Một số giải pháp phát triển nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

MỤC LỤC

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng xây dựng NTM tại địa phương những năm vừa qua, luận văn làm rừ những vấn đề lý luận để đưa ra cỏc giải phỏp phỏt triển NTM nâng cao của huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. - Từ mục tiêu phương hướng xây dựng NTM của huyện Bình Lục kết hợp với kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển NTM nâng cao tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1. Đối tượng nghiên cứu

- Hệ thống húa và làm rừ cơ sở lý luận cụng tỏc xõy dựng NTM;. - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác xây dựng NTM tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam; làm rừ những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyờn nhõn;.

Phương pháp nghiên cứu

+ Mục đích sử dụng phương pháp: Với cách tiếp cận hệ thống bằng số liệu thông tin thực tế thu thập được, luận văn sẽ khái quát quá trình phát triển và xây dựng NTM trên địa bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam; kết quả thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng NTM trên địa bàn huyện Bình Lục, các tiêu chí về xây dựng NTM nâng cao trên địa bàn huyện Bình Lục. + Mục đích sử dụng phương pháp: Từ những số liệu thu thập được của các năm nghiên cứu, phương pháp phân tích so sánh cho ta thấy được sự khác nhau về phát triển giữa các năm nghiên cứu để từ đó có thể có những đánh giá chính xác về mặt định lượng cũng như định tính của vấn đề nghiên cứu như: kết quả thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng NTM trên địa bàn huyện Bình Lục, các tiêu chí về xây dựng NTM nâng cao của huyện Bình Lục,.

Kết cấu của đề tài

Bản chất và vai trò của công tác xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương cấp huyện

    Trong luận văn này, nông thôn mới được hiểu là vùng nông thôn được xây dựng trên cơ sở nông thôn cũ (truyền thống, đã có) nhưng mang tính tiên tiến về mọi mặt có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững. Trên cơ sở của nguyên tắc xây dựng NTM nâng cao thì nguyên tắc phát triển NTM nâng cao cần đảm bảo có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển đồng bộ; có cơ cấu kinh tế hợp lý; các hình thức tổ chức sản xuất được đổi mới và trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn; gắn phát triển sản xuất nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề nông thôn; gắn phát triển nông thôn với đô thị; bộ mặt nông thôn khang trang, sạch đẹp, văn minh; y tế, văn hóa, giáo dục phát triển toàn diện; đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân được nâng cao; xã hội nông thôn đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, bình đẳng, ổn định và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái xanh - sạch - đẹp; an ninh trật tự nông thôn được giữ vững.

    Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương

      Nguồn tài chính đầu tư cho phát triển NTM nâng cao được huy động từ sự hỗ trợ trực tiếp của ngân sách trung ương; ngân sách tỉnh; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án; nguồn vốn tín dụng được huy động chủ yếu thông qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng phát triển Việt Nam, vốn huy động từ doanh nghiệp, nguồn vốn từ trong dân cư (ngoài đóng góp tài chính, người dân còn đóng góp bằng các hình thức như hiến đất, đóng góp bằng ngày công lao động..) và vốn tài trợ khác. Năng lực thực hiện của đội ngũ cán bộ, công chức: Để đưa hoạt động phát triển NTM nâng cao vào cuộc sống của nhân dân, mang lại hiệu quả thiết thực, đội ngũ cán bộ các cấp trong tổ chức thực hiện chính sách phải là những người có kiến thức, có năng lực, sáng tạo, tâm huyết, luôn có tư duy đổi mới, nhận thức đúng đắn, đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển NTM nâng cao, từ đó chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách một cách hiệu quả nhất.

      Khái quát tình hình Phát triển Nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

      Như vậy, để phong trào xây dựng NTM phát triển sâu rộng và hiệu quả, bằng nhiều hình thức, cách làm thiết thực: hiến đất, ủng hộ tiền, vật tư, ngày công lao động… từng đơn vị sẽ đề ra kế hoạch chủ động, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng NTM mang tính bền vững. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và thực hiện chính sách an sinh xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân và đảm bảo an sinh xã hội chuyển biến tích cực.

      Kết quả thực hiện các tiêu chí về xã nông thôn mới nâng cao 1. Tiêu chí số 01 về Quy hoạch

        - Các hộ gia đình đã sử dụng chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp để sử dụng làm phân bón, thức ăn cho gia súc, chất đốt khoảng 35 tấn/ngày chiếm khoảng 30% lượng chất thải phát sinh; số còn lại được các hộ thu gom, vận chuyển về bãi rác tập trung của xã để xử lý, một số địa phương đã hướng dẫn nông dân xử dụng chế phẩm vi sinh để phun trên đồng ruộng để phân hủy rơm và gốc rạ thành phân hữu cơ. - Hiện nay trên địa bàn huyện có 08 công trình cấp nước tập trung, gồm: Nhà máy nước sạch liên xã Khu A (Xóm 1 - An Bài Xã Đồng Du); Nhà máy nước sạch 4 xã Khu B (Tại xã An Đổ); Trạm cấp nước sạch tập trung thay thế nguồn nước ngầm ô nhiễm Arsenic, nhiễm mặn xã Tiêu Động huyện Bình Lục và vùng phụ cận; Nhà máy nước sạch xã An Lão; Nhà máy nước sạch xã Hưng Công; Nhà máy nước sạch xã An Ninh; Trạm cấp nước Thị trấn Bình Mỹ; Nhà máy nước sạch xã Bồ Đề.

