Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á

    Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội do phòng Tín dụng và Thanh toán quốc tế thực hiện theo quyết định số 959.1 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Á Châu ngày 01/07/1999 về việc ban hành Quy chế cho vay của Ngân hàng TMCP Á Châu đối với khách hàng. - Nhân viên tín dụng có nhiệm vụ tiếp xúc, tìm hiểu và hướng dẫn khách hàng thủ tục xin vay như : tư cách pháp lý của khách hàng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng, khả năng vay vốn, tài sản thế chấp, cầm cố, thực trạng tình hình công nợ của khách hàng. Tổng nguồn vốn đầu tư dự án: Thẩm định chi phí đầu tư là phân tích, đánh giá mức chính xác trong tính toán nhu cầu về vốn đầu tư căn cứ vào nội dung các hạng mục công trình của dự án đầu tư, tổng dự toán công trình đã được phê duyệt, các biểu giá do Nhà nước quy định, giá cả thị trường.

    Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam được thành lập từ năm 1995 theo mô hình Tổng Công ty 91 trên cơ sở tập trung các doanh nghiệp vận tải biển hàng đầu trong cả nước, các cảng biển và các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng hải. Trong một vài năm tới, nhu cầu đầu tư của Tổng Công ty còn rất lớn mà chủ yếu là do đầu tư vào đội tàu, nguồn vốn đầu tư cũng vẫn chủ yếu là nguồn vốn vay và do lợi nhuận, khấu hao có thể sử dụng cho tái đầu tư, kể cả nguồn vốn Ngân sách cấp (nếu có) không tăng tương ứng. Theo báo cáo nghiên cứu tình hình thị trường thuê- mua tàu container năm 1999 của MAERSK BROKER K/S, mức tăng trưởng của đội tàu container thế giới năm 1999 đạt 8,1%, tương đương với tổng công suất 4,3 triệu TEU.

    Ngoài các lý do kể trên còn một yếu tố quan trọng nữa góp phần làm tăng mạnh nhu cầu vận tải bằng container và gây lên sự thiếu hụt các loại tàu vận tải container đó là việc mở thêm các tuyến vận chuyển container tầm ngắn sử dụng tàu công suất 1.000- 2.000 TEU chạy Feeder để chuyển tải hàng hoá tới các cảng trung chuyển lớn và việc xây dựng hàng loạt cảng container của các nước trong khu vực. Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam tìm kiếm một khoản vay 5 năm với tổng trị giá 3.780.000 USD của ngân hàng do Ngân hàng TMCP Quân Đội làm Ngân hàng đầu mối, các ngân hàng đồng tài trợ là Vietcombank, Ngân hàng TMCP Hàng Hải và Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội. Nguồn vốn đầu tư vào tài sản cố định của Tổng Công ty chủ yếu từ vay ngân hàng, nguồn vốn khấu hao dành cho việc tái đầu tư ; mức tăng vốn chủ sở hữu từ nguồn lợi để lại và nguồn vốn Ngân sách cấp khá thấp.

    Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, một trong những mục tiêu chiến lược phát triển quan trọng nhất của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam là đầu tư, phát triển đội tàu nhằm nhanh chóng trẻ hoá và cơ cấu lại đội tàu theo hướng chuyên dụng phù hợp với xu thế phát triển của các phương thức vận tải tiên tiến trên thế giới và trong khu vực. Để thực hiện mục tiêu này, Tổng Công ty và các đơn vị thành viên trong thời gian qua đã tập trung đầu tư nhiều tàu chuyên dụng để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá nội địa và hàng hoá xuất – nhập khẩu của đất nước. Theo thông lệ, khi cho thuê định hạn( trừ trường hợp cho thuê với điều khoản đặc biệt) bên thuê tàu phải trả tiền thuê tàu được tính theo ngày hoạt động, chi phí cảng biển, dịch vụ hàng hải, biến bãi, xếp dỡ, thuê vỏ container, chi phí nhiên liệu.

    Bảng 5: Tình hình tài chính của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.
    Bảng 5: Tình hình tài chính của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.

    MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

    Kết quả đạt được

    - Các cán bộ đều có trình độ Đại học chuyên ngành trở lên, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc. - Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội nói riêng và toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Á Châu nói chung đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo nhân viên tín dụng( đã ký hợp đồng đào tạo với Ngân hàng Far East Bank and Trust Company, Philipin và triệu tập nhiều khoá học tại ACB Hội sở do các chuyên gia của FEB giảng dạy, đã cử nhiều nhân viên tham gia các khoá học về tín dụng do Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng nước ngoài, các dự án quốc tế tài trợ). Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội đã trang bị hệ thống máy tính hiện đại, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân viên tín dụng, đảm bảo mỗi người một máy tính, một điện thoại và ô chỗ ngồi riêng biệt, yên tĩnh để xử lý công việc được chính xác và tập trung.

    Ngoài ra, hàng ngày Phòng Tín dụng còn được cung cấp nhiều sách báo, tạp chí, tài liệu tham khảo cần thiết cho việc khai thác và tiếp nhận thông tin như : Báo Đầu tư, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Kinh tế Sài Gòn, Giá cả thị trường,.

    Một số hạn chế còn tồn tại của Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội - Thông tin số liệu

    Khi thẩm định, Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc điều tra, xem xét lại số liệu vốn đầu tư ban đầu mà Chủ dự án cung cấp có mức độ hợp lý đến đâu. Công việc này ở Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội chủ yếu áp dụng phương pháp định lượng và so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành, so với chỉ tiêu bình quân ngành để tìm ra tính cạnh tranh. Một số khoản mục chi phí rất khó xác định như : chi phí tiêu thụ, chi phí ngoài sản xuất, chi phí quảng cáo và các phí khác.

    Mức chi này hiện chưa có quy định khống chế theo tỷ lệ nào do đó khó xác định được tổng chi phí hợp lý, dẫn đến việc xác định sai chỉ tiêu lợi nhuận. Mặt khác, khi tính thời gian thu hồi vốn đầu tư, Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội thường so sánh giá trị luỹ kế của lợi nhuận và khấu hao hàng năm với tổng vốn đầu tư mà không tính đến yếu tố thời gian của tiền. Việc thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội mới chỉ dừng ở mức phân tích trạng thái tĩnh, chưa đi sâu phân tích những biến động của thị trường, môi trường kinh tế, môi trường chính trị và các yếu tố ảnh hưởng khác.

    Vì vậy, việc thẩm định dự án chưa chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của môi trường đến dự án, do đó không đề ra được những biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro gây ra bởi các nguyên nhân khách quan. Khi đó, dòng tiền mà dự án thực sự thu được sẽ giảm đi so với việc tính toán và nguồn trả nợ theo tính toán của Ngân hàng sẽ không đúng.

    Nguyên nhân

    Rừ ràng cỏch tớnh khả năng trả nợ của dự ỏn trong những năm dự ỏn cú lợi nhuận âm được xác định như vậy là không chính xác. Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội vẫn còn nhiều điều theo tôi là bất hợp lý. Mặt khác, phương pháp thẩm định của Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội còn mang tính chất truyền thống là dựa vào kinh nghiệm cá nhân của các cán bộ thẩm định mà tiếp cận chưa nhiều với các phương pháp thẩm định hiện đại.

    + Là một ngân hàng TMCP mới được thành lập 7 năm, do đó đối với Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội nói riêng và Ngân hàng TMCP Á Châu nói chung, hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư chưa phải là một hoạt động truyền thống và chưa là một thế mạnh của Ngân hàng. Chính vì thế, mặc dù đội ngũ cán bộ thẩm định có trình độ về lĩnh vực tài chính nhưng lại chưa có kinh nghiệm, chưa hiểu biết sâu về các khía cạnh kỹ thuật và xây dựng cơ bản. Đối với các khách hàng này do họ có quan hệ tốt , có uy tín với Ngân hàng nên công tác thẩm định đối với các dự án của họ bị xem nhẹ.

    Lợi dụng điều đó, một số khách hàng đã cung cấp cho Ngân hàng TMCP Á Châu Hà Nội những thông tin sai lệch, không chính xác để đạt được mục đích là vay được vốn. - Các văn bản hướng dẫn về chế độ, quy định về quản lý đầu tư, thẩm định của Nhà nước còn chồng chéo nhau, chưa đầyđủ, thiếu tính ổn định, thủ.