Quyền yêu cầu ly hôn của vợ chồng: Lý luận, thực tiễn và giải pháp

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu

Thứ nhất, nghiên cứu những lý luận về quyền yêu cầu ly hôn của vợ, chồng gồm: khái niệm ly hôn và quyền yêu cầu ly hôn; khái lược pháp luật Việt Nam về quyền yêu cầu ly hôn qua các thời kỳ; quyền yêu cầu ly hôn theo quy định của một số nước trên thế giới. Thứ hai, nghiên cứu thực trạng pháp luật và áp dụng về quyền yêu cầu ly hôn, trên cơ sở lý luận đưa ra được đánh giá về thực tiễn, hạn chế, bất cập trong việc xử lý quyền yêu cầu ly hôn.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN YÊU CẦU LY HÔN CỦA VỢ, CHỒNG

Khái niệm ly hôn và quyền yêu cầu ly hôn của vợ, chồng 1. Khái niệm ly hôn

“Ly hôn là vợ chồng bỏ nhau”2, đây là một cách hiểu thông thường của xã hội, đơn giản nhưng không thể hiện tính pháp lý của việc ly hôn bởi không phải trường hợp nào vợ chồng bỏ nhau cũng là ly hôn, bởi trong nhiều trường hợp, vợ chồng tuy không thực hiện các nội dung của quan hệ vợ chồng với nhau nhưng vẫn còn ràng buộc pháp lý bởi chưa thực hiện thủ tục ly hôn theo quy định pháp luật. Chỉ trường hợp hôn nhân hợp pháp, khi nam nữ kết hôn với nhau đảm bảo điều kiện kết hôn và theo đúng thủ tục luật định hoặc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn nhưng lại thuộc các trường hợp được công nhận quan hệ vợ chồng hoặc các trường hợp chuyển hóa từ quan hệ hôn nhân trái pháp luật thành quan hệ hôn nhân hợp pháp thì quan hệ vợ chồng giữa họ sẽ được công nhận là quan hệ hôn nhân hợp pháp.

Khái lược Pháp luật Việt Nam về quyền yêu cầu ly hôn qua các thời kỳ Gia đình là một thiết chế xã hội được hình thành một cách tự nhiên

Có thể thấy, dù tập hợp (sống chung) hay phân tán (sống riêng), ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ giữa các cá nhân đối với cộng đồng, giữa các thế hệ, giữa các thành viên trong gia đình đều được hình thành từ nhu cầu sinh tồn, sinh tồn và phát triển. Sau nhiều thế hệ không ngừng trau dồi và hiện thực hóa, họ đã giúp hệ thống gia đình bền vững, trở thành chỗ dựa cho sự phát triển bền vững của các cộng đồng tự trị, trở thành nền tảng xã hội cho sự phát triển bền vững của một đất nước, một dân tộc. Trong xã hội phong kiến ở Việt Nam, mặc dù có những quy định và quy tắc trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, một số phản ánh tư tưởng truyền thống tốt đẹp và sự kính trọng đối với gia đình nhưng cũng thể hiện sự phân biệt và hạn chế đối với phụ nữ.

Trong giai đoạn đổi mới của Việt Nam, từ năm 1986 đến nay, sự phát triển của điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội đã đặt ra nhu cầu cấp thiết cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Quyền yêu cầu ly hôn theo quy định của một số nước trên thế giới 1. Theo quy định của Cộng hòa Philippines

Sau khi thay đổi quy định về hôn nhân, Malta cho phép ly hôn trong các trường hợp vợ chồng đã sống riêng ít nhất trong vòng 4 năm; nếu một trong hai bên đã phạm lỗi nghiêm trọng, như phản bội hoặc bạo lực gia đình, thì bên kia có quyền yêu cầu ly hôn; nếu vợ chồng đã sống riêng nhau ít nhất trong vòng 2 năm và tình hình gia đình không khắc phục được, họ có thể ly hôn. Pháp luật Pháp đã thể hiện nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng, tôn trọng quyền của người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình, theo đó tại Điều 242 Bộ luật dân sự Pháp quy định vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn nếu người kia vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần các nghĩa vụ hôn nhân. Tại Điều 1514 Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan quy định “Việc ly hôn chỉ có thể đươc tiến hành với sự đồng ý của cả hai vợ chồng hoặc thẩm phán theo phán quyết của Tòa án Việc ly hôn được tiến hành khi có sự đồng ý của cả hai bên và bằng văn bản có ít nhất hai chữ ký xác nhận của hai người làm chứng”.

Trên cơ sở lý luận về khái niệm quyền yêu cầu ly hôn của vợ, chồng, về đặc trưng của quyền yêu cầu ly hôn, từ những kết quả nghiên cứu thì có thể đánh giá được ý nghĩa của chế định ly hôn của vợ, chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam và có sự liên hệ tới kinh nghiệm quy định về quyền yêu cầu ly hôn của các quốc gia khác, so sánh với Việt Nam.

