MỤC LỤC
Thị phần sẽ dần thuộc về các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, hạ tầng đẩy mạnh gia nhập thị trường (CTD, Ricons, VCG, FCN…) (Nguồn: VCBS Tổng hợp) Phần lớn các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên sàn hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tổng thầu/ thầu chính cho các dự án, gói thầu với chức năng: (1) Trực tiếp tham gia thi công; (2) Thiết lập chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, quản lý thi công các nhà thầu phụ/ đội thi công nhỏ lẻ trong việc thực hiện dự án (Hải Yến, 2023). Thực hiện thông qua việc phá bỏ rào cản giữa các tổ chức trong chuỗi, tạo dựng các mối quan hệ dài hơi, bền vững, trao đổi cởi mở hơn về dữ liệu thụng tin, cỏc bờn tham gia vào dự ỏn sớm hơn, cỏc nội dung đàm phỏn rừ ràng hơn về các mục tiêu chung, chia sẻ được về các cải tiến và thực hiện được cải tiến liên tục, quản lý chuỗi cung ứng trong xây dựng sẽ mang lại một số lợi ích đáng kể, các lợi ích phổ biến: giảm thiểu tồn kho, giảm chi phí giao dịch, giảm việc trùng lặp trong vai trò và nhiệm vụ, nhận dạng dễ hơn các nguồn gây lãng phí, giảm thời gian, giảm tranh chấp, tích hợp tốt giữa sản xuất tiền chế và xây lắp, hoạch định tốt hơn, giảm thiểu sai sót và cải thiện chất lượng, tích hợp tốt giữa thiết kế và thi công, mang lại giá trị cao hơn cho khách hàng (Kim Yến, 2017).
Về mặt lý thuyết: Nghiên cứu này bổ sung cho các lý thuyết về ảnh hưởng của thực hành Lean lên hợp tác hậu cần, kết quả thực hiện chuỗi cung ứng, ảnh hưởng của hợp tác hậu cần lên kết quả chuỗi của dự án xây dựng, với cách tiếp cận phân tích các thành phần của hợp tác chuỗi cung ứng dựa trên quan điểm mở rộng. Về mặt ý nghĩa thực tiễn: Việc xác định các thành phần thực hành Lean tác động lên hợp tác hậu cần, hợp tác hậu cần tác động lên kết quả thực hiện chuỗi cung ứng và phân tích mức độ tác động của từng thành phần giúp cho doanh nghiệp có được cái nhìn đúng đắn và có kế hoạch phù hợp cho hoạt động quản lý và hợp tác chuỗi cung ứng ngành xây dựng.
Đề tài góp phần bổ sung thêm mô hình nghiên cứu mối liên hệ giữa thực hành Lean, hợp tác hậu cần và kết quả thực hiện chuỗi cung ứng. Kết quả nghiên cứu là một tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý dự án xây dựng, đề xuất các giải pháp để khuyến khích hợp tác và xem xét khắc phục những tồn tại trong sự hợp tác của các thành viên trong dự án xây dựng Việt Nam.
Trình bày các khái niệm, các mô hình nghiên cứu trước, đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu.
SCM là một chiến lược kinh doanh quan trọng của nhiều tổ chức trong các ngành công nghiệp khác nhau.
Chẳng hạn như nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ, đang đồng thời quản lý một số dự án, do đó, họ có những ưu tiên để tập trung vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của chính họ để đạt được lợi ích kinh tế ngay lập tức thay vì cải thiện kết quả hoạt động của cả chuỗi cung ứng. Quản lý chuỗi cung ứng có bốn vai trò cụ thể trong xây dựng là các hoạt động: (1) tại chỗ của chuỗi cung ứng, (2) trên chính chuỗi cung ứng, (3) chuyển giao từ địa điểm đến các giai đoạn trước của chuỗi cung ứng, (4) quản lý tích hợp và cải tiến chuỗi cung ứng và tại chỗ sản xuất (Vrijhoef & Koskela, 2000).
