Đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương - Chi nhánh Chợ Lớn

MỤC LỤC

Hồ sơ đề nghị vay vốn

• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép hành nghề còn hiệu lực đối với ngành nghề theo quy định. • Biên bản họp HĐQT(hoặc ban quản trị) của tổ chức pháp nhân chấp nhận cho thế chấp, cầm cố tài sản để vay vốn hoặc chấp nhận việc bảo lãnh của bên thứ ba để vay vốn theo đúng quy định của bảng điều lệ hoạt động của tổ chức pháp nhân. • Các tài liệu về tình hình tài chính như: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả HĐKD, báo cáo tình hình công nợ bảng kê vật tư hàng hoá, tồn kho, danh mục khấu hao TSCĐ tại thời điểm gần nhất.

• Giấy chứng minh mục đích sử dụng vốn như: hợp đồng mua bán vật tư, cung cấp dịch vụ, biên bản đối chiếu công nợ. • Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn như: hợp đồng mua bán vật tư, biên bản đối chiếu công nợ. Tùy theo đối tượng khách hàng vay vốn lần đầu tiên hay đã giao dịch với NH Kỹ Thương – CN Chợ Lớn có thể yêu cầu khách hàng thêm hoặc bớt một số giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc vay vốn.

Thẩm định khách hàng vay vốn

Trong thẩm định tư cách pháp lý CBTD rất quan tâm đến các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vì tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh là nguồn trả nợ thứ ba nếu khách hàng không trả được nợ. Mục tiêu chính là xem xét tiềm lực tài chính trên cơ sở đó đánh giá được khả năng của khách hàng về vốn chủ sở hữu, vốn chiếm dụng và vốn vay, hàng tồn kho, tài sản lưu động từ đó đánh giá được khả năng thanh toán nợ vay NH. Các khoản phải thu: cho thấy số vốn DN bị khách hàng chiếm dụng, các khoản phải thu phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và phương thức bán hàng của DN, đánh giá được khả năng thu hồi.

Nợ phải trả: là nguồn vốn chiếm dụng của các bạn hàng, xét về mặt lợi ích thì DN không phải trả lãi cho nguồn vốn này nhưng nếu các khoản phải trả này quá lớn thì ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Các khoản phải thu bình quân Thông qua chỉ tiêu chu kỳ kinh doanh sẽ đánh giá được mức độ quay vòng vốn, thời gian hàng tồn kho, khả năng và thời gian thu hồi được các khoản phải thu. Thông thường thì chu kỳ kinh doanh của thương mại nhỏ hơn 3 tháng, sản xuất khoảng 6-9 tháng , xây dựng khoảng 9-12 tháng….Tùy theo đặc điểm của mỗi DN mà ta cần phân tích chỉ tiêu này hay chỉ tiêu khác.

Trên cơ sở hồ sơ do khách hàng cung cấp kết hợp với tìm hiểu trên thị trường, CBTD phải đánh giá số lượng, chủng loại, đơn giá, chất lượng sản phẩm hàng hóa, điều khoản về thời hạn giao hàng và. Xem xét uy tín của người cung cấp, số lượng, chất lượng của nguyên liệu có phù hợp với yêu cầu của sản phẩm hay không, định mức hao phí nguyên vật liệu, phương thức thanh toán, thời gian giao hàng (điều này đặc biệt quan trọng với các DN, thực hiện sản xuất theo hình thức gia công). Những trường hợp khách hàng đã có hợp đồng đầu ra thì cần xem xét kỹ nội dung hợp đồng và hình thức của hợp đồng đặc biệt là các điều khoản về hàng chất lượng hiệu lực hợp đồng, thời gian giao hàng, điều khoản thanh toán.

Những trường hợp chưa có hợp đồng đầu ra cần phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng đó trên thị trường, tình hình tồn kho, phương thức bán hàng và khả năng bán hàng của khách hàng để đánh giá khả năng tiêu thụ và phải đặc biệt lưu ý phân tích kỹ những trường hợp khách hàng mới kinh doanh mặt hàng đó chưa có kinh nghiệm. Các chính sách, phương thức bán hàng tiêu thụ sản phẩm, sản lượng doanh số bán hàng của loại sản phẩm đó, hàng tháng cũng như trong thời kỳ trước đó, và dự kiến tình hình tiêu thụ trong thời gian tới.  Trong trường hợp khách hàng chưa có hợp đồng đầu ra: trên phương thức kinh doanh, doanh số bán hàng tháng, CBTD đánh giá khả năng và thời gian tiêu thụ hàng, thời gian thu hồi vốn của phương án để xác định nguồn trả nợ và thời hạn cho vay.