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN YÊU CẦU LY HÔN CỦA VỢ, CHỒNG

    Tuy nhiên thì thực tế có rất nhiều trường hợp, vợ chồng đã thuận tình ly hôn nhằm mục đích tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ về tài sản hoặc nhằm mục đích xuất cảnh ra nước ngoài và do căn cứ ly hôn hiện nay rất chung chung, không cụ thể nên việc giải quyết ly hôn cho các trường hợp này là rất dễ dàng, khó kiểm soát, trường hợp này được gọi là ly hôn giả tạo. Trên tinh thần thượng tôn pháp luật, hợp Hiến, hợp pháp, pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành quy định các chủ thể có quyền tự mình yêu cầu ly hôn bao gồm: vợ hoặc chồng hoặc cả vợ chồng, nội dung này được quy định tại khoản 1, Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được…”12.

    Đây chính là vi phạm các quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng được quy định tại Chương III Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, tiêu biểu đó chính là các vi phạm như vi phạm nghĩa vụ chung thủy, phá tán tài sản của gia đình, chấm dứt các giao dịch mà pháp luật yêu cầu phải có sự thống nhất của cả hai vợ, chồng hoặc cản trở quyền tự hội họp,…. Dựa vào những cơ sở của việc quy định này thì có thể thấy có thể đánh giá một cách khách quan đối với việc bảo vệ người phụ nữ khi đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi cũng như sự phát triển của trẻ em thì quy định hạn chế quyền ly hôn của người chồng khi vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi được áp dụng trong cả trường hợp người vợ mang thai,. - Trong trường hợp người vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà người chồng vẫn cố ý nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn mà tại thời điểm nhận đơn yêu cầu giải quyết ly hôn của người chồng Tòa án phát hiện ra người chồng đang thuộc một trong các trường hợp bị hạn chế quyền ly hôn theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Tòa án sẽ trả lại đơn yêu cầu giải quyết ly hôn của người chồng.14.

    THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN YÊU CẦU LY HÔN CỦA VỢ, CHỒNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

    Đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo quyền yêu cầu ly hôn của vợ, chồng 1. Phương hướng hoàn thiện quy định về quyền yêu cầu ly hôn của vợ

    Theo đó đối với các quy định về hạn chế quyền của người chồng thì cần phải cân nhắc kỹ lưỡng đối với trường hợp người vợ mang thai nhưng không trực tiếp nuôi con, không có trách nhiệm với con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi nhưng con chết hoặc các trường hợp người vợ mang thai nhưng không phải con của người chồng thì cần phải quy định cho người chồng được loại trừ những trường hợp này và được quyền yêu cầu ly hôn, bởi đánh giá về tính chất thì người chồng không có trách nhiệm đối với người vợ bởi họ không rơi vào những tình trạng cần thiết được bảo vệ do lỗi của người vợ. Hai là, nhà nước và các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối, quan điểm về cải cách tư pháp đã được xác định trong các Nghị quyết, văn kiện của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 về việc đổi mới thủ tục hành chính trong các cơ quan tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho dân tiếp cận công lý; người dân chỉ nộp đơn đến Tòa án có trách nhiệm nhận và thụ lý đơn. Như đã phân tích thì trường hợp này pháp luật chưa quy định cụ thể đối với trường hợp nhận nuôi con nuôi dưới 12 tuổi, do đó cần quy định hướng dẫn nội dung này, thiết nghĩ cần quy định về việc lúc này không nên cho phép người chồng có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp này bởi mặc dù người vợ không sinh con nhưng khi nhận nuôi con nuôi họ vẫn cần thời gian chăm sóc con và cần người bên cạnh hỗ trợ nên lúc này vẫn cần sự hỗ trọ của người chồng.

    Do đó, cần có cách hiểu thống nhất đối với nơi cư trú đó là nơi thường trú hoặc tạm trú và có thể khởi kiện tjai nơi làm việc nên chỉ cần có xác nhận tạm trú tại địa phương nhất định thì lúc đó Tòa án cẫn hỗ trợ đương sự trong việc xác định nơi cư trú, trường hợp không thể xác định chỗ ở hiện tại thì Tòa án cũng cần tạo điều kiện về việc xác định theo nơi cư trú tại Căn cước công dân theo định danh của cá nhân và phối hợp với cơ quan quản lý cư trú tại địa phương để giải quyết nhanh chóng các trường hợp này.

    Các tài liệu tham khảo khác

    Nguyễn Thị Bích Ngọc (2018), Thực tiễn áp dụng quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội;. Nguyễn Thị Thanh Trà (2012), Thuận tình ly hôn - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội;.