và bên cạnh các máy tính tra cứu, phát tài liệu hướng dẫn, thiết kế giao diện màn hình dễ sử dụng có phần trợ giúp tra cứu và tìm kiếm thông tin.
Những giải pháp trọng tâm đặt ra đối với quản lý hoạt động của Thư viện tỉnh Bạc Liêu đó là: cần có những giải pháp tốt về cơ chế chính sách nhằm bổ sung và làm giàu vốn sách, tư liệu cho thư viện; bổ sung biên chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thư viện; tăng cường đầu tư mua sắm và trạng bị phương tiện hoạt động phục vụ bạn đọc theo hướng đa phương tiện trong thời đại công nghiệp lần thứ tư (4.0); đa dạng hóa các hoạt động thư viện; quản lý và phát huy thiết chế thư viện trong hệ thống thiết chế văn hóa đạt hiệu quả vừa đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí của bạn đọc, vừa góp phần nâng cau dân trí, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.