Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty VILEXIM: Thực trạng, kết quả đạt được và giải pháp khắc phục

MỤC LỤC

Chức năng,nhiệm vụ của Công ty .1 Chức năng của Công ty

Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư VILEXIM là một đơn vị kinh doanh lớn của Bộ Công thương, hiện nay, Công ty đã mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với nhiều nước: Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nga, EU, và một số nước Châu Phi, Trung Đông và Mỹ La Tinh. -Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, xuất nhập khẩu uỷ thác các mặt hàng nông lâm sản, hoá chất dược liệu (trừ hoá chất nhà nước cấm), bông vải sợi, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ.

Lĩnh vực kinh doanh của Công ty

Các mặt hàng nhập khẩu truyền thống là thế mạnh của VILEXIM gồm: các loại sắt thép, đồng, nhôm, kẽm thỏi, hạt nhựa, vòng bi, các nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất trong nước và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác. Hiện Công ty đã chiếm lĩnh việc xuất khẩu lao động sang làm việc tại nhiều thị trường như Malaysia, Đài Loan, Macao, khu vực Trung Đông, Nhật Bản và Algeria,… Đó cũng chính là một trong những điều mang lại uy tín và danh tiếng cho VILEXIM.

Lực lượng lao động của Công ty

Ngoài ra, trong suốt những năm qua Công ty đã và đang thực hiện chủ trương trẻ hóa đội ngũ nhân viên nhằm tăng thêm sự năng động, sáng tạo cho Công ty.Hiện nay tỷ lệ lao động thấp hơn 44 tuổi chiếm tới 74.4% tổng số nhân viên toàn Công ty, hứa hẹn rằng đội ngũ nhân viên này sẽ còn có thể đóng góp công sức cho Công ty trong một thời gian dài. 25,6% còn lại là những nhân viên đã có thâm niên công tác lâu năm, tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu, là một đội ngũ viên nòng cốt và rất quan trọng trong việc đưa ra những tư vấn, phân tích quan trọng đối với hoạt động kinh doanh và giúp đỡ đào tạo lớp nhân viên trẻ kế cận.

Bảng 2: Cơ cấu chất lượng lao động của Công ty VILEXIM
Bảng 2: Cơ cấu chất lượng lao động của Công ty VILEXIM

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HểA TẠI CễNG TY VILEXIM

Quy trình nhập khẩu ủy thác của Công ty VILEXIM .1. Nhận đơn đặt hàng từ khách nội

Đơn xin mở thư tín dụng được nộp cho ngân hàng kèm theo bản sao hợp đồng ngoại, bản sao hợp đồng nội kèm theo hai uỷ nhiệm chi : một uỷ nhiệm chi để ký quỹ theo quy định về việc mở L/C ( thường là 10% trị giá hợp đồng ngoại ) và uỷ nhiệm chi thứ hai để trả thủ tục phí cho ngân hàng về việc mở L/C. Khi bộ chứng từ gốc từ nước ngoài về ngân hàng phát hành thư tín dụng, VILEXIM phải xem xét và kiểm tra chứng từ, nếu chứng từ hợp lệ , chấp nhận thanh toán cho ngân hàng thì mới được nhận bộ chứng từ để đi nhận hàng trong đó vận đơn phải được ký hậu theo lệnh của Ngân hàng, phí ký hậu thường là khoảng 50$.

Quy trình nhập khẩu trực tiếp của Công ty VILEXIM

    Mặt hàng mà Công ty VILEXIM nhập khẩu trực tiếp thường là máy móc và các đồ thiết bị gia dụng như nồi cơm điện, phích đun nước, bàn là hơi nước… Phòng sẽ nghiên cứu nhu cầu của các Công ty trong nước, điều đó sẽ giúp cho Công ty nhập khẩu những máy móc và thiết bị mà thị trường đang cần nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Nội dung của mục này tương tự như đối với quá tình nhập khẩu ủy thác, chỉ khác ở chỗ tiền đặt cọc mở L/C và phí mở L/C trong quá trình nhập khẩu ủy thác được lấy ra từ khoản tiền bên ủy thác gửi sang bằng 10% giá trị lô hàng nhập khẩu còn đối với nhập khẩu trực tiếp là do chính Công ty phải chi trả.

