Quản lý lễ hội đình làng trong bối cảnh thúc đẩy phát triển văn hóa truyền thống

MỤC LỤC

Vai trò của văn hoá truyền thống đối với sự phát triển xã hội và quá trình hội nhập quốc tế

Là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hoá truyền thống cũng như văn hoá biểu hiện sức sống, sức phát triển, sự hiểu biết và trí tuệ, đạo lý, tâm hồn…của con người, của dân tộc và trong mối quan hệ của con người với đồng loại, với xã hội, với tự nhiên được xây dựng và bồi đắp nên trong suốt chiều dài lịch sử. Chẳng hạn như, với những nét văn hoá đặc sắc, truyền thống văn hoá mang đậm nét cổ truyền sẽ giúp các quốc gia mở rộng hợp tác về du lịch văn hoá truyền thống, với truyền thống cần cù, ham học hỏi của người lao động Việt Nam là yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để phát triển kinh tế.

Lễ hội truyền thống - một hoạt động quan trọng góp phần duy trì và phát triển văn hoá truyền thống

Lễ hội truyền thống và các loại hình lễ hội

Đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm; những người khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp; những người chống chọi với thiên tai, trừ ác thú; những người chữa bệnh cứu người; những nhân vật truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc. Phần hội này bao gồm các trò chơi dân gian truyền thống, vừa có tác dụng thu hút mọi người tham gia lễ hội vừa có tác dụng giải trí, tạo tâm lý thoản mái cho người dân để chuẩn bị bước vào vụ sản xuất mới, đồng thời làm tăng tính cố kết cộng đồng, tinh thần đoàn kết của người dân trong làng xã.

Vai trò của lễ hội truyền thống trong việc duy trì và phát triển văn hoá truyền thống

Tất cả đều một mục đích giáo dục cho thế hệ sau biết trân trọng, giữ gìn những gì cha ông đã hy sinh cả sương máu và tính mạng tạo nên, đồng thời giáo dục cho các thế hệ đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, khơi dậy tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư; là hình thức giáo dục, lưu giữ và chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc theo cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trò chơi đua tài, giải trí…Lễ hội là nơi có tính giáo dục sâu sắc, đặc biệt là giáo dục về những giá trị truyền thống.

Sự cần thiết của quản lý Nhà nước về văn hoá để duy trì và phát huy văn hoá - lễ hội truyền thống

Vai trò của Nhà nước đối với việc duy trì và phát huy văn hoá - lễ hội truyền thống

Như vậy, với sự hỗ trợ to lớn từ phía Nhà nước giúp cho văn hoá truyền thống phát triển theo chiều hướng tích cực, góp phần bảo vệ, duy trì và phát triển văn hoá dân tộc, chống ảnh hưởng xấu, đồng thời giao lưu học hỏi những tinh hoa văn hoá thế giới để góp thêm hơi thở hiện đại cho văn hoá - yếu tố quan trọng để văn hoá truyền thống có thể duy trì và phát triển trong bối cảnh mới. Bên cạnh đó cơ quan Trung ương quản lý Nhà nước về văn hoá là Bộ Văn Hoá - Thể Thao và Du Lịch cũng đã có các chương trình cụ thể, chẳng hạn như Quyết định số 214/2007/QĐ-BVHTTDL ngày 29/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch về phân bổ ngân sách sự nghiệp 2007 của mục tiêu điều tra, sưu tầm và bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể thuộc diện văn hoá – thông tin.

Những yêu cầu chung quản lý Nhà nước đối với văn hoá truyền thống Do những đặc trưng cơ bản của văn hoá truyền thống nên trong quá trình

Hay như đối với quản lý văn nghệ dân gian, cần xỏc định rừ những loại hỡnh biểu diễn nào cần cú sự xột duyệt và cho phép của cơ quan quản lý Nhà nước, loại hình nào không phải xin phép…Việc xỏc định rừ đối tượng quản lý Nhà nước sẽ trỏnh cho cỏc hoạt động văn hoỏ truyền thống phát triển lệch với mục tiêu và định hướng chung. Xác định được đúng các giá trị này của văn hoá truyền thống sẽ giúp cho Nhà nước có định hướng đúng đắn cho việc phát triển nền văn hoá nói chung và viềc giữ gìn và phát huy văn hoá truyền thống nói riêng, đồng thời có biện pháp hỗ trợ thích hợp cho việc thực hiện các mục tiêu quản lý đã đề ra.

Nội dung một số chính sách lớn của Nhà nước để bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống

    Trong đó những di sản văn hoá phi vật thể được xác định “ sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác ” và di sản văn hoá vật thể được điều chỉnh trong luật này được xác định “ sản phẩm vật chất có giá trị líchử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ”. Nghị định số 56/2006/NĐ-CP của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá - thông tin có quy định các mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm tại lễ hội như: Phạt từ 300.000 đồng đến 1000.000 đồng đối với việc sử dụng âm thanh quá mức độ ồn tối đa để tuyên truyền, quảng bá các loại trò chơi, dịch vụ ở lễ hội; phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2000.000 đồng trong trường hợp tổ chức lễ hội phải báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà không báo cáo hoặc có báo cáo nhưng không được cơ quan có thẩm quyền đồng ý mà vẫn tổ chức; phạt tiền từ 5000.000 đồng đến 15 000.000 đồng đối với trường hợp tổ chức lễ hội theo quy định phải có giấy phép mà không có…Ngoài ra Nghị định cũng quy định cụ thể các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm.

