MỤC LỤC
- Ứng dụng kết quả điện di protein SDS-Page trong công tác chọn tạo giống lúa chất lượng cao của Trường Đại học Cần Thơ dùng phương pháp điện di protein SDS-Page tuyển chọn các giống lúa thuần như lúa Nếp Bè Tiền Giang, VĐ20, Klong Kluang, đánh giá đa dạng di truyền của tập đoàn giống phục vụ công tác lai tạo như tập đoàn lúa mùa ven biển đồng bằngsông Cửu Long và khảo sát quy luật di truyền ở mức độ phân tử như hàm lượng proglutelin, acidic glutilin, basic glutelin. - Nghiên cứu chọn giống lúa chống chịu khô hạn của Viện cây lương thực thực phẩm với phương pháp thu thập nguồn vật liệu giống lúa cạn chịu hạn địa phương và các giống lúa cải tiến nhập nội từ IRRI với phương pháp lai hữu tính kết hợp với gây đột biến để tạo ra các tổ hợp lai có khả năng chịu hạn khá và năng suất cao như CH2, CH3, CH 133, CH5 trồng rộng rãi ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây nguyên.
+ Đối với hạt giống cũ đã qua bảo quản một vụ cần xử lý tiêu độc nguồn nấm bệnh bằng cách xử lý nước nóng 540C tiêu diệt được bệnh tuyến trùng, kích thích hạt nảy mầm nhanh. Đất không cần cày bừa, dùng quốc xẻng san phẳng, có thể đào sâu xuống 15 cm để trải nilon có thể chứa được nước trong suốt thời gian cây mạ sinh trưởng. - Khả năng đẻ nhánh: dựa vào động thái ra lá đẻ nhánh của cây lúa tiến hành theo dừi định kỳ theo từng giai đoạn sinh trưởng phỏt triển (3 ngày một lần với mạ non, lúa đẻ nhánh 5-7 ngày một lần, cuối đẻ nhánh 12-15 ngày một lần).
Đo từ mặt đất đến chóp lá cao nhất trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và từ mặt đất đến chóp bông trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực. - Sõu đục thõn: theo dừi (ở giai đoạn đứng cỏi làm đũng) tỷ lệ dảnh chết ở giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng và bông bạc ở giai đoạn vào chắc đến chín ở 5 khóm điều tra, với 3 lần nhắc lại, đánh giá theo thang điểm.
Trong quá trình sinh trưởng, nếu gặp nhiệt độ cao, cây lúa nhanh chóng đạt được tổng nhiệt độ cần thiết sẽ ra hoa và chín sớm hơn, tức là rút ngắn thời gian sinh trưởng. Mưa kéo dài hàng tuần ảnh hưởng rất lớn tới sự ra hoa, thụ phấn thụ tinh của bông lúa, tỷ lệ hình thành hạt lúa, hơn nữa đây là điều kiện cho sâu bệnh phát triển nhanh, khó dùng biện pháp phun thuốc bảo vệ thực vật. - Về thời gian chiếu sáng (độ dài ngày): thời gian chiếu sáng và bóng tối trong một ngày đờm (gọi là quang chu kỳ) cú tỏc dụng rừ rệt đến quỏ trỡnh phân hóa đòng và trỗ bông.
Trong giai đoạn trỗ và chín số ngày sương mù ít (tháng 5 là 7,7 ngày và tháng 6 là 5 ngày), ảnh hưởng không đáng kể tới quá trình tạo hạt của cây lúa. Dựa vào các chỉ tiêu đánh giá chất lượng mạ theo tiêu chuẩn đánh giá của IRRI, khi đánh giá bằng trực quan ta thấy các giống tham gia thí nghiệm đều đạt điểm mạ tốt mặc dù nhiệt độ trong trong thời gian này thấp. Tất cả các giống đều có chiều cao cây lớn hơn giống đối chứng, giống Koshihikori có chiều cao cao nhất đạt 19,6cm, cao hơn đối chứng 8,6cm.
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được chia thành 3 thời kỳ là: thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, thời kỳ sinh trưởng sinh trưởng sinh thực và thời kỳ chín (có nhiều tài liệu gộp thời kỳ sinh trưởng sinh thực và thời kỳ chín là một và gọi chung là thời kỳ sinh trưởng sinh thực). Các giống có thời gian sinh trưởng biến động trong khoảng từ 134-161 ngày, trong đó giống ĐS-1 có thời gian sinh trưởng dài nhất là 161 ngày cao hơn giống đối chứng 11 ngày, giống Koshihikori có thời gian sinh trưởng thấp nhất 134 ngày. Qua bảng 4.3 ta thấy: giữa các giống có sự khác nhau thì thời gian từ trỗ 80% đến chín có sự khác nhau và dao động trong khoảng 29-31 ngày, dài nhất là giống ĐS-1 và giống đối chứng với 31 ngày, ngắn nhất là giống Koshihikori và giống J9 với 29 ngày, thấp hơn đối chứng 3 ngày.