    Kim ngạch nhập khẩu qua các năm

    Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu của Công ty gần như vẫn được duy trì, do cuộc khủng hoảng chỉ bắt đầu nổ ra vào những tháng cuối năm và chưa kịp gây nên nhiều biến động trong cùng năm đó. Có thể lý giải nguyên nhân là do tác động của cuộc khủng hoảng này, các khách hàng trong nước đã giảm đáng kể các đơn đặt hàng, tình hình tài chính của Công ty cũng gặp khó khăn do hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài bị thu hẹp, dẫn đến sự suy giảm trong kim ngạch nhập khẩu năm 2009.

    Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận nhập khẩu qua các năm

    Chỉ duy nhất năm 2009 doanh thu mang lại cho Công ty từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu đã giảm xuống do các nguyên nhân như :khách hàng truyền thống giảm đơn đặt hàng nhập khẩu, khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới, việc thu hồi công nợ bị chậm trễ, tồn kho hàng hóa đã nhập khẩu từ trước đó chưa tìm được đầu ra. Kết quả này là hệ quả tất yếu cho tất cả những cố gắng của toàn bộ Công ty trong công tác nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu và đặc biệt là do sự thay đổi của Công ty trong cách thức sử dụng vốn, phân chia chi phí một cách hợp lý giữa các phòng ban.

    Phương thức nhập khẩu

    Từ bảng trên có thể thấy, dù vào năm 2009 doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu giảm, song tỉ suất lợi nhuận theo doanh thu từ hoạt động nhập khẩu thể hiện rừ xu hướng tăng trong suốt những năm qua. Tuy nhiên phương thức nhập khẩu ủy thác vẫn chiếm tỷ trọng lớn và đóng góp vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty do đây là phương thứ c nhập khẩu truyền thống của Công ty, Công ty đã gây dựng được một mạng lưới khách hàng quen thuộc lâu năm, nhân viên nắm rừ cỏc nghiệp vụ trong quy trỡnh nhập khẩu ủy thỏc, hiểu rừ tỡnh hỡnh thị trường và pháp luật nên họ có khẳ năng thuận lợi hóa việc buôn bán, góp phần giúp người ủy thác giảm chi phí và tập trung vào việc đàm phán với đối tác để tiêu thụ mặt hàng ở trong nước.

    Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu

    Đối với nhóm hàng nguyên vật liệu, do nền sản xuất trong nước phát triển, nhu cầu đối với nguyên vật liệu phục vụ sản xuất tăng cao nên tỷ trọng mặt hàng này trong cơ cấu nhập khẩu của Công ty VILEXIM tăng đều từ năm 2007 đến năm 2009, mỗi năm tăng xấp xỉ 1% tỷ trọng. Đặc biệt đối với mặt hàng máy móc thiết bị, đây là mặt hàng mới của Công ty VILEXIM nên ban đầu khi đưa vào kinh doanh Công ty đã nhập khẩu với số lượng khá thấp để làm quen dần với mặt hàng này ( do nhập khẩu máy móc thiết bị yêu cầu số vốn lớn nên đầu tư vào mặt hàng này cũng mang nhiều rủi ro), và Công ty cũng cần thăm dò nhu cầu của thị trường, tuy nhiên sau đó mặt hàng này đã đem lại một khoản doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp nên trong các năm 2007, 2008, 2009 giá trị nhập khẩu mặt hàng này đã tăng lên đáng kể từ 12.3% lên 15.7% và đạt 20.8% năm 2009.