    Hiện trạng quản lý văn hoá - lễ hội truyền thống ở Tuyên Quang

      Và hầu hết họ tham gia lễ hội là nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng ( hầu hết là các cụ cao tuổi ) để thể hiện sự biết ơn tới Thành Hoàng Làng - vị thần có công che chở phù hộ dân làng làm ăn thuận lợi và đem lại may mắn cho người dân, hơn nữa còn là dịp để giáo dục con cháu đối với công lao cha ông và truyền thống của dân tộc mình; còn các nam nữ thanh niên, trẻ em tham gia lễ hội nhằm đáp ứng nhu cầu về vui chơi, giải trí và được hiểu hơn về truyền thống của dân tộc mình do lễ hội có nhiều trò chơi dân gian mà họ được tham gia. Theo kết quả khảo sát cũng như thông tin của Phòng Văn hoá Thông tin huyện Yên Sơn - địa phương duy nhất còn tồn tại hình thức sinh hoạt lễ hội đình làng của người Cao Lan ở Tuyên Quang thì hiện nay có hai lễ hội đình làng của người Cao Lan mang tính chính thức và đặc trưng nhất cho văn hoá người Cao Lan là Đình làng Giếng Tanh ( xã Kim Phú ), lễ hội đình làng Minh Cầm ( xã Đội Bình ), [qua khảo sát cũng như qua nghiên cứu của các tác giả như: Phù Ninh - Nguyễn Thịnh trong Sách Văn hoá truyền thống Cao Lan ( Nhà xuất bản văn hoá dân tộc 1999 ), Báo cáo tham luận về “ Thực trạng văn hoá những biểu hiện tích cực và hạn chế trong hoạt động văn hoá, lễ hội của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang ” của Sở Văn hoá – Thông tin trong Hội Nghị tổng kết công tác ngành văn hoá tại Tuyên Quang năm 2007].

      Phương hướng giữ gìn và phát triển lễ hội đình làng của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang trong thời gian tới

        Hơn nữa cần có sự chọn lọc trong việc tổ chức lễ hội có đan xen yếu tố hiện đại như trong tổ chức các trò chơi của lễ hội có thêm các trò chơi khác như kéo co, bóng đá, thi đánh cầu lông…tạo không khí vui vẻ cho các dân tộc anh em khác cùng tham gia, hay như có thêm các chương trình mới như phần thi hoa hậu các dân tộc tại lễ hội, biểu diễn trang phục của dân tộc Cao Lan và các dân tộc anh em khác…. Ban tổ chức lễ hội cần xoá bỏ các thủ tục cũng như nghi thức quá rườm rà, phức tạp gây hạn chế tới việc tham gia lễ hội của cộng đồng như các quy định quá chặt chẽ về việc tham gia lễ hội cũng như sự đóng góp quá sức đối với người dân, dẫn đến tình trạng họ muốn tham gia mà không có đủ điều kiện đóng góp, có hình thức quản lý đối với các trường hợp kinh doanh buôn bán tràn lan gây lộn xộn trong lễ hội, các loại hàng hoá được buôn bán nên tập trung vào các loại vật lưu niệm là đặc trưng của lễ hội.

        Một số kinh nghiệm và bài học tổ chức ở các địa phương .1 Một số nét chung về lễ hội ở Việt Nam

          Trong phần hội, chú trọng tới các hoạt động văn hoá vân nghệ dân gian như: rước kiệu, hát xoan, hát ghẹo, múa rồng, múa sư tử, thả diều, thi nấu cơm, thi làm bánh chưng bánh giày…, thêm vào đó là các chương trình giao lưu văn hoá văn nghệ giữa các vùng miền, các dân tộc anh em ở các địa phương khác, các chương trình đêm thơ, triển lãm văn hoá, diễn xướng dân gian, hội trại…được tổ chức hoành tráng thu hút đông đảo thập khách tham gia. Cần có quy định cụ thể hơn của các cấp quản lý ở địa phương đối với việc duy trì các giá trị văn hoá truyền thống trong lễ hội của người Cao Lan, và các quy định cấm đối với các biểu hiện tiêu cực trong lễ hội như thủ tục rườm rà, bói toán, đốt vàng mã tràn lan, cờ bạc, bắt chẹt khách như thu vé gửi xe quá quy định, bán vé tràn lan…Những quy định cần được hướng dẫn cụ thể hơn để các cấp quản lý thực hiện, khắc phục tình trạng có văn bản chung mà chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện nên gây lúng túng trong công tác tổ chức và quản lý của cấp dưới và của chính cộng đồng dân cư.