Căn cứ vào khả năng về TSĐB của từng khách hàng tình hình SXKD và uy tín của khách hàng, mức độ khả thi của phương án mà TCB và khách hàng thỏa thuận về biện pháp và TSĐB nợ vay cho phù hợp như thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba. Khi phân tích kế hoạch kinh doanh cho bất cứ DN nào, thì cũng phải tiến hành đánh giá các yếu tố không chỉ trong DN mà còn cả từ HĐKD của các đối thủ cạnh tranh và môi trường kinh doanh hiện tại. Xem xét khách hàng đã từng vay ở những NH nào, việc trả nợ ra sao, có bị vướng vào khoản nợ đáng chú ý không, năng lực trả nợ và uy tín của khách hàng trong những lần vay đó, riêng đối với NH mình thì liên lạc với nội bộ NH để biết tình hình về khách hàng thật kỹ khi đi đến quyết định cho vay.

Các sản phẩm và dịch vụ khách hàng doanh nghiệp

Thấu chi doanh nghiệp

TCB cung cấp cho Quý DN một hạn mức thấu chi để đáp ứng những nhu cầu vốn thiếu hụt tạm thời như trả lương nhân viên, ứng trước tiền hàng, nộp thuế, thanh toán tiền điện thoại…trong thời gian ngắn nhất. Tài trợ nhà cung cấp tạo cơ hội cho Quý DN được tiếp cận vốn vay ở cả khâu trước và sau giao hàng trên cơ sở hợp đồng mua bán/đơn đặt hàng từ Người mua hoặc hoá đơn bán hàng cho Người mua. Nhờ sản phẩm Tài trợ nhà cung cấp, Quý DN có thể bán hàng với thời gian trả chậm cho Người mua nhưng vẫn được NH tài trợ vốn tức thời, từ đó tăng khả năng cạnh tranh, củng cố quan hệ bạn hàng với Người mua và phát triển hoạt động SXKD hiệu quả.

Sản phẩm Tài Chính Kho Vận Trọn Gói (Logistics Financing) hướng đến hỗ trợ tài chính cho những DN kinh doanh hàng hoá trong nước hoặc xuất khẩu, có nhu cầu về vốn ngay khi hàng hoá sản xuất ra còn chưa được tiêu thụ và mong muốn một tỷ lệ cho vay cao nhất trên giá trị lô hàng với những điều kiện ưu đãi nhất. Quý DN chuẩn bị thực hiện dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đang cần một nguồn vốn lớn để thực hiện dự án đó nhưng chưa tìm được một sản phẩm tín dụng cạnh tranh với các thủ tục cho vay được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi. Cơ cấu cho vay theo ngành nghề cũng có sự thay đổi đáng kể từ việc tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực thương mại giảm từ 50% xuống 43% và chuyển dịch từ cho vay sản xuất và chế biến giảm từ 29% xuống 4%.

Các sản phẩm dịch vụ chính do TCB cung cấp cho các KHDN trong năm 2004 bao gồm: Huy động vốn từ DN và các TCKT, TDDN, thanh toán trong nước và quốc tế, bảo lãnh, ngoại hối và các dịch vụ NH khác. Đây có thể coi là lĩnh vực hoạt động thành công của TCB trong năm vừa qua, với những cải tiến đáng kể về chất lượng và số lượng các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Công tác phát triển và đa dạng hoá sản phẩm cũng góp phần mang lại nhiều sự lựa chọn và thuận tiện hơn cho khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh cho TCB trong năm 2004.

Đạt được mức tăng trưởng này là do trong năm qua, trên cơ sở định hướng khách hàng, TCB đã giữ mặt bằng lãi suất cạnh tranh với thị trường với các sản phẩm như Tiết kiệm phát lộc, Tiết kiệm điện tử, đồng thời cũng đã đưa ra thị trường một số sản phẩm huy động mới như sản phẩm F@stSaving, huy. TCB phấn đấu trong năm 2005 sẽ xây dựng được thêm nhiều sản phẩm tài chính, đưa NH trở thành một “siêu thị tài chính trọn gói” dành cho các KHCN và DN. Chất lượng tín dụng của TCB được duy trì và kiểm soát chặt chẽ, lượng dự phòng rủi ro tín dụng cũng được kiểm soát thường xuyên, đảm bảo an toàn cho hoạt động của NH.

Với sự trợ giúp của công nghệ , năng suất lao động trong năm 2005 được cải thiện, quy trình cung ứng các sản phẩm mới được triển khai và hoàn thiện, các cân đối lớn của NH như huy động, cho vay, cơ cấu dư nợ ngắn – trung – dài hạn được quản lý tốt hơn.