    Các thị trường nhập khẩu

    Thị trường nhập khẩu lớn nhất của Công ty trước đây là thị trường Nhật Bản, tuy nhiên những năm gần đây do thị trường các nước Hàn Quốc và Trung Quốc phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng hơn nữa giá lại rẻ hơn thị trường Nhật Bản nên trong những năm gần đây Công ty đã chú trọng hơn trong việc tìm bạn hàng ở các thị trường này.Có thể thấy, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản có xu hướng giảm trong những năm qua, cụ thể giảm từ 32.35% năm 2006 xuống còn 28.69% năm 2007 và chỉ còn 22.54% năm 2008. Các nước ASEAN tuy là những thị trường quen thuộc của Công ty,tuy nhiên tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ những thị trường này không lớn do những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty như thiết bị máy móc hay đồ gia dụng không phải là thế mạnh của những thị trường này, do đó tỷ trọng của các thị trường này chỉ nằm trong khoảng 2%-7% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của Công ty VILEXIM.

    Phương thức thanh tóan dùng trong hợp đồng nhập khẩu ở Công ty VILEXIM

      Hơn thế nữa, đây là những chi nhánh ngân hàng có quan hệ lâu năm với Công ty trong việc thanh toán tiền hàng trong các hợp đồng nhập khẩu ủy thác, chính vì vậy những ngân hàng này đều hết sức đáng tin cậy, cũng như đã quen thuộc với cách thức thanh toán của Công ty, điều này khiến việc thanh toán trở nên dễ dàng hơn. Trong thực tế, có nhiều tình huống xảy ra và trong nhiều trường hợp, người bán nước ngoài yêu cầu gia hạn thêm thời gian giao hàng cũng như thay đổi số lượng hay giá trị của lô hàng, vì là bạn hàng lâu năm quen thuộc, thế nên Công ty VILEXIM cũng có thể xem xét thay đổi những điều khoản đó nếu chúng hợp lý, trong trường hợp đó Công ty cũng cần phải có thông báo ngay tới ngân hàng phát hành để yêu cầu sửa đổi bổ sung L/C.

      Những kết quả đạt được

      Trong trường hợp, ngân hàng kiểm tra thấy bộ chứng từ có sự sai sót, hoặc thiếu một số chứng từ hoặc chứng từ xuất trình không phù hợp, thì ngân hàng sẽ gửi một “thông báo chứng từ không phù hợp” tới Công ty VILEXIM, nờu rừ ngõn hàng đó kiểm tra kĩ chứng từ và nhận thấy bộ chứng từ khụng phù hợp. Như vậy, sau khi chấp nhận thanh toán cho ngân hàng và nhận bộ chứng từ gốc từ ngân hàng, quá trình thanh toán bằng L/C của quy trình nhập khẩu của Công ty đã kết thúc, và chuyển tới bước tiếp theo: Công ty nhận chứng từ và tới hải quan làm thủ tục nhập khẩu và nhận hàng.

      Những hạn chế còn tồn tại

      - Phát triển tốt các mối quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu như: Bộ Công Thương,Tổng cục Hải quan…. - Trong quá trình hoạt động chưa chuyên môn hóa được công việc ( tổ chức cán bộ chuyên trách các mảng riêng trong quá trình nhập khẩu) nên việc xác định trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cá nhân nhiều khi còn gặp khó khăn.

      Những nguyên nhân chủ quan và khách quan .1 Nguyên nhân chủ quan

      - Do tình hình kinh tế khó khăn chung trên toàn thế giới cũng như cả nước nên các Ngân hàng thương mại hạn chế mức tín dụng và thời hạn tín dụng, dẫn đến tình trạng thiếu vốn làm cho phòng xuất nhập khẩu phải từ chối không ít đơn hàng và khách hàng mới. - Cơ chế quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu còn lỏng lẻo, tạo nhiều kẽ hở khiến cho hàng hóa nhập lậu tràn lan với giá rẻ và chất lượng kém, gây tổn hại đến hàng hóa nhập khẩu chính ngạch do Công ty nhập khẩu về nói riêng và các Công ty nhập khẩu trong nước khác.