Đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất Hana Micron tại khu công nghiệp Yên Phong

MỤC LỤC

Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

- Hợp đồng cho thuê lại đất tại KCN Yên Phong số 15/2023/BĐS-HĐKT ngày 11/04/2023 giữa Công ty Kinh doanh bất động sản Viglacera – Chi nhánh Tổng công ty Viglacera – CTCP và Công ty TNHH Hana Micron VietNam. Dựa trên các hệ số để tính toán tải lượng ô nhiễm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã và đang được áp dụng phổ biển để tính toán, dự báo phạm vi ảnh hưởng, tải lượng, nồng độ phát thải ô nhiễm khí thải, nước thải trong quá trình triển khai thi công xây dựng và vận hành dự án. Phương pháp phân tích hệ thống là phương pháp quan tâm, nghiên cứu các nội dung, thông tin liên quan đến dự án, các số liệu đã thu thập, cập nhật được, các kết quả phân tích thu được từ quá trình đo đạc tại thực địa và phân tích trong phòng thí nghiệm.

Trên cơ sở kết quả của các phương pháp so sánh rút ra kết luận về quy mô, phạm vi tác động, ảnh hưởng của dự án đến môi trường.Từ các kết luận thu được, phương pháp tổng hợp cũng cho phép đề xuất, lựa chọn các biện pháp giảm thiểu tác động tối ưu nhất, kinh tế nhất nhằm giảm thiểu mức độ gây ra ô nhiễm môi trường. Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện Dự án từ bước khảo sát, lập đề cương, xác định phạm vi nghiên cứu, các vấn đề môi trường, các điều kiện tự nhiên, sinh thái, nhận dạng và phân tích, đề xuất các biện pháp giảm thiểu, xây dựng chương trình giám sát và quan trắc môi trường. Phương pháp tham vấn rộng rãi bằng hình thức online trên website Bộ TNMT Chủ dự án phải gửi hồ sơ để đăng tải thông tin về dự án và báo cáo ĐTM trên trang thông tin điện tử của cơ quan thẩm định báo cáo ĐTM.

Trên cơ sở đó xây dựng và thực hiện các giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực bên cạnh phòng ngừa, giảm thiểu những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên và xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững.

Bảng 0.1. Danh sách đơn vị tham gia thực hiện hồ sơ báo cáo ĐTM
Bảng 0.1. Danh sách đơn vị tham gia thực hiện hồ sơ báo cáo ĐTM

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

    Theo bảng kết quả phân tích trên cho thấy các chỉ tiêu phân tích môi trường không khí xung quanh khu vực dự án đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí. Do Dự án nằm trong Khu công nghiệp Yên Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Quyết định số 581/QĐ-BTNMT ngày 22/4/2013 và cấp giấy phép môi trường số 14/GPMT-BTNMT ngày 19/01/2023 nên dự án không bắt buộc thực hiện việc tổng hợp dữ liệu về đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước tại khu vực dự án và xung quanh dự án. Đặc biệt, nếu nhiều nhà máy sử dụng hóa chất nằm gần nhau, những hóa chất nguy hại có thể tương tác trộn lẫn gây ảnh hưởng tích tụ hay cộng sinh đến môi trường tự nhiên của khu vực và cộng đồng lân cận.

    Vị trí dự án nằm trong KCN Yên Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Quyết định số 581/QĐ-BTNMT ngày 22/4/2013 và cấp giấy phép môi trường số 14/GPMT-BTNMT ngày 19/01/2023 với ngành nghề thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp bao gồm sản xuất thiết bị điện (mã ngành kinh tế C27). Toàn bộ khu đất của KCN là đất công nghiệp, xung quanh khu vực dự án không có hệ động thực vật quý hiếm cần được bảo vệ mà chủ yếu là hệ thực vật là các loại cây trồng như lúa, rau màu và các loại thực vật thuộc nhóm cỏ dại và các cây họ thảo; các loại động vật tự nhiên có chuột, rắn, chim,. Bên cạch đó khu vực dự án nằm không gần khu dân cư, không tiếp giáp với các công trình công cộng cũng như không có các di tích lịch sử, văn hóa cần phải được bảo vệ vì vậy các hoạt động của dự án không tác động trực tiếp đến khu dân cư và các quần thể di tích, văn hóa.

    Từ các yếu tố trên, cho thấy việc lựa chọn địa điểm thực hiện dự án phù hợp với đặc điểm tự nhiên của khu vực và có nhiều thuận lợi trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm cũng như trong quá trình thu gom và xử lý chất thải.

    CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN

    CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN

    Trong giai đoạn thi công, chủ yếu thực hiện tháo dỡ và lắp đặt thiết bị, nước thải sinh hoạt công nhân được thu gom về trạm xử lý của nhà máy, không phát sinh khí thải, do vậy, không đề xuất giám sát môi trường. + Thực hiện phân định, phân loại, thu gom các loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan. + Định kỳ chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.

    KẾT QUẢ THAM VẤN

    KIẾN NGHỊ

    Công ty TNHH Hana Micron VietNam kính đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, xem xét hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường để để công ty hoàn thiện các quy trình và công tác quản lý môi trường của dự án. Đồng thời, Công ty TNHH Hana Micron VietNam cũng kính đề nghị các cơ quan chức năng có kế hoạch quản lý, giám sát và có các chương trình hướng dẫn đầy đủ kịp thời cho đơn vị thực hiện các công việc có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường.

    CAM KẾT Cam kết chung

    - Tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động trong quá trình thực hiện Dự án theo các quy định của pháp luật hiện hành. - Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, Chủ cơ sở hạ tầng KCN Yên Phong trong quá trình thực hiện Dự án để đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường. - Thực hiện các biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ đối với cán bộ, công nhân viên làm việc cho Dự án.

    - Tuân thủ các quy chuẩn về môi trường lao động theo Nghị định 44/2016/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động. - Hàng năm phải lập phương án và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó các sự cố an toàn và môi trường khác phát sinh trong quá trình thi công và vận hành Dự án theo quy định của pháp luật hiện hành. - Thiết lập mô hình quản lý và đảm bảo nguồn lực tài chính để các công trình bảo vệ môi trường của Dự án được duy trì, vận hành hiệu quả và chương trình quan trắc, giám sát môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.

    - Chủ động đề xuất điều chỉnh các công trình bảo vệ môi trường trong trường hợp các công trình này không đảm bảo công tác bảo vệ môi trường khi Dự án đi vào hoạt động theo quy định của pháp luật. - Đảm bảo tính chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin, số liệu và kết quả tính toán trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. - Chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình hoạt động nếu phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường./.

    - QCVN 20:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ. - Tiêu chuẩn nước thải đầu ra của các doanh nghiệp được phép đấu nối vào hệ thống XLNT tập trung của KCN Yên Phong. - Chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại: sẽ được thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy trình bảo vệ môi trường.

    Chủ dự án cam kết sẽ thực hiện chương trình quản lý và giám sát ô nhiễm môi trường như đã trình bày trong chương 5, lập báo cáo định kỳ gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh và Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, Chủ cơ sở hạ tầng KCN Yên Phong.