MỤC LỤC
Các công trình có tính khởi đầu về trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là “The Grotian Conception of International Society” (Quan niệm theo trường phái Grotian về xã hội quốc tế) của Hedley Bull năm 1966 và “Hobbes and International Society” (Hobbes và xã hội quốc tế”) của Hedley Bull năm 1981 (được xuất bản lại trong sách “Hedley Bull on International Society” do Alderson và Andrew Hurrel chủ biên năm 2000); “From International System to International Society: Structural Realism and Regime Theory Meet the English School” (Từ hệ thống thế giới tới xã hội thế giới: Chủ nghĩa hiện thực cấu trúc và Thuyết thiết chế có điểm đồng với trường phái lý luận Anh Quốc, Tạp chí International Organisation, số 47(3), 1991) của Barry Buzan năm 1993. “China engages Asia: Reshaping Regional order” (Trung Quốc can dự Châu Á:. Thay đổi Trật tự khu vực, Tạp chí International Security, Số 29/3, năm 2004) của David Shambough; "Great powers and Hierarchical order in South East Asia: Analyzing Regional Security Strategies" (Nước lớn và trật tự thứ bậc ở Đông Nam Á: Phân tích chiến lược an ninh khu vực, Tạp chí International security, Số 3/3, năm 2008) của Evelin Goh; “East Asian Order Formation And Sino-Japanese Relations” (Sự hình thành Trật tự Đông Á và quan hệ Trung – Nhật, đăng trên trang web của Trung Tâm nghiên cứu kinh tế, Nhật bản, năm. 2007) của Men Hongwa; “East Asian order and China’s role: A Historical Perspective” (Trật tự Đông Á và vai trò của Trung Quốc: một quan điểm lịch sử;.
Có một số chuyên đề và đề án của Bộ ngoại giao mà tác giả được tiếp cận (thuộc diện không công khai) đã phân tích một số khía cạnh khác nhau của vấn đề trật tự khu vực, như điều chỉnh trong mục tiêu, chính sách, biện pháp, công cụ thực thi chính sách đối ngoại của Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, biện pháp ứng phó của ASEAN trước sự gia tăng cạnh tranh của các nước lớn trong khu vực; xem xét vai trò của các thể chế đa phương quốc tế và khu vực trong việc tạo lập và duy trì trật tự khu vực thông qua việc xây dựng các quy tắc, chuẩn mực ứng xử khu vực và quốc tế, xây dựng các “luật mềm”, luật cứng trong quan hệ quốc tế, kể cả luật pháp quốc tế, trên cơ sở đó đã đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam. Các công trình nói trên đã có nhiều đóng góp căn bản vào việc luận giải đường lối đối ngoại của Việt Nam thời gian qua, xác định hướng đi đối ngoại của Việt Nam thời gian tới, tuy nhiên mới xác định được một số định hướng lớn cho đối ngoại gắn với cục diện khu vực và thế giới, chưa đề xuất cách thức định vị Việt Nam trong trật tự khu vực, và chưa đề xuất phương hướng thúc đẩy hợp tác ASEAN trong trật tự khu vực đến năm 2020.
Đóng góp về học thuật của luận án là thúc đẩy nghiên cứu vai trò của các nước vừa và nhỏ trong quan hệ quốc tế, khẳng định các nước vừa và nhỏ có thể tác động vào việc xác lập trật tự khu vực và thế giới trong một số điều kiện nhất định và đó chỉ rừ cỏc điều kiện đú, đồng thời ỏp dụng cỏc điều kiện mang tớnh quy luật đó vào thực tiễn hoạt động của ASEAN để dự báo vai trò của ASEAN tới năm 2020. Đóng góp về mặt chính sách của luận án là tạo thêm cơ sở lý luận mang tính khoa học cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh trật tự Đông Á đang có nhiều biến động trong những năm tới.
Đóng góp về phương pháp nghiên cứu của luận án là việc xây dựng và áp dụng một khung phân tích tương đối hoàn chỉnh về trật tự thế giới để giải thích trật tự khu vực Đông Á. Đặc biệt, luận án đã tiếp cận có hệ thống và có tầm nhìn rộng hơn cho chính sách tham gia ASEAN của Việt Nam, kiến nghị được định hướng tham gia ASEAN vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính cụ thể.
Nước nhỏ có thể có 5 lựa chọn trong quan hệ quốc tế: (1) thụ động (chấp nhận môi trường bên ngoài); (2) chủ động (tác động để thay đổi môi trường xung quanh); (3) tự vệ (duy trì nguyên trạng); (4) biệt lập (tránh bị gia tăng phụ thuộc vào môi trường bên ngoài); (5) hạn chế bị phụ thuộc (là sự kết hợp giữa phương pháp tự vệ và chủ động, theo đó các quốc gia vừa tiết kiệm nguồn lực quốc gia để hạn chế vào sự phụ thuộc vào bên ngoài, mặt khác gia tăng vị thế thông qua tăng cường vai trò trong các tổ chức, thể chế quốc tế bằng các biện pháp như làm trung gian, hòa giải; hoặc tập trung vào một số ít sản phẩm chiến lược và đa dạng hóa đối tác thương mại..). Trong khi bá quyền Anh sử dụng công cụ quân sự và kinh tế chinh phạt thuộc địa, mở rộng lãnh thổ và thiết lập trật tự quân sự, chính trị, kinh tế và văn hóa phục vụ lợi ích của mình ở khắp các châu lục khác thì tại châu Âu, Anh liên minh với Hà Lan, Bồ Đào Nhà và Đức để đối trọng với liên minh Pháp – Tây Ban Nha, tạo thành trật tự cân bằng quyền lực giữa hai nhóm nước này, và sau đó là trật tự hòa hợp quyền lực sau khi Đức, Áo, và Nga cùng tham gia thiết lập trật tự an ninh của châu Âu.
Về khu vực Đông Á, Đại hội X nhận xét: “tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên giữa các nước; những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội ở một số nước..” [192, 74] phản ảnh Đảng tiếp tục nhận diện rừ một số nhõn tố tỏc động ảnh hưởng tới trật tự khu vực và thế giới hiện hành (là quá trình tranh giành và chuyển dịch quyền lực, cùng các vấn đề mới nổi như giành giật tài nguyên, các xu thế chính trị mới), tuy nhiên chưa đánh giá đầy đủ bản thân trật tự đó đang thay đổi theo xu hướng nào. Tuy vậy, vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, nhất là tranh giành ảnh hưởng, tranh chấp chủ quyền biển, đảo, tài nguyờn..” [193, 96] trong đú Đảng ghi nhận rừ vai trũ xõy dựng Cộng đồng của ASEAN khi nhận xét “Các nước ASEAN bước vào thời kỳ hợp tác mới theo Hiến chương ASEAN và xây dựng Cộng đồng dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội; hợp tác với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu; mặt khác, ASEAN cũng đang phải đối phó với những thách thức” [193, 96]. Cụ thể, Việt Nam nên (1) mạnh dạn ủng hộ các tiến trình hợp tác khu vực về quốc phòng, an ninh, sẵn sàng tăng cường hàm lượng ngoại giao quốc phòng trong quan hệ với tất cả các nước lớn có lợi ích ở khu vực, cả song phương và đa phương, linh hoạt điều chỉnh nội hàm, mức độ và thời điểm hợp tác để duy trì cân bằng ảnh hưởng của các nước lớn trong từng thời kỳ; (2) tăng cường ủng hộ các khuôn khổ, cơ chế hợp tác khu vực có tác dụng duy trì cân bằng ảnh hưởng của các nước lớn như ARF, ADMM+, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), cùng ASEAN củng cố vai trò của các cơ chế này trong cấu trúc an ninh khu vực.
Mặt khác, do quá trình liên kết ASEAN với bên ngoài có xu hướng gây phân cực ASEAN thành hai tiểu khu vực Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa, Việt Nam cần khuyến khích kết nối Đông - Tây để gắn kết hai tiểu khu vực, tránh để hai tiểu khu vực này phát triển độc lập theo các mô hình phát triển riêng (Đông Nam Á hải đảo phát triển hơn hòa nhập vào sự phân công lao động khu vực; Đông Nam Á lục địa kém phát triển hơn chỉ tập trung cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ cho các nước khác trong khu vực). Đường lối đối ngoại của Đại hội XI về cơ bản sẽ tiếp tục phù hợp với xu thế phát triển của trật tự khu vực Đông Á đến năm 2020, tuy nhiên chính sách đối ngoại Việt Nam cần được tiếp tục bổ sung, cập nhật và cụ thể hóa thành các mục tiêu, nguyên tắc, định hướng và phương châm hành động riêng để Việt Nam có thể nâng cao vị thế và phát huy vai trò trong cả 3 dạng thức cơ bản của trật tự khu vực Đông Á đến năm 2020, tương ứng với 3 mục tiêu chính của các nước vừa và nhỏ trong khu vực là bảo đảm an ninh, phát triển kinh tế và nâng cao vai trò và vị thế quốc tế.