Vì mô hình trải dài theo chuỗi từ nhà cung cấp của nhà cung cấp đến khách hàng của khách hàng và các chi nhánh với chiến lược hoạt động, nguyên liệu, công việc và luồng thông tin, nờn nú được coi là một phương phỏp toàn diện, đũi hỏi một thiết lập rừ ràng, cỏc nguồn lực quản lý hoàn toàn cam kết và quy trình kinh doanh liên tục tái thiết kế để liên kết doanh nghiệp với các phương pháp hay nhất (Saleheen & cộng sự, 2018;. KPI cho bên được đánh giá là nhà thầu bao gồm khả năng hoàn thành đơn hàng hoàn hảo, thời gian chu kỳ thực hiện đơn hàng, tính linh hoạt của chuỗi cung ứng ngược, khả năng thích ứng của chuỗi cung ứng ngược, khả năng thích ứng của chuỗi cung ứng xuôi và giá trị tổng thể rủi ro.
Theo (Koskela & cộng sự, 2013), phương pháp sản xuất tinh gọn là một động lực lý thuyết cho việc áp dụng phương pháp xây dựng tinh gọn. Một giải thích khác cho rằng có bốn nguồn gốc của phương pháp LC: i) Sự thành công của Hệ thống Sản xuất Toyota; ii) Nhiều dự án xây dựng không đạt yêu cầu hiệu suất; iii) Những nỗ lực để thiết lập quản lý dự án trên một nền tảng lý thuyết; và iv) Khám phá sự khác biệt giữa quan điểm lý thuyết và thực tế (Ballard & Howel, 2004). Sau giai đoạn thiết kế là giai đoạn dự án vận hành xây dựng, khi đó có nhiều công cụ thực hành Lean trong xây dựng như người lập kế hoạch cuối cùng (Last Planner), sơ đồ chuỗi giá trị (Value Stream Mapping – VSM), cuộc họp ngắn hàng ngày (Daily Huddle Meetings), đến hiện trường (Gemba walk), nghiên cứu lần đầu (First-run studies), cải tiến liên tục (Kaizen), quản lý chất lượng toàn diện (TQM), quản lý hội nghị (Conference Management), an toàn, điều kiện và môi trường làm việc… (Le & Nguyen, 2023; Babalola & cộng sự, 2019; Li & cộng sự, 2017; Erol.
Các công ty hợp tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng để quản lý các quy trình tổ chức bên trong và bên ngoài để tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực trong một môi trường tin cậy và lẫn nhau, đồng thời chia sẻ thông tin, rủi ro và phần thưởng với mục đích đạt cải tiến kết quả thực hiện (Flynn & cộng sự, 2010; Hwang & Seruga, 2011). So với các ngành công nghiệp khác, ngành xây dựng được xem là không áp dụng hiệu quả các triết lý về quản lý chuỗi cung ứng để cải thiện các kết quả vận hành trong chuỗi, đặc biệt là nhằm nâng cao sự hợp tác hậu cần (logistics collaboration) giữa các đối tác (Sundquist & cộng sự, 2018).
Kết quả của đánh giá này rất có ý nghĩa khi cho thấy rằng dựa trên khối lượng ngày càng tăng của tài liệu về xây dựng tinh gọn, ngành xây dựng đang đạt được tiến bộ trong việc cải thiện năng suất và tính bền vững của mình thông qua việc thực hiện thực hành tinh gọn (Babalola & cộng sự, 2019). (Vanichchincha, 2019) đã nghiên cứu đồng thời cả ba yếu tố sản xuất tinh gọn, mối quan hệ chuỗi cung ứng và kết quả thực hiện chuỗi cung ứng nhưng lại áp dụng cho ngành sản xuất chứ chưa nghiên cứu trong ngành xây dựng nên các thực hành tinh gọn chưa phù hợp với ngành xây dựng.
Sau các cuộc thảo luận cá nhân, các giải pháp thiết kế có thể được trình bày trong các cuộc họp thiết kế chính thức và tranh luận với nhiều bên liên quan khác nhau (den Otter & Emmitt, 2008), điều này có thể cải thiện sự hợp tác hậu cần cả về mối quan hệ đối tác và mối quan hệ cá nhân (Le & Nguyen, 2022). Hợp tác với đối tác đề cập đến việc một tổ chức mở rộng hoạt động với các đối tác bên ngoài, chẳng hạn như với nhà cung cấp để cùng hợp lý hóa các quy trình thông qua việc chia sẻ thông tin, kiến thức quan trọng và giao tiếp hợp tác nhằm nâng cao kết quả thực hiện của chuỗi cung ứng (Nimeh & cộng sự, 2018).
