MỤC LỤC
Là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh không hiệu quả, có nợ tồn đọng tại ngân hàng nên khi công ty V.S đề nghị mở một L/C nhập khẩu máy móc, trị giá 520 ngàn đô la Mỹ thì ngân hàng từ chối mở. Nhận xét về rủi ro, người mở L/C cũng chịu rủi ro do giá cả hàng hóa ảnh hưởng đến việc kinh doanh, ngân hàng phát hành chịu rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán, và ngân hàng chiết khấu là người chịu gánh chịu mọi rủi ro sau cùng do đã chiết khấu chứng từ cho khách hàng. Do hàng đã về đến cảng nhưng chưa có vận đơn gốc nên công ty A đề nghị ngân hàng phát hành thư bảo lãnh để nhận hàng và cho phép ngân hàng trích tài khoản ký quỹ của họ để thanh toán ngay cho người hưởng khi nhận được chứng từ, bất kể chứng từ như thế nào.
Ngân hàng sẽ xác định được những công ty có tình hình tài chính tốt, hoặc những công ty con có tình hình tài chính khá tốt, có bảo lãnh của công ty mẹ tốt, được cấp hạn mức tín dụng, hạn mức chiết khấu, không phải ký quỹ khi mở L/C. Ngoài ra, phòng quan hệ quốc tế luôn thực hiện cảnh báo cho các chi nhánh về các rủi ro quốc gia và rủi ro ngân hàng khi giao dịch với chính phủ, doanh nghiệp, và tổ chức tài chính (bao gồm chi nhánh của nó) tại một quốc gia. Tùy theo mức độ rủi ro mà các chi nhánh nên tránh hoặc chỉ giới hạn ở những khách hàng có tình hình tài chính tốt, hoặc tuyệt đối tránh giao dịch với một nước thường có chiến tranh, xung đột chính trị, khủng hoảng kinh tế, hoặc các tổ chức tài chính hay bị phá sản, phong toả tài sản, đình trệ kinh doanh.
Ngoài ra, các ngân hàng này đều có các chương trình đào tạo nhân sự bài bản bằng những khóa huấn luyện dài ngày ở trung tâm đào tạo của hội sở, trao đổi thông tin giữa các chi nhánh, học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lý của nhau. Hiện nay, đây là cách làm của các ngân hàng lớn trên thế giới có nhiều chi nhánh, lượng giao dịch lớn như Citibank có trung tâm xử lý tài chính thương mại ở Penang (Malaysia), Bank of New York có trung tâm xử lý ở Thượng Hải (Trung Quốc), American Express Bank có trung tâm tại Singapore. Có thể phân loại theo vai trò của ngân hàng tham gia thanh toán bao gồm: rủi ro đối với ngân hàng phát hành L/C, rủi ro đối với ngân hàng xác nhận, rủi ro đối với ngân hàng thông báo L/C và rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu… Ngoài ra, một ngân hàng hiện đại phải đối mặt các loại rủi ro sau: rủi ro hoạt động ngoại bảng, rủi ro tỷ giá, rủi ro công nghệ và hoạt động, rủi ro quốc gia.
Tăng trưởng hoạt động thanh toán quốc tế một phần là do kết quả từ chủ trương của BIDV về tăng trưởng hoạt động tín dụng về cho vay tài trợ thương mại đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. BIDV đã sử dụng chương trình dành riêng cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế với điểm nổi bật là các chi nhánh giao dịch trực tuyến, không phải xử lý qua trung tâm làm cho quá trình thực hiện giao dịch nhanh chóng và thuận tiện. Chương trình tập trung tất cả các dữ liệu tại hội sở chính, là công cụ hỗ trợ tích cực cho công tác quản trị điều hành của hội sở chính và cập nhật thông tin của toàn hệ thống chính xác kịp thời.
Ngoài một số chi nhánh lớn được phép giao dịch trực tiếp như Sở Giao dịch 1 chiếm khoảng 17% doanh số, Chi nhánh Tp.HCM chiếm 16%, Chi nhánh Hà Nội chiếm 7%.., hầu hết các chi nhánh còn lại đều phải giao dịch thông qua Hội sở. Từ khi hiện đại hóa, tất cả các chi nhánh đều sử dụng chương trình mới, Hội sở chính chỉ đóng vai trò quản lý chi nhánh và các hoạt động hỗ trợ cho các chi nhánh nhỏ đều thông qua Trung tâm tài trợ thương mại thuộc Ban kinh doanh đối ngoại. Với số lượng chi nhánh hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng nhiều làm cho tỷ trọng doanh số của các chi nhánh lớn giảm đáng kể, Sở giao dịch 1 chỉ chiếm khoảng 8%, Chi nhánh Tp.HCM chiếm 8,5%, Chi nhánh Hà Nội là 2%.
