Thực trạng hạch toán chi phí vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp tại Nhà máy Len Hà Đông

MỤC LỤC

Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Căn cứ vào quá trình tập hợp chi phí sản xuất ở Nhà máy len Hà Đông, xin lấy số liệu thực tế trên các chứng từ, sổ kế toán tháng 12 năm 2001 của Nhà máy làm số liệu minh hoạ. Tại Nhà máy len Hà Đông tất cả các nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm, tức là có thể kiểm soát được sự có mặt của chúng ở trong sản phẩm thì đều được coi là nguyên vật liệu trực tiếp chúng tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm. Khi đã xác định được chi phí của vật liệu xuất dùng cho từng đối tượng, kế toán vật tư sẽ lập “Bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ” cho từng tháng có thể khái quát quá trình tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Nhà máy qua sơ đồ sau.

Tại Nhà máy Len Hà Đông, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm toàn bộ các khoản thù lao phải trả cho người lao động trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm, các khoản trích theo lương cho các quĩ BHXH (15 %), BHYT (2%), KPCĐ (2%). Tài khoản này mở chi tiết cho từng phân xưởng, sau đó lại mở chi tiết cho từng sản phẩm. Do có đặc điểm sản xuất phức tạp, sản xuất nhiều loại sản phẩm trên các dây chuyền và công đoạn khác nhau nên tiền lương được chi trả theo hai hình thức sau :. - Trả lương theo thời gian: áp dụng cho những công nhân và bộ phận không thể hạch toán riêng khối lượng sản phẩm, công việc cho từng người được như tổ giặt, tổ xé trộn ở Phân xưởng Len 1, Phân xưởng nhuộm. Đối với cách trả lương này, tiền lương thời gian được căn cứ vào các chứng từ ban đầu là bảng chấm công. Định kỳ 2 đến 3 ngày, nhân viên thống kê tại các phân xưởng có nhiệm vụ ghi chép chấm công từng người, cuối tháng gửi bảng chấm công và báo cáo tình hình sản xuất lên Phòng Kế toán - Tài chính. Tại đây, kế toán căn cứ vào bảng chấm công tại phân xưởng, bậc lương cơ bản để tính ra tiền lương hàng tháng phải trả cho từng công nhân. x Số công thực tế đi. Ngoài tiền lương thời gian phải trả, ở đây công nhân viên còn được hưởng phụ cấp làm đêm, phụ cấp độc hại và các khoản phụ cấp được trả hàng tháng cho những người chịu trách nhiệm về Nhà máy như Giám đốc, Phó giám đốc,Trưởng phòng, phó phòng, quản đốc, phó quản đốc, tổ trưởng,.. Vì vậy, lương thực tế trả cho công nhân viên ở đây sẽ là : Tiền lương. hàng tháng = Tiền lương thời gian + Phụ cấp các loại Có thể thấy cách tính lương qua thời gian theo bảng sau : Biểu số 6. STT Họ và tên Bậc lương. Lương thời gian. lươngcơ bản). Cơ sở để tính tiền lương tại Nhà máy là các bảng chấm công, sổ ghi sản lượng, các quy định của Nhà nước và đơn giá tiền lương áp dụng cho mỗi loại sản phẩm ở mỗi giai đoạn chế biến. Tiền lương cơ bản được tính vào từng phân xưởng dựa trên căn cứ mức lương tối thiểu do Nhà nước qui đinh và hệ số lương cấp bậc của từng công nhân sản xuất trong Nhà máy.

Đối với các phân xưởng sản xuất sản phẩm thì CFSX chung ngoài các khoản nêu trên còn bao gồm khoản chi phí sửa chữa máy móc thiết bị và chi phí về nhiên liệu (hơi).). Căn cứ vào các bảng phân bổ vật liệuvà công cụ dụng cụ, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ cùng các Nhật ký – chứng từ khác có liên quan, hàng tháng kế toán chi phí tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh trên bảng kê số 4 và số 5. Hàng tháng để phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm và công tác quản lý, kế toán Nhà máy tiến hành tổng hợp CFSX kinh doanh trên bảng kê số 4,5 theo quý bằng cách tổng cộng từng khoản mục chi phí trên các bảng kê số 3,4 của tong tháng.

Kế toán Nhà máy căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, tính chất cung cấp và sử dụng các loại sản phẩm của Nhà máy đã xác định đối tượng tính giá thành tại Nhà máy là từng loại sản phẩm cụ thể nhập kho. Để tính được giá thành sản phẩm, kế toán phải xác định được chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ bằng cách tiến hành kiểm kê và đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Căn cứ vào biên bản này, căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm cơ cấu chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm, kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang.

Ví dụ : Đối với sản phẩm là len các loại, do sản xuất trên dây chuyền máy móc hiện đại nên chi phí chế biến chiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Do đặc điểm Nhà máy là sản xuất nhiều loại sản phẩm trên các dây chuyền khác nhau nhưng nhìn chung, kế toán nhà máy áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn và phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ giá thành. Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy sẽ căn cứ vào số liệu được tổng hợp trên "Bảng tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm" và "Bảng đánh giá sản phẩm dở dang" của kỳ này, kỳ trước để tính giá thành sản phẩm.

Trước hết kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung của toàn doanh nghiệp vào hai phân xưởng len I và len II theo chi phí nhân công trực tiếpTrong quá trình tập hợp chi phí sản xuất chung kế toán tập hợp riêng cho phân xưởng len I và len II, còn phân xưởng cơ điện thì được tập hợp và phân bổ cho 2 phân xưởng trên. - Bước 1: Kế toán xác định tổng giá thành thực tế sản phẩm theo từng khoản mục chi phí (đối với những chi phí tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm) và xác định tổng giá thành thực tế cho nhóm sản phẩm theo khoản mục chi phí (đối với những chi phí tập hợp theo nhóm sản phẩm). Giá thành đơn vị kế hoạch của SF loại I theo từng khoản mục - Bước 3 : Xác định giá thành thực tế của từng loại sản phẩm theo từng khoản mục chi phí (đối với những chi phí tập hợp theo nhóm sản phẩm).

Chi phí NVL trực tiếp được tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm, còn các chi phí nhân công trực tiếp, CFSX chung sẽ tiến hành tập hợp chung cho cả hai loại, sau đó, phân bổ và tính giá bằng phương pháp tỷ lệ.

BẢNG KÊ SỐ 3
BẢNG KÊ SỐ 3