H3(+): Thực hành tinh gọn tác động tích cực đến kết quả thực hiện của chuỗi cung ứng trong xây dựng. Từ các giả thuyết trên, mô hình nghiên cứu của đề tài được trình bày ở Hình 2.12.
Hệ số càng lớn, thì độ tin cậy càng cao, tuy nhiên nếu hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.95 cho thấy nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau (nghĩa là chúng đo cùng một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu) (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Trong nghiên cứu này, độ phù hợp của mô hình đạt được khi Chi- square/df tối đa bằng 3; hai chỉ số thuộc nhóm chỉ số gia tăng là TLI (Tucker-Lewis Index) và CFI (Comparative Fit Index) tối thiểu bằng 0.9; chỉ số tuyệt đối là RMSEA (Root Mean Square Residual) tối đa bằng 0.08 (Hair &.
Đánh giá thống kê trung bình theo thang đo Likert dựa theo nguyên tắc làm tròn toán học: Đối với dạng này, ta căn cứ nhiều vào các nguyên tắc toán học. Nếu, giá trị trung bình làm tròn tới số nguyên đầu tiên gần mức giá trị nào của thước đo Likert nhất thì chúng ta sẽ tiến hành đánh giá số liệu ở mức giá trị đó.
Để đánh giá độ giá trị (hội tụ và phân biệt), phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Factor Analysis) được thực hiện với phép trích Pricipal axis factoring. Sau khi kiểm định độ tin cậy và độ giá trị của thang đo bằng phân tích Cronbach’s Alpha và EFA, có 3 biến quan sát (LPO9, LCP2, SCP1) bị loại.
Căn bậc hai của AVE (các số bôi đậm) lớn hơn tương quan giữa các biến tiềm ẩn bậc một với nhau (hệ số tương quan nằm ở phần dưới đường chéo in đậm), giá trị MSV nhỏ hơn AVE, do vậy thang đo đảm bảo tính phân biệt. Căn bậc hai của AVE (các số bôi đậm) lớn hơn tương quan giữa các biến tiềm ẩn bậc một với nhau (hệ số tương quan nằm ở phần dưới đường chéo in đậm), giá trị MSV nhỏ hơn AVE, do vậy thang đo đảm bảo tính phân biệt.
Hai cách trên đây thường không thực tế vì phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính thường đòi hỏi mẫu lớn nên việc làm tròn này tốn kém nhiều thời gian và chi phí (Anderson & Gerbing, 1988). (Chú thích: Mean: trung bình ước lượng bootstrap; SE: sai lệch chuẩn; SE-SE: sai lệch chuẩn của sai lệch chuẩn; Bias: độ chệch; SE-Bias: sai lệch chuẩn của độ chệch; C.R: giá trị tuyệt đối).
Trong giai đoạn vận hành, tức là khi dự án chính thức hoạt động, hàng tuần và hàng tháng đại diện các bộ phận như nhà thầu chính, nhà thầu phục, khách hàng, tư vấn giám sát phải thường xuyên phân tích các hoạt động nâng cao năng suất, cải tiến liên tục, trong tương lai thì nên áp dụng triết lý: quản lý chất lượng toàn diện, quản lý rủi ro, tuân thủ tuyệt đối nội quy an toàn lao động. Nhà thầu coi việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với đối tác, mối quan hệ giữa cá nhân với nhau là vấn đề quan trọng, vì khi bắt đầu một dự án, việc có quan hệ tốt đẹp với đối tác kể cả trong công việc hay ngoài công việc thì vẫn sẽ giúp cho nhà thầu cú những ưu điểm rừ ràng, như: dễ dàng trao đổi cụng việc, giải quyết được các bất đồng nếu có.
Tôi tên là Trịnh Xuân Linh, hiện là học viên cao học khoa Quản Lý Công Nghiệp, Đại học Bách Khoa TP.HCM. Kết quả của đề tài này là cơ sở tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý dự án trong lĩnh vực xây dựng.
Thời gian thực hiện của dự án đã hoàn thành mà Anh/Chị tham gia gần đây nhất là bao lâu?.
PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ CFA CHO TOÀN BỘ MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG Regression Weights: (Group number 1 - Default model). PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ SEM CHO TOÀN BỘ MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG Regression Weights: (Group number 1 - Default model).