Nếu như phương thức thanh toán khác đều có bất lợi cho một phía là người mua hoặc người bán và ngân hàng chỉ là trung gian thanh toán thì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có nhiều tính năng ưu việt hơn và ngân hàng đóng vai trò quan trọng đảm bảo an toàn cho cả bên người mua lẫn người bán. Như đã trình bày trong phần cơ sở lý luận, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã được ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi thanh toán hàng hóa trong giao dịch thương mại quốc tế. Từ những phân tích trên đây có thể thấy ngoài việc nắm vững kiến thức về nghiệp vụ thanh toán L/C và nguyên tắc liên quan đến phương thức thanh toán này, một điều quan trọng nữa là cần phải xem xét và đánh giá khả năng xảy ra rủi ro cho ngân hàng khi sử dụng phương thức này.
Chính vì thế, bảng câu hỏi thăm dò ý các chi nhánh của BIDV về khả năng xảy ra rủi ro trong phương thức thanh toán L/C sẽ bao gồm những nội dung chính yếu như sau (tham khảo Bảng câu hỏi tại phụ lục 7). Những người nắm giữ những chức vụ quan trọng sẽ là người sẽ đáp ứng được yêu cầu trên như trưởng bộ phận thanh toán quốc tế, hoặc bộ phận dịch vụ khách hàng, hoặc trưởng chi nhánh phụ trách về thanh toán quốc tế, hoặc những người có chức vụ tương đương…. Phần câu hỏi thống kê (từ câu 1 - 4) sẽ phản ánh được tỷ trọng chi nhánh có hoạt động thanh toán quốc tế, tỷ trọng chi nhánh có sử dụng phương thức L/C và quy mô hoạt động thanh toán quốc tế của các chi nhánh.
Các phiếu hợp lệ là phiếu điền đầy đủ thông tin người trả lời và nếu đối tượng trả lời thuộc các chi nhánh có sử dụng phương thức thanh toán L/C thì phải trả lời đủ các câu hỏi trong phần câu hỏi thống kê và câu hỏi chính. Có nhiều chi nhánh cho rằng có những nghiệp vụ khác cũng chứa đựng rủi ro cho ngân hàng như thanh toán, kiểm chứng từ, gửi chứng từ… Nhưng chúng đều nằm trong nghiệp vụ chiết khấu nên sẽ không xem xét chúng một cách riêng lẻ. Theo thứ tự khả năng xảy ra rủi ro, thì loại rủi ro khi kiểm tra chứng từ (do nhiều nguyên nhân được xem là có nhiều khả năng xảy ra nhất cho ngân hàng khi chiết khấu chứng từ cho nhà xuất khẩu.
Theo chính sách của BIDV thì khi thực hiện chiết khấu miễn truy đòi thì khách hàng phải đáp ứng các điều kiện về tín dụng, có quan hệ giao dịch tốt với ngân hàng, nhân tố ngân hàng phát hành L/C cũng được xem xét một cách thận trọng và khoản phí cho dịch vụ này khá cao. Tuy dịch vụ này hiện chưa phát triển và sử dụng nhiều trong hệ thống BIDV, song về lâu dài khách hàng sẽ quan tâm hơn vì họ sẽ bán rủi ro cho ngân hàng để có được quay vòng vốn nhanh hơn và hiệu quả hơn. Mặc dù theo UCP500, ngân hàng phát hành chỉ từ chối thanh toán trong trường hợp bộ chứng từ có lỗi, nhưng trên thực tế nhiều trường hợp ngân hàng phát hành từ chối thanh toán do nhà nhập khẩu không thiện chí thanh toán hoặc ngân hàng phát hành gặp khó khăn.
Những chỉ tiêu đánh giá ngân hàng phát hành là những tiêu chí tham khảo và chưa quy định điều kiện cụ thể như tình hình tài chính, đánh giá của các tổ chức tài chính thế giới về mức độ uy tín thanh toán. Trường hợp L/C đã tu chỉnh thay đổi tên người hưởng, nhưng người hưởng cũ vẫn tiếp tục sử dụng L/C cũ để chiết khấu ở ngân hàng mà không đưa ra tu chỉnh L/C này, hoặc L/C có thể hủy ngang đã được tu chỉnh hủy, nếu ngân hàng thông báo không thu lại L/C gốc, có thể người hưởng gian lận để chiết khấu bộ chứng từ ở ngân hàng khác.