MỤC LỤC
Tiếp theo là điện thoại di động cầm tay: có trên thế giới từ những năm 1960, tại Việt Nam chỉ mới xuất hiện từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20: Năm 1994 dịch vụ điện thoại di động Mobilfone, 1996 dịch vụ điện thoại di động Vinaphone, 2004 dịch vụ điện thoại di động Viettel, và đến cuối năm 2010 trên thị trường đã có thêm các nhà cung cấp di động khác là S-Fone, EVN Telecom, Vietnamobile và Beeline, các dịch vụ trên đều sử dụng công nghệ GSM. Về công nghệ, theo một số chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông, nhu cầu điện thoại cố định dây truyền thống, dịch vụ internet băng thông rộng ADSL của thị trường sẽ giảm dần cả về số lượng phát triển thuê bao và cước sử dụng bình quân hàng tháng do sự cạnh tranh mạnh mẽ của việc phát triển ứng dụng công nghệ mới như điện thoại di động, internet không dây 3G hoặc internet cáp quang.
Tập đoàn Singtel (có 78% vốn Nhà nước) là một tập đoàn hàng đầu chuyên kinh doanh các dịch vụ viễn thông ở Singapore, như dịch vụ thoại (cố định, di động), truyền số liệu, internet, băng thông rộng, vệ tinh, kinh doanh dung lượng v.v… Bắt đầu từ ngày 1/4/2000, thị trường viễn thông Singapore mở cửa hoàn toàn. Bên cạnh doanh nghiệp viễn thông mới trong nước như Starhub, một loạt các nhà khai thác có tên tuổi như Deutsche Telekom (Đức), AT&T, Sprint (Mỹ), BT (Anh), Belgacom (Bỉ), Telecom Italia (Ý),… được giấy phép kinh doanh các dịch vụ viễn thông ở Singapore, đặc biệt mua bán tự do lưu lượng thoại quốc tế, trực tiếp cạnh tranh với Singtel.
HCM gồm các dịch vụ ĐTCĐ và các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng điện thoại cố định; dịch vụ Internet băng rộng ADSL; Internet trên cáp quang Fiber VNN; truyền hình đa phương tiện IPTV; Truyền Số Liệu (Leased Line, MegaWAN, MetroNET,.), đại lý tiếp nhận lắp đặt điện thọai di động cho Vinaphone, Mobilfone; mua bán hàng hóa thiết bị viễn thông, thẻ, sim card …. - Công ty Điện thọai Tây (WHTC): Kinh doanh chính các loại hình dịch vụ ĐTCĐ và các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng điện thoại cố định; dịch vụ Internet băng rộng ADSL Mega VNN; Internet trên cáp quang Fiber VNN; truyền hình đa phương tiện IPTV; Truyền Số Liệu (Leased Line, MegaWAN, MetroNET,.);mua bán hàng hóa thiết bị viễn thông, làm đại lý bán thẻ, sim card.
Dịch vụ My TV sau một năm ra đời, đã phát triển tương đối tốt ở các địa bàn ngoại thành, ngoại tỉnh nhưng khó phát triển tại thị trường nội thành thành phố do có nhiều dịch vụ truyền hình cáp với chương trình phong phú hơn, người sử dụng phải mua bộ chuyển đổi set-top-box có giá khá cao và mỗi bộ chuyển đổi chỉ sử dụng được cho một máy truyền hình (so với truyền hình cáp có thể nối nhiều máy). Ngoài việc kinh doanh các dịch vụ trên mạng như nêu ở trên, WHTC còn kinh doanh, liên doanh liên kết với các đơn vị khác kinh doanh các sản phẩm viễn thông như máy vi tính, các thiết bị viễn thông; làm đại lý bán thẻ, sim card … và xây dựng các trạm thu phát sóng BTS, đường truyền … cho các đơn vị thuê hạ tầng mạng, đây sẽ là hướng mở cho đơn vị trong thời gian tới. Số liệu thuê bao gỡ bỏ dịch vụ hàng năm cũng là số liệu cần quan tâm, nhìn vào bảng nguyên nhân yêu cầu tháo gỡ của 02 dịch vụ ĐTCĐ và Maga VNN ta thấy nhìn chung nguyên nhân không còn nhu cầu sử dụng chiếm tỷ lệ cao (>50%) do nhiều nguyên nhân nhưng theo phân tích cho thấy nguyên nhân chủ yếu là do chính sách cạnh tranh, khuyến mãi của các nhà cung cấp tràn lan, chương trình khuyến mãi của đơn vị đưa ra sau luôn thu hút hơn của đơn vị đưa ra trước và chủ yếu là khuyến mãi giảm giá cước, tặng cước … dẫn tới khách hàng rời bỏ nhà cung cấp này để qua nhà cung cấp khác (thể hiện qua số liệu hết mỗi đợt khuyến mãi tháo gỡ).