Do đó cần chú ý các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng diện tích lá để tăng khả năng quang hợp và tăng số bông là yếu tố quan trọng để tăng năng suất lúa. - Thời gian từ trỗ 80% đến chín: Đây là thời kỳ sinh trưởng phát triển cuối cùng của cây lúa, có liên quan quyết định trực tiếp đến quá trình tạo năng suất, trong đó chủ yếu quyết định tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng hạt. Qua bảng 4.4 ta thấy chiều cao của các giống tham gia thí nghiệm có sự chênh lệch nhau qua các thời kỳ từ mạ đến chín.
Nghiên cứu khả năng đẻ nhánh của cây lúa giúp ta điều chỉnh được mật độ gieo trồng hợp lý, đồng thời tác động các biện pháp kỹ thuật làm cho cây lúa đẻ nhánh sớm, đẻ tập trung, làm tăng số nhánh hữu hiệu và hạn chế được số nhánh vô hiệu. Qua bảng 4.6 cho thấy các giống tham gia thí nghiệm có cùng có số dảnh cơ bản là 3 dảnh/khóm, đều cùng một điều kiện chăm sóc như nhau nhưng chúng lại có số dảnh tối đa/khóm khác nhau. - Số nhánh hữu hiệu của các giồng tham gia thí nghiệm dao động từ 5,4-7,8 nhánh/khóm, cao nhất là giống Koshihikori với 7,8 nhánh/khóm hơn đối chứng 0,7 nhánh/khóm.
Thời gian này khí hậu ở Sapa khá lạnh, lại thêm mưa phùn và sương muối nên các giống sinh trưởng kém. Kích thước và diện tích bộ lá đòng của các giống tham gia thí nghiệm.
+ Diện tớch: Qua theo dừi và phõn tớch biến động ta thấy diện tớch lỏ đũng của các giống tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng từ 19,20-32,79cm2. Giống Koshihikori có chiều dài lá sát đòng thấp nhất đạt 29,13cm thấp hơn đối chứng 1,60cm. Giống Koshihikori có chiều rộng lá đòng nhỏ nhất là 0,73cm thấp hơn đối chứng 0,34cm.
Qua theo dừi tỡnh hỡnh phỏt sinh, phỏt triển của sõu đục thõn trờn cỏc giống tham gia thớ nghiệm ta thấy tất cả các giống lúa đều bị hại, trong đó giống Tám Thơm (đ/c) và giống Koshihikori bị hại nhiều nhất được đánh giá ở thang điểm 3. Bọ xít: gồm nhiều loại bọ xít hút dịch cây lúa và hạt lúa non gây tổn thất cho mùa màng, chúng phá hoại mạnh nhất ở các trà lúa sớm hoặc trổ muộn làm hạt lộp khụng vào chắc được. Qua theo dừi mức độ hại của bệnh chỳng tôi thu được kết quả như sau: Giống ĐS-1 bị nhiễm nặng nhất và được đánh giá ở thang điểm 3, giống Tám Thơm bị nhiễm nhẹ hơn được đánh giá ở thang điểm 1.
Số bông có thể đóng góp 74% năng suất, trong khi đó số hạt và trọng lượng hạt góp 26%, Số bông hình thành do 3 yếu tố: Mật độ cấy, số nhánh đẻ, các điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật như lượng đạm bón, nhiệt độ, ánh sáng…Thời kỳ đầu từ gieo đến đẻ nhánh là thời kỳ quyết định số bông/. Các yếu tố ảnh hưởng tới số hạt chắc/bông gồm: lượng phân bón, lúa bị lốp đổ nhất là thời kỳ trổ bông, cường độ ánh sáng, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, các điều kiện ngoại cảnh khác thời kỳ trổ và vào chắc (mưa bão, hạn, sâu bệnh…). Để tạo thành nhiều hạt chắc phải xúc tiến quá trình phân hóa hoa, tạo nên số lượng hoa nhiều và bồi dưỡng để có chất lượng hoa tốt, tránh hoa thoái hóa, Muốn vậy phải cấy đúng thời vụ, bón thúc đòng, nuôi đòng và bón đúng liều lượng là điều kiện cần thiết để đòng lúa phát triển tốt.
NSTT thường thấp hơn NSLT, mức độ chênh lệch phụ thuộc và thời gian thu hoạch, quá trình vận chuyển…NSTT là mục tiêu quan trọng nhất của các nhà nông nghiệp. Hiện tượng bạc bụng là do sự chín không hoàn toàn của nội nhũ, do lúc làm hạt nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm cao, hoặc do xay sát làm tăng tỷ lệ bạc bụng. Qua theo dừi ta nhận thấy chỉ cú 2 giống cú độ bạc bụng cao hơn cả là giống ĐS-1 và giống J01 được đánh giá ở thang điểm 1, các giống giống còn lại có độ bạc bụng rất ít và được đánh giá ở thang điểm 0.
Trong thời gian học tập, nghiên cứu thực tế và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Nông học cùng các thầy cô giáo đã giảng dạy cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập, rèn luyện. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cô chú, các anh chị trong phòng Kinh tế huyện Sapa cùng Ủy ban nhân dân xã Nậm Sài đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất.