MỤC LỤC
Khóa luận được thực hiện nhằm tìm hiểu chi tiết về quy trình cung ứng hàng hoá bán buôn của công ty cổ phần SOVINA, từ đó đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng hàng hóa bán buôn tại công ty cổ phần SOVINA nói riêng và cho các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung. - Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện và nâng cao quy trình bán buôn tại công ty cổ phần SOVINA nói chung và các doanh nghiệp tại Việt Nam.
+ Phương pháp so sánh, phân tích: So sánh kết quả kinh doanh của công ty qua từng năm, đánh giá hiệu quả của quy trình cung ứng hàng hoá bán buôn và phân tích các tác nhân ảnh hưởng đến hoạt động này. + Phương pháp tổng hợp thống kê: Tiến hành tập trung, chỉnh lý các tài liệu đã thu thập được, từ đó rút ra những thông tin hữu ích và đưa ra những kết luận có tính chất chung quy và có thể tổng quát hóa.
Về nguyên tắc 80/20 có thể hiểu là trong tất cả những khách hàng mà doanh nghiệp đang cung cấp hàng hóa sẽ có 20% khách hàng đem lại cho doanh nghiệp 80% lợi nhuận và điều mà doanh nghiệp cần làm là tìm ra họ là những ai thông qua việc quan sát, đánh giá tần suất mua hàng đề có những chính sách ưu tiên, duy trì mối quan hệ và giữ chân những khách. Bởi khi tập trung vào việc chuẩn bị nhiều lô hàng một lúc sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải có đủ nhân công, nếu không sẽ có thể không hoàn thành được lô hàng theo đúng tiến độ về thời gian hoặc có thể xảy ra tình trạng vì cố gắng hoàn thành lô hàng theo đúng tiến độ mà không tập trung đến chất lượng lô hàng.
Xuất phát từ quan điểm tác nghiệp, đơn đặt hàng hoàn hảo phải đáp ứng tất cả những tiêu chuẩn sau: (1) cung ứng tổng hợp tất cả các mặt hàng theo yêu cầu; (2) cung ứng theo thời gian yêu cầu của khách; (3) tổng hợp và làm chính xác tài liệu hỗ trợ đơn đặt hàng; (4) điều kiện hoàn hảo, nghĩa là, lắp đặt không sai, tạo dáng chính xác, sẵn sàng cho khách hàng mà không nguy hiểm. Trên cơ sở đo lường và đánh giá thông qua các chỉ tiêu, có thể phát hiện ra những sai sót của các hoạt động logistics trong quá trình cung ứng hàng hóa bán buôn để có những giải pháp điều chỉnh kịp thời như thay thế đơn vị vận chuyển, nâng cao năng lực chuyên môn của nhân viên, kiểm soát chặt chẽ hơn chất lượng hàng hóa khi nhập vào và xuất đi,.
Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông vận tải (đường, phương tiện bến bãi..), hệ thống thông tin, hệ thống bến cảng, nhà kho..Một quốc gia có hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ, có tính kết nối cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp được diễn ra một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, đảm bảo đáp ứng hiệu quả cho quá trình cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào, khách hàng luôn chiếm một vị trí đặc biệt, là trung tâm của mọi hoạt động mà doanh nghiệp hướng tới vì nó là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, là cộng đồng người tạo ra lợi nhuận và đem lại giá trị kinh doanh cho doanh nghiệp. Nói cách khác, để có thể cạnh tranh với các đối thủ và đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp cần mang lại cho khách hàng sự thỏa mãn cao hơn hoặc ít nhất là ngang bằng đối thủ, đồng thời cũng phải đảm bảo sự cải tiến, phát triển này của doanh nghiệp nằm trong phạm vi chi phí phù hợp để đem lại mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hơn nữa, cũng cần phải khám phá và tiên đoán các nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng trong tương lai, từ đó đón đầu xu hướng tiêu dùng, tạo ra một bước nhảy vọt trong môi trường cạnh tranh khốc liệt từ cả các đối thủ nội địa và quốc tế trên thị trường kinh tế đang phát triển này. Tuy nhiên, qua hai năm 2021-2023, nhờ việc tập trung thực hiện mục tiêu kép "vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế", nền kinh tế Việt Nam đã có bước phục hồi mạnh mẽ, đạt kết quả tích cực và tương đối toàn diện, về cơ bản đã vượt qua những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 và đang lấy lại đà tăng trưởng vốn có. Đối với lĩnh vực quản lý nhân sự, công ty SOVINA sử dụng phần mềm E-SOVINA để quản lý toàn bộ quá trình nhập hàng, xuất hàng và thậm chí cả việc phân công nhiệm vụ cho các phòng ban cũng được thực hiện qua phần mềm trên, giúp kiểm soát hoạt động của công ty một cách dễ dàng hơn.
