MỤC LỤC
Ban giám đốc gồm 2 người: đứng đầu là Giám đốc, người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước theo luật định; giúp việc cho Giám đốc có một Phó giám đốc phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công, phân cấp của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Giám đốc và người quản lý khác do Điều lệ Công ty quy định; quyết định mức lương, và lợi ích khác của người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó;.
- Kế toán tổng hợp: căn cứ vào số liệu trên sổ sách kế toán để thực hiện việc kiểm tra tính cân đối, chính xác trên các bảng kê, sổ chi tiết, sổ tổng hợp và nhật ký chứng từ kế toán; hướng dẫn và kiểm tra các phần hành kế toán thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép, hạch toán đúng nguyên tắc, chuẩn mực và phương pháp kế toán hiện hành; cung cấp thông tin tổng hợp và thông tin chi tiết cần thiết thuộc lĩnh vực kế toán phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả; cùng các phần hành kế toán hoàn thiện số liệu để lập báo cáo theo yêu cầu của ngành và cấp trên; tham gia vào công tác phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Kế toán nguyên vật liệu: phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình cung cấp vật liệu trên các mặt số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị và thời gian cung cấp; tính toán và phân bổ chính xác, kịp thời giá trị vật liệu xuất dùng cho các đối tượng khác nhau; kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện định mức tiêu hao vật liệu, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trường hợp sử dụng vật liệu sai mục đích gây lãng phí; thương xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức dự trữ vật liệu, phát hiện kịp thời các loại vật liệu ứ đọng kém phẩm chất chưa cần dùng và có biện pháp giải phóng để thu hồi vốn nhanh chóng hạn chế các thiệt hại cho Công ty; thực hiện kiểm kê vật liệu theo yêu cầu quản lý; lập các báo cáo về vật liệu; tham gia phân tích các kế hoạch về thu mua, dự trữ, sử dụng vật liệu. - Kế toán TSCĐ: ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình tăng giảm TSCĐ của toàn Công ty cũng như ở từng bộ phận trên các mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu, giá trị, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ ở các bộ phận khác nhau nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản; phản ánh và kiểm tra chặt chẽ các khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ; hàng tháng căn cứ vào nguyên giá TSCĐ hiện có và tỷ lệ khấu hao do Nhà nước quy định để tiến hành tính toán khấu hao cho các đối tượng; kiểm soát thường xuyên chặt chẽ các khoản thanh toán công nợ về đầu tư TSCĐ và sửa chữa TSCĐ.
- Thủ quỹ: thực hiện thu chi tiền mặt theo chứng từ thu – chi khi đã đủ điều kiện theo nguyên tắc; hàng ngày kiểm kê tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu với số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt; tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các khoản thu chi và tồn quỹ; thực hiện kiểm kê tiền mặt theo yêu cầu quản lý, lập báo cáo về thu chi tiền mặt; thực hiện các công việc khác khi được phân công.
Biên bản giao nhận tài sản cố định (mẫu số 01-TSCĐ), thẻ tài sản cố định (mẫu số 02-TSCĐ), biên bản xử lý TSCĐ (mẫu số 03-TSCĐ), biên bản xử lý tài sản cố định, biờn bản nghiệm thu, bảng tớnh và phõn bổ khấu hao TSCĐ, theo dừi tỡnh hỡnh khấu hao TSCĐ trong quý,. Những nghiệp vụ kinh tế hàng ngày được phản ỏnh trờn cỏc sổ chi tiết như: sổ chi tiết theo dừi tài khoản tiền vay, sổ chi tiết theo dừi thanh toỏn với nhà cung cấp, sổ chi tiết bỏn hàng, sổ chi tiết thanh toán với khách hàng, sổ chi tiết tài sản cố định. Tại Công ty, báo cáo quản trị không được lập định kỳ mà chỉ được lập khi có yêu cầu của nhà quản trị như một số báo cáo: Báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh; Báo cáo chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp; Báo cáo giá thành; Báo cáo sản lượng;.
Sau khi kết thúc năm tài chính, Công ty phải gửi báo cáo tài chính và báo cáo tình hình hoạt động trong năm theo quy định của pháp luật lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền như: Sở tài chính Hà Nội, Cơ quan kiểm toán nhà nước, Cục thuế Hà Nội, Cục thống kê Hà Nội, Tổng công ty Rượu – Bia – Nước giải khát Hà Nội.
- Đối với những khoản mục chi phí liên quan đến các loại sản phẩm của từng xí nghiệp thì tiến hành trực tiếp, còn những khoản mục chi phí liên quan đến nhiều loại sản phẩm thì Công ty sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp cho từng đối tượng hạch toán theo tiêu thức phân bổ thích hợp. Xuất phát từ đặc điểm chi phí sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất rượu mà Công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng loại nửa thành phẩm ở từng giai đoạn sản xuất và từng loại sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng khi đem nhập kho hoặc tiêu thụ trực tiếp. Do đặc điểm của sản xuất và đặc điểm của quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục cũng như yêu cầu quản lý cần tính giá thành nửa thành phẩm bán ra ngoài, Công ty đã áp dụng phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm.
Trên cơ sở các chi phí đã tập hợp ở từng giai đoạn công nghệ, từ giai đoạn I kết chuyển sang giai đoạn II và tiếp tục tính giá thành của nửa thành phẩm giai đoạn sau, cứ như vậy cho đến khi tính giá thành của thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng.
“Báo cáo sử dụng vật tư” từ các nhân viên thống kê tại các xí nghiệp, kế toán vật liệu xác định số vật liệu thực dùng, lập “Bảng tính giá vật liệu xuất” cho từng bộ phận sử dụng khác nhau. Từ “Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ”, kế toán giá thành tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng vào “Bảng kê số 4”và lấy số liệu tổng hợp ghi vào “Nhật ký chứng từ số 7”. Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và mở chi tiết theo từng xí nghiệp thành viên.
Cuối mỗi tháng, kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào số liệu chi tiết của vật liệu, công cụ, dụng cụ, các phiếu xuất kho để tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp.
Sản phẩm dở dang cuối kỳ của Công ty bao gồm nhiều loại có tính chất lý hóa khác nhau như: dịch lên men, cồn thô, dấm, các loại rượu mùi pha chế,…Để đánh giá sản phẩm dở dang, Công ty tiến hành kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang từng loại vào thời điểm cuối tháng tại từng xí nghiệp. Sản phẩm dở dang cuối kỳ ở Xí nghiệp Cồn là cồn thô, dấm,…Đối với xí nghiệp này, Công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp sản lượng ước lượng tương đương, tức là quy đổi các sản phẩm dở dang về tiêu chuẩn cồn tinh chế. Trên cơ sở các chi phí đã tập hợp ở từng giai đoạn công nghệ , từ giai đoạn I kết chuyển sang giai đoạn II và tiếp tục tính giá thành của nửa thành phẩm giai đoạn sau, cứ như vậy cho đến khi tính giá thành của nửa thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng.
Căn cứ vào Bảng tính giá thành Xí nghiệp Rượu mùi công đoạn đóng chai, kế toán xác định chi phí sản xuất phát sinh khi đóng từng loại chai (bao gồm: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC), kết hợp chi phí này với giá thành rượu nước sử dụng đóng chai để có tổng giá thành rượu đóng chai từng loại chai hoàn chỉnh.