Tuyển dụng hiệu quả trên LinkedIn

MỤC LỤC

LINKEDIN Cể MIỄN PHÍ KHễNG?

Với tài khoản Basic, bạn có thể thực hiện những tính năng sau

    Lưu tối đa ba tìm kiếm và nhận thông báo hàng tuần về những tìm kiếm đó. Sự nghiệp cao cấp giúp bạn được tuyển dụng và tiến lên trong cuộc sống nghề nghiệp của mình. Công cụ điều hướng bán hàng giúp bạn tạo khách hàng tiềm năng và xây dựng tập khách hàng của mình.

    Doanh nghiệp cao cấp giúp bạn có được thông tin chi tiết về doanh nghiệp và mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình. LinkedIn Learning giúp bạn cải thiện kỹ năng của mình và học những kỹ năng mới.

    NỘI DUNG

    Nhà quản lý: Là các profile của nhân sự C-level, management level như CEO, Managing Director. Professional (chuyên gia): Là profile của ứng viên đã đi làm và có kinh nghiệm, coi linkedin như một mạng xã hội để kết nối, chia sẻ về nghề nghiệp. Ứng viên đang tìm việc: Là profile của ứng viên có kinh nghiệm hoặc chưa có kinh nghiệm, mục đích sử dụng Linkedin để tìm cơ hội nghề nghiệp mới.

    Sales (Bán hàng, B2B): Một số ứng viên sử dụng profile của mình là một kênh marketing cho sản phẩm/dịch vụ của công ty, tìm kiếm đối tác và khách hàng B2B. Profile công ty: Một số công ty đặc biệt là công ty Headhunt, sử dụng cả Company Page và Candidate profile để là kênh kết nối với ứng viên tiềm năng. AI LÀ NGƯỜI XEM HỒ SƠ CỦA BẠN TRÊN LINKEDIN XÂY DỰNG PROFILE CÁ NHÂN.

    4 bước xây dựng profile

    – Bạn đang mong muốn thực hiện điều gì khi lập ra profile của mình trên LinkedIn?. – Bạn có thật sự muốn trở thành một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực: HR, TA. - Hình ảnh mà bạn muốn mọi người nhớ về bạn là gì: Phát ngôn gây sốc, chuyên nghiệp, chỉn chu, viết hay, sử dụng hình ảnh đẹp, video hấp dẫn hay giỏi chuyên môn….

    Hãy tìm kiếm ban đầu với khoảng 10-20 từ khóa sau đó chọn ra 2-3 từ khóa chính mô tả chính xác nhất về bạn và việc bạn làm. Sau đó, hãy đặt chúng trong phần Title, headline, URL, phần giới thiệu về kỹ năng và chức danh nghề nghiệp của bạn. Tại bước này, bạn có thể tiến hành các thay đổi cần thiết cho các phần như URL, headline, summary… của profile.

    – Custom URL: đường dẫn tới profile LinkedIn của bạn chính là yếu tố thương hiệu. – Headline: phần tiêu đề headline chính là phần bạn nói cho người dùng biết bạn muốn được biết tới như thế nào. – Summary: đây là phần quan trọng bởi nó cho người dùng biết được về các giải thưởng, danh hiệu, kinh nghiệm mà bạn có.

    Đây cũng là nơi mà bạn muốn đặt các thông tin liên lạc như website cá nhân, email, số điện thoại…. – Skills & Expertise: phần liệt kê kỹ năng và chuyên môn là nơi bạn muốn xuất hiện các từ khóa mà bạn đã định nghĩa từ trước và các thông tin trong phần này cũng cần khớp với các thông tin trong các phần khác của profile. Yếu tố quan trọng nhất để thể hiện được chuyên môn của bạn và cho thấy bạn có các giải pháp cho những vấn đề mà thị trường đang gặp phải chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất để giúp profile LinkedIn của bạn đạt điểm cao trong mắt khách hàng tiềm năng.

