Cơ hội và thách thức xuất khẩu quế hồi của Apex Đại Việt vào thị trường EU sau khi Việt Nam tham gia EVFTA

MỤC LỤC

Kết cấu nghiên cứu

Ngoài lời cảm ơn, lời mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu – sơ đồ - hình vẽ, danh mục từ viết tắt, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀO THỊ TRƯỜNG EU TRONG BỐI CẢNH VIỆT

Cơ sở lý thuyết về Hiệp định Thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam (EVFTA)

● Tháng 9 năm 2017: EU chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi Hiệp định EVFTA thành một hiệp định riêng do phát sinh một số vấn đề mới liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do của EU hay từng nước thành viên. Có thể nói, trải qua 14 vòng đàm phán, nhiều cuộc họp cấp Bộ trưởng, các phiên họp cấp Trưởng đoàn đàm phán và các phiên họp cấp kỹ thuật chính thức và không chính thức, vượt qua rất nhiều khó khăn, trở ngại, với sự quyết tâm và nỗ lực, kết tinh của một thập kỷ nỗ lực không ngừng nghỉ chính là sự kiện Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực vào ngày 01 tháng 8 năm 2020.

Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU trong bối cảnh Việt Nam tham gia EVFTA

Xuất khẩu sang EU là cơ hội để các doanh nghiệp tự hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển ngành sản xuất trong nước nhằm đáp ứng các quy định của EU như lĩnh vực như phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBTs), các biện pháp kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm (SPSs)… từng bước hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đem lại những lợi ích đáng kể cho xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Ví dụ trong ngành hàng điều, EU có quy định tương đối chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ với hạt điều khi coi công đoạn gia công bóc vỏ hạt điều là chế biến giản đơn nên bắt buộc mặt hàng điều nhân của Việt Nam muốn đạt nguồn gốc xuất xứ phải chế biến từ nguồn điều nguyên liệu sản xuất trong nước. Hiệp định EVFTA bao gồm nhiều quy định, quy tắc chặt chẽ và phức tạp về thủ tục đầu tư, hải quan, thuận lợi hóa thương mại, tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp kiểm dịch động, thực vật, sở hữu trí tuệ… Bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cũng chưa nắm bắt được đầy đủ thông tin về các EVFTA và FTAs có liên quan, cho nên khó xác định được các tác động trực tiếp của các Hiệp định lên các hoạt động xuất khẩu sang thị trường EU.

Các yếu tố tác động đến cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU trong bối cảnh Việt Nam tham gia EVFTA

Việc phân tích, dự đoán về chính trị, luật pháp và chính sách của Chính phủ cùng xu hướng vận động của nó, bao gồm: sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao; sự cân bằng các chính sách của Nhà nước, vai trò và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ…Các nhân tố chính phủ, luật pháp và chính trị tác động đến cơ hội và thách thức trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường Châu Âu đối với mỗi doanh nghiệp theo các hướng khác nhau. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp biểu hiện dựa vào các tiêu chí về lợi thế so sánh động, như xu hướng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường khu vực và thế giới; thị phần, tỷ trọng xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu và đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước (GDP); khả năng tạo việc làm, thu nhập cho xã hội cùng những tác động tới môi trường sinh thái; chất lượng và tính độc đáo của sản phẩm (vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản); khả năng đáp ứng những đòi hỏi về vốn, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học - công nghệ; năng lực của các ngành công nghiệp hỗ trợ; mạng lưới phân phối, tổ chức tiêu thụ sản phẩm;. Yếu tố này thuộc về cơ sở hạ tầng, vật chất cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp bao gồm phát triển của hệ thống giao thông vận tải, trình độ phát của hệ thống thông tin liên lạc, cơ sở vật chất máy móc kỹ thuật, cơ sở sản xuất kinh doanh… Các nhân tố này có thể gia tăng cơ hội hoặc đặt ra những thách thức đối với năng lực giao dịch, mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Châu Âu.