Theo bộ phận kinh doanh của công ty báo cáo vào quý 1 năm 2024, DVKH được xem xét và tổng kết quá các nội dung sau: tỷ lệ giao thiếu (99% khách hàng đánh giá rằng họ luôn nhận được đủ hàng trong mỗi lần phát sinh đơn hàng với công ty), tỷ lệ hàng hết do công ty chưa nhập được (95% khách hàng được khảo sát trả lời rằng họ không bị rơi vào tình trạng không đặt được hàng do công ty không có sẵn), thời gian vận chuyển (95%. khách hàng hài lòng với thời gian gian giao hàng của công ty, 5% còn lại nguyên nhân đến từ các yếu tố khách quan khác), chất lượng hàng nhận (98% khách hàng hài lòng với chất lượng hàng nhận). Kết quả cho thấy tại công ty tỷ lệ của lô hàng về số lượng và cơ cấu: các loại chất tẩy rửa chiếm cơ cấu cao đồng nghĩa với việc trong lô hàng nhập về luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn; tỷ lệ thiếu hàng tại kho: về nguyên nhân chủ quan (thiếu hàng do lỗi của công ty không kiểm soát đúng) thì ngay cả trong những khoảng thời gian cao điểm, tỷ lệ thiếu hàng cũng chiếm rất nhỏ, hàng thiếu thông thường chỉ chiếm 1-3% trên tổng số hàng cần gửi cho khách và chủ yếu đều đang trên đường vận chuyển từ nhà sản xuất về công ty — điều này cho thấy rằng bộ phận kiểm soát của công ty đang làm khá tốt nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên đôi khi tình trạng thiếu hàng xảy ra còn do một số yếu tố khách quan khác như nhà sản xuất giao chậm, thời tiết, hải quan,..Về phía lỗi do giao hàng thì hiện nay công ty đang kiểm soát khá tốt, quá trình chuẩn bị hàng trước khi vận chuyển cũng được kiểm soát nghiêm ngặt đề đảm bảo chất lượng cho hàng hóa chuyển đi nên hầu như không có hàng lỗi bị bỏ qua do hoạt động kiểm soát chất lượng trước khi gửi của bộ phận kho, đôi khi nguyên nhân khách hàng không hài lòng về chất lượng hàng khi nhận là thùng hàng bị móp, méo, đây là nguyên nhân khách quan đến từ khâu vận chuyển.
Điều này giúp doanh nghiệp tập trung vào hoạt động kinh doanh nhằm tăng giá trị lợi nhuận, nâng cao chất lượng DVKH, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng quy mô mà không cần đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng chính. Thứ năm, về mức độ hiệu quả hoạt động trong quá trình cung ứng hàng hóa bán buôn của công ty, xem xét một cách tổng quan, quá trình được đánh giá khá cao, hoạt động tốt và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Hiện nay, để phục vụ cho việc quản lý hàng hóa xuất-nhập-tồn, doanh nghiệp chỉ sử dụng chức năng quản lý kho trong phần mềm excel để thực hiện hoạt động kiểm soát, quản lý hàng tồn mà chưa có một phần mềm chuyên biệt để phục vụ cho hoạt động này.
Do đó, chính phủ cần thiết lập các đề án hỗ trợ cho các doanh nghiệp này bằng cách cung cấp thông tin, kiến thức, và tài liệu liên quan đến quá trình cung ứng bán buôn, giúp họ dễ dàng áp dụng và thực hiện các kiến thức này vào hoạt động kinh doanh hàng ngày. Chính phủ cũng cần phải đưa ra các chính sách hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm việc sử dụng các công cụ tài chính nhà nước (như lãi suất và tiền tệ) để hạ lãi suất và cung cấp lãi suất ưu đãi, chính sách tín dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp này trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Trong quá trình làm việc tại công ty cổ phần SOVINA, tác giả nhận thấy rằng quy trình làm việc của phòng thu mua chưa được cụ thể và chi tiết, khiến cho quá trình tác nghiệp trở nên lúng túng và dễ bị sai đối với nhân viên mới hoặc thực tập sinh.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (Vietnam Logistics Review, 2022), thị trường logistics có sự tham gia của hơn năm nghìn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics 3PL, trong đó chiếm 89% là doanh nghiệp trong nước, 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia, với các tên tuổi lớn như: DHL (công ty chuyển phát nhanh quốc tế), Kuehne + Nagel (công ty logistics cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa và các giải pháp liên quan đến chuỗi cung ứng), DB Schenker (công ty cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa và logistics). Trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa có thể kể đến một số cái tên quen thuộc như: Giao hàng tiết kiệm, Giao hàng nhanh, Viettel Post… Các doanh nghiệp trong nước dù chiếm tỷ lệ lớn nhưng lại chỉ chiếm khoảng 30% thị phần, còn lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài, vì doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong quá trình vận chuyển nói riêng và hoạt động logistics nói riêng. Kế thừa và phát triển những nghiên cứu đó, nghiên cứu đề xuất ra mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa của khách hàng cá nhân tại khu vực đồng bằng sông Hồng bao gồm sáu yếu tố là: giá cả, tin cậy, đáp ứng, đảm bảo, hữu hình và xu hướng lựa chọn.