    Chính vì vậy, việc liệt kê các thông tin đó trong profile của mình càng chi tiết càng tốt là điều bạn cần cân nhắc thực hiện một cách cẩn thận và đầy đủ. Điều cuối cùng cần ghi nhớ đó là bạn cần phải tham gia vào các hội nhóm trên LinkedIn có liên quan tới thị trường của mình để đóng góp ý kiến và cho mọi người thấy bạn.

    Cập nhật và thay đổi thông tin và tiện ích của Linkedin

      ⦁ Bạn có thể bổ sung thêm thông tin liên lạc như số điện thoại, email, mạng xã hội…. ⦁ Bạn có thể đính kèm tài liệu minh họa (video, slide, blog…) để tăng độ tin cậy. ⦁ Đừng ngần ngại đi sâu vào các chi tiết để mô tả cụ thể về vị trí, nhiệm vụ cũng như thành quả mà bạn đạt được.

      ⦁ Bạn hoàn toàn có thể đính kèm video, slide hoặc bài viết liên quan để Experience thêm sinh động và giàu tính thuyết phục. ⦁ Quan trọng nhất, hãy tránh dùng các từ tiếng Anh mang nghĩa chung chung, thường không được người dùng Linkedin đánh giá cao. Liệt kê các bằng cấp cao nhất vào (Thạc sĩ, đại học) nhưng ưu tiên bằng cao thì đưa lên trên, nếu học hai trường thì ghi trường nào gần hơn, phù hợp với vị trí thì đưa lên trên, điểm số… trong phần mô tả.

      Đó có thể là: khóa học tham gia, dự án, giải thưởng, điểm số, ngoại ngữ, tổ chức từng hoạt động. ● Ngoại ngữ có thể sử dụng, các nhóm tham gia; Nhận Recommendation từ đồng nghiệp hoặc cho đi. ● Thông tin liên hệ: Thêm các thông tin liên lạc như email, số điện thoại, website, địa chỉ làm việc.

      Tìm việc với linkedin

      Cập nhật tình trạng công việc

      Đây là bước quan trọng nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp mới. Ví dụ như Looking for new opportunity such as Recruiter, HR General… và thêm contact email nếu được.

      About/Summary/headline

        Chọn mục people bạn sẽ thấy profile của những người làm tuyển dụng trên Linkedin. Recruitment Consultant/Consultant/ESS cũng với filter là people bạn sẽ có được profile của các headhunter đang hoạt động trên Linkedin Hoặc tìm kiếm theo tên công ty Headhunter như: Navigos Search, First Alliances. ● Nhân sự senior trong ngành: Nếu bạn đang làm marketing thì có thể tìm những profile tương tự bằng cách search các từ khóa liên quan đến nghề nghiệp của bạn như: marketing/digital marketing/ branding/.

        ● Nhân sự cấp cao, giám đốc công ty: Trường hợp bạn rất mong muốn làm việc cho một tổ chức nhất định nào đó thì hãy kết nối với những người đang làm việc cho tổ chức đó bằng cách tìm từ khóa tên công ty. Share a post bằng chữ (tiếng việt) sẽ tương tác tốt hơn kèm hình ảnh, chèn link hoặc video…; không share giống facebook, zalo. Thời gian share post tốt nhất là Sáng thứ Tư hàng tuần hoặc thời gian làm việc sau 9h sáng và trước 17 giờ chiều.

        Có kế hoạch share bài đầy đủ chiến thuật hợp lý: Share post, share tài liệu, viết bài chuyên môn, share cv, tăng tương tác với các account hot (reactions, comments). Xem lại mục đích sử dụng linkedin để xây dựng kế hoạch và mục tiêu khi sử dụng linkedin; connections chỉ là một phần, reactions và chất lượng mới quan trọng. Linkedin cũng là mạng xã hội nên cũng có 2 mặt: cần bảo mật tài khoản và các thông tin quan trọng.

        Linkedin không phải tất cả của bạn mà chỉ là 1 trong những công cụ để xây dựng profile cá nhân, con người bạn vẫn quan trọng hơn.