THỰC TRẠNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG XUẤT KHẨU QUẾ, HỒI VÀO THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN APEX

Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty Công ty Công ty Cổ phần Apex Đại Việt

Trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng và đối mặt nhiều thách thức lớn từ đại dịch COVID-19 tới những biến động về sản lượng, doanh thu, kim ngạch xuất khẩu và lợi nhuận, song công tác xuất khẩu quế, hồi của công ty vẫn có nhiều điểm sáng. Mặc dù chưa đạt được mục tiêu đề ra song xét dưới tình hình hồi phục sau đại dịch, đây là một con số đáng mừng, là tiền đề tiếp thêm động lực cho doanh nghiệp trong công tác đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng trên và mở rộng thị phần trên thế giới. Nhìn chung, giai đoạn 2021 - 2023, các hoạt động kinh doanh của Công ty bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh, sự thay đổi của một số chính sách pháp luật cũng như sự cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty cùng ngành nhưng kết quả kinh doanh vẫn có sự tăng trưởng ổn định và đạt kết quả khả quan so với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ doanh thu của Công ty Cổ phần Apex Đại Việt   giai đoạn 2021 - 2023
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ doanh thu của Công ty Cổ phần Apex Đại Việt giai đoạn 2021 - 2023

Thực trạng cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu quế, hồi của Công ty Cổ phần Apex Đại Việt vào thị trường EU trong bối cảnh Việt Nam tham gia

Quy trình xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Apex Đại Việt gồm 08 bước: (i) Nộp đơn xin giấy phép xuất khẩu; (ii) Thực hiện công việc thanh toán ban đầu; (iii) Chuẩn bị hàng xuất khẩu; (iv) Thuê tàu lưu cước và thuê bảo hiểm nếu có; (v) Làm thủ tục thông quan và giao hàng cho người chuyên chở; (iv) Chuẩn bị bộ chứng từ thanh toán và kết thúc thanh toán; (vii) Giải quyết tranh chấp, khiếu nại; (viii) Kết thúc hợp đồng. Chính vì vậy, xuất khẩu vào thị trường này cần lưu ý một số yêu cầu như kiểm soát chặt chẽ về chất độc hại, chất gây dị ứng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, xử lý nhiệt, kiểm dịch thực vật, chứng nhận an toàn thực phẩm, chuỗi cung ứng minh bạch… vấn đề này có thể trở nên phức tạp do sự phụ thuộc cao vào nguồn nguyên liệu và các giai đoạn sản xuất có thể phân tán trên nhiều quốc gia. Ngoài ra, thực tế cho thấy phần lớn sản phẩm quế, hồi từ công ty nói riêng và từ thị trường Việt Nam nói chung đang được xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô, quy mô sản xuất sản phẩm nguyên liệu đầu vào còn manh mún, quy mô nhỏ… dẫn tới công tác đồng bộ quy hoạch về chất lượng còn gặp nhiều khó khăn, giá trị sản phẩm xuất khẩu chưa có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế.

Đánh giá những cơ hội - thách thức và thực trạng ứng phó của Công ty Cổ phần Apex Đại Việt đối với xuất khẩu quế, hồi vào thị trường EU trong bối

Có thể đánh giá cao những nỗ lực không ngừng nghỉ và chiến lược đa chiều của Công ty Apex Đại Việt đã giúp doanh nghiệp vượt qua những thách thức và tận dụng cơ hội để phát triển mạnh mẽ trên thị trường xuất khẩu quế và hồi, đặc biệt là vào thị trường Châu Âu. Cuối cùng, chi phí tăng cao: Để đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định của thị trường EU, Công ty Apex Đại Việt cần phải đầu tư nhiều vào nâng cao chất lượng sản phẩm và tuân thủ các quy trình kiểm định, điều này có thể tăng chi phí và áp lực tài chính lên doanh nghiệp. Tuy nhiên, thông qua việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, cải thiện quản lý chuỗi cung ứng và hợp tác chặt chẽ với chính phủ và các tổ chức, công ty có thể tận dụng cơ hội từ EVFTA và nâng cao khả năng cạnh tranh, từ đó mở rộng thị trường và gia tăng doanh thu từ xuất khẩu.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU QUẾ, HỒI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN APEX ĐẠI VIỆT

Đề xuất giải pháp phát triển xuất khẩu quế, hồi của Công ty Cổ phần Apex Đại Việt vào thị trường EU trong bối cảnh Việt Nam tham gia EVFTA

Đồng thời, việc áp dụng công nghệ trong quy trình chế biến và bảo quản cũng giúp tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm, từ đó thu hút sự quan tâm và tin tưởng từ phía người tiêu dùng trong và ngoài nước. Các giải pháp bao gồm tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn thị trường EU, mở rộng mạng lưới hợp tác và tiếp thị để tăng cơ hội tiếp cận thị trường, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ để tăng cường cạnh tranh, và xây dựng chuỗi giá trị và tổ chức liên kết để tối ưu hóa quy trình sản xuất và cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định. Điều này sẽ giúp Công ty tăng cường hiệu suất kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu quế, hồi trong khu vực EU, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của ngành hàng dược liệu tại Việt Nam.