        Kết quả thực hiện duy trì và nâng cao chất lƣợng các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao

          Các hoạt động kinh doanh văn hóa phẩm, dịch vụ văn hóa thể thao đảm bảo đúng quy định của luật và đáp ứng nhu cầu của nhân dân; các lễ hội văn hóa truyền thống được xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động kết nối, giao lưu với các xã, thị trấn trong toàn huyện góp phần gìn giữ và tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc và quê hương với các hoạt động thể thao như: Kéo co, Bóng chuyền, Bóng đá, Cầu lông…. Hiện nay, đang tập trung kêu gọi để mở rộng đầu tư tại các di tích như: Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, quy hoạch khu du lịch văn hóa từ đường nhà thờ Nguyễn Khuyến xã Trung Lương, Đình Ngọc Lũ xã Ngọc Lũ, Đình Triều Hội xã Bồ Đề…, những hình ảnh các điểm du lịch của huyện đã và đang được giới thiệu, quảng bá rộng rãi trên các mạng xã hội như: Facebook, Zalo, cổng thông tin điện tử của huyện….

          Nguồn lực thực hiện

          - Công tác cải cách hành chính đã được huyện Bình Lục triển khai cơ bản đồng bộ về cơ sở vật chất, hệ thống máy tính và mạng cơ sở; cán bộ trực tiếp thụ lý hồ sơ được tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Huyện đã triển khai thực hiện, cung cấp gần 350 TTHC dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 để phục vụ nhu cầu của người dân, giảm thời gian, chi phí thực hiện TTHC cho tổ chức công dân.

          Đánh giá chung về kết quả, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

            Với cách làm chủ động, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, để đưa xây dựng NTM trở thành nếp sống đối với cán bộ, đảng viên và người dân, thông qua các câu lạc bộ, sân khấu hóa qua các hội diễn hay những tấm gương tiêu biểu xây dựng NTM để người dân hiểu được rằng NTM không phải là điều xa lạ hay là công việc của cấp ủy, chính quyền mà chính là cơ hội, là hành động của chính người dân để đưa lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho họ, thực sự người dân là chủ thể trong quá trình thực hiện và giám sát việc thực hiện phong trào xây dựng NTM tại mỗi địa phương; với cách làm bắt đầu từ hộ gia đình, từ cấp thôn đến xã, áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với điều kiện của từng cấp ủy, các đoàn thể thôn đã xây dựng và phát triển mạnh mẽ phong trào thi đua xây dựng NTM. Tiếp tục phát triển các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của huyện Bình Lục năm 2025, có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, kết nối chặt chẽ với quá trình đô thị hoá; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; kinh tế nông thôn phát triển mạnh mẽ, trình độ sản xuất tiên tiến, nông dân chuyên nghiệp, sản phẩm làm ra có sức cạnh tranh cao, sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

            Nhiệm vụ trọng tâm

              - Đẩy mạnh củng cố, đổi mới và phát triển hệ thống dịch vụ trong nông nghiệp; tập trung tổ chức sản xuất, cơ cấu lại ngành nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, có khả năng chống chịu và thích nghi với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao; nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, quản lý trong nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích thành lập các hợp tác xã sản xuất chuyên ngành, nhất là sản xuất các sản phẩm có lợi thế; phấn đấu mỗi xã có ít nhất 01 hợp tác xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. + Xây dựng lực lượng dân quân vững mạnh, rộng khắp; quy hoạch sử dụng cán bộ quân sự, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trình độ chuyên nghiệp theo quy định; hàng năm hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng và các chỉ tiêu quân sự, quốc phòng được giao; góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân; tích cực xây dựng địa bàn nông thôn vững mạnh toàn diện, đảm bảo giữ vững tiêu chí quân sự, quốc phòng trong xây dựng nông thôn mới.

              Dự kiến nguồn vốn và lộ trình thực hiện 1. Dự kiến nguồn vốn thực hiện Đề án

              - Đối với cấp huyện: Tập trung nâng cao các chỉ tiêu, tiêu chí NTM nâng cao theo bộ tiêu chí huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025 như: Hoàn thành việc lập quy hoạch các khu vực hỗ trợ sản xuất, triển khai các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh và sản xuất, công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; Triển khai đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các trường học đạt chuẩn, hệ thống giao thông, chiếu sáng, cây xanh, các mô hình tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp; cải tạo, nâng cấp các công trình công cộng, đầu tư nâng cấp các công trình cấp nước sạch, kêu gọi thu hút các doanh nghiệp vào cụm công nghiệp tập trung được quy hoạch trên địa bàn. - Đối với cấp huyện: Cơ bản hoàn thành các công trình thương mại nông thôn, hoàn thành việc phân loại rác, mô hình xử lý nước thải sinh hoạt tại hộ gia đình, quản lý, kiểm tra giám sát an toàn thực phẩm tại các cơ sở, sản xuất kinh doanh, giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn huyện.

              Giải pháp về phát triển các nhóm tiêu chí Nông thôn mới nâng cao 1. Đối với tiêu chí xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao

              - Hằng năm Công an xã xây dựng kế hoạch công tác, đảm bảo an ninh trật tự và phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tổ chức công tác nắm tình hình, thực hiện tốt các nội dung tiêu chí an ninh, trật tự xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn; tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền ban hành Nghị quyết, chỉ thị về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. - Lập danh mục và triển khai dự án đầu tư, lộ trình thực hiện đối với từng hạng mục, từng dự án, trong ưu tiên đối với dự án công trình thiết thực như y tế để đáp ứng khám chữa bệnh ban dầu và phòng, chống dịch bệnh; các công trình giao thông trọng điểm của huyện và các công trình trường học, trung tâm văn hóa - thể thao, công trình điện, các công trình xử lý chất thải sinh hoạt, bảo vệ môi trường để hoàn thành đưa vào sử dụng đảm bảo tiến độ.