WHTC đã thực hiện nhiều chính sách kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút khách hàng, tuy nhiên chính sách đưa ra chưa đồng bộ và kịp thời điển hình là nhiều đợt khuyến mãi, giảm giá … đều đi sau một số đối thủ; hình thức khuyến mãi giống nhau chưa tạo được sự nổi bật, khác biệt so với các đối thủ khác; bản thân VNPT nói chung và các đại lý hoạt động chủ yếu nhắm vào việc phát triển khách hàng bằng các khuyến mãi, giảm giá mà chưa thực sự đầu tư vào việc nâng cao hình ảnh thương hiệu VNPT. Thật vậy như phát biểu ở trên, VNPT là đơn vị đầu đàn về công nghệ thông tin nhưng do một số cơ chế và nhất là nhận thức của ngành về thị trường trước đây, nên một số sản phẩm dịch vụ của VNPT đã ra sau so với các nhà cung cấp khác như dịch vụ thọai 171 ra sau 178 của Vietel; FTTH (Fiber VNN) ra sau FPT; IPTV ra sau một số đơn vị khác và sau dịch vụ truyền hình cáp … nên đã để mất nhiều cơ hội. VNPT nói chung luôn chú ý đến việc phát triển các dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ giá trị cộng thêm trên nền công nghệ hiện hữu, tuy nhiên các dịch vụ mới của VNPT cũng chưa nổi bật so với các dịch vụ của các nhà cung cấp khác, đặc biệt điểm cần thống nhất đó là dịch vụ nào thì cần thu thêm cước và dịch vụ nào là dịch vụ hỗ trợ không thu cước mà các dịch vụ hỗ trợ này giúp làm tăng giá trị, cước phí cho các dịch vụ cơ bản.
Với kết quả nghiên cứu thị trường do VNPT/WHTC thực hiện cũng như kết quả nghiên cứu thị trường của tác giả thực hiện, các tiểu mục trên đã tập trung phân tích toàn bộ hoạt động và các yếu tố bên trong của WHTC như: công tác quản trị với các chức năng dự báo, tổ chức hoạt động, kiểm tra; chính sách marketing với các quyết định về sản phẩm, giá cả, phân phối, hoạt động chiêu thị, đầu tư và chăm sóc khách hàng; sản xuất với các yếu tố như lựa chọn sản phẩm và phát triển sản phẩm mới, quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông, máy móc thiết bị;. Hiện nay, thị trường viễn thông Việt Nam đã có gần 15 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, trong đó có 5 nhà cung cấp đầy đủ các dịch vụ viễn thông (điện thoại cố định, điện thoại di động, dịch vụ thông tin di động, dịch vụ viễn thông quốc tế, dịch vụ viễn thông đường dài trong nước và quốc tế sử dụng giao thức IP) là VNPT, Viettel, EVN Telecom, Hanoi Telecom, SPT và 11 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ADSL chính trên toàn quốc là VNPT, Viettel, SPT, Công ty CP viễn thông Hà Nội, VTC, G-tel, EVN telecom, FPT, Vishiped, VDC, CMC telecom. Để tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường trong thời gian tới ngoài các điểm số mạnh, WHTC cần phải chú ý trong công tác đổi mới tổ chức và chuẩn bị nguồn nhân lực, chăm sóc khách hàng, vì đến một giai đoạn nhất định, khi giá cả giữa các nhà cung cấp đã gần tương đương nhau, chất lượng các hoạt động phục vụ và chăm sóc khách hàng sẽ trở nên quan trọng và là yếu tố quyết định đối với các nhà khai thác lớn chủ đạo trong nước để duy trì và phát triển thêm khách hàng.
Như đã nói ở trên, trong thời đại phát triển khoa học kỹ thuật hiện nay, các phát minh mới mà nhất là trong lĩnh vực viễn thông - công nghệ thông tin thường xuyên diễn ra, các công nghệ mới thay thế cho các công nghệ cũ, điển hình trong lĩnh vực viễn thông đã đi từ công nghệ analog chuyển qua digital, từ thông tin hữu tuyến chuyển qua vô truyến, vệ tinh, từ công nghệ 2G chuyển qua 3G và dần chuyển qua công nghệ thế hệ mới NGN, và từ các dịch vụ đơn lẻ sẽ phát triển theo dạng tích hợp các dịch vụ. - Xây dựng mối liên kết với các đơn vị sẵn có để kinh doanh thương mại các mặt hàng, thiết bị liên quan đến dịch vụ hiện có để kinh doanh hỗ trợ phát triển dịch vụ như máy tính giá rẻ cho đối tượng thu nhập thấp, sinh viên, máy truyền hình sử dụng dịch vụ IPTV, máy điện thoại … Tận dụng các khu vực mạng lưới thừa năng lực để cho các đơn vị viễn thông khác thuê đường truyền … Tuy nhiên theo người viết mục tiêu chính vẫn là tập trung nguồn lực làm tốt việc kinh doanh các dịch vụ cơ bản của công ty, vì suy cho cùng VNPT nói chung WHTC nói riêng chỉ có kinh nghiệm vượt trội về kinh doanh các dịch vụ viễn thông, các hình thức kinh doanh.
Anh/Chị vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về mức độ phản ứng của.
Anh/Chị vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của mình về mức độ phản ứng.
Kinh nghiệm duy trì và mở rộng thị trường dịch vụ viễn thông ở một số nước.