MỤC LỤC
Theo mục đích của khóa luận này, chúng tôi tập trung vào phương pháp kiểm tra viết mà chủ yếu đó là phương pháp kiểm tra viết bằng trắc nghiệm khách quan và kĩ thuật viết câu trắc nghiệm khách quan. TNTL không có nghĩa là chủ quan và TNKQ không hoàn toàn là khách quan mà cả hai cùng bổ sung và được sử dụng tùy thuộc vào hoàn cảnh và yêu cầu của quá trình kiểm tra. - Do đặc thù của hình thức kiểm tra này là học sinh trình bày câu trả lời tự do hoặc có giới hạn nên ưu điểm nổi bật là phát huy khả năng tư duy sáng tạo của học sinh, rèn luyện cho học sinh thói quen trình bày vấn đề một cách khoa học, logic, tổng quát hóa.
- Do số lượng câu hỏi trong một bài trắc nghiệm nhiều nên dễ phân bố đều khắp các môn học, buộc học sinh phải tự giác học kĩ tất cả nội dung kiến thức, tránh tình trạng “học tủ, học lệch”. - Với sự hỗ trợ của các phần mềm xáo trắc nghiệm, có thể soạn các đề thi tương tự có cùng nội dung, bằng cách thay đổi thứ tự các câu hỏi và phương án trả lời, tránh được tình trạng học sinh quay cóp.
- Loại trắc nghiệm này có tầm áp dụng rộng rãi nhất trong các hình thức TNKQ và đáp ứng được về độ giá trị và độ tin cậy. - Trong cùng một thời gian chúng ta có thể kiểm tra được một phạm vi rộng về kiến thức của học sinh so với các loại trắc nghiệm khác. - Loại câu hỏi nhiều lựa chọn có thể dùng để thẩm định được các mức độ của học sinh: khả năng nhớ, hiểu, vận dụng, tổng hợp.
- Phần dẫn nên viết dưới dạng “một phần của câu hay câu hỏi khi muốn nhấn mạnh nhưng phải đảm bảo phần dẫn và phần lựa chọn khi ghép lại phải thành một cấu trúc đúng ngữ pháp và chính tả.”. Để xây dựng được các phương án nhiễu tốt nên dựa vào những sai lầm phổ biến của học sinh hay các trường hợp khái quát không đầy đủ.
* Nguyên tắc chung đối với các phương án trả lời ở câu TNKQ nhiều lựa chọn. - Phương án đúng phải có tương quan thuận với tiêu chí đã định, tức là số học sinh trả lời đúng ở nhóm cao phải nhiều hơn số học sinh trả lời đúng ở nhóm thấp. - Phương án nhiễu (hay còn gọi là mồi nhử) phải có tương quan nghịch với tiêu chí đã định, tức là số học sinh trả lời sai ở nhóm cao phải ít hơn số học sinh trả lời sai ở nhóm thấp.
Với phần mềm này, công việc phân tích một đề kiểm tra TNKQ, các câu hỏi TNKQ..thật là đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng. Chương trình này sẽ cho ta các bảng dữ kiện liên quan đến : - Chấm điểm bài trắc nghiệm theo đáp án đã cho. - Phân tích các câu trắc nghiệm (phân tích các chỉ số thống kê: độ khó, độ phân biệt, độ giá trị, độ tin cậy..).
Ngoài ra, chương trình này cũng cung cấp nhiều chi tiết khác liên quan đến việc phân tích bài trắc nghiệm mà người nghiên cứu cần biết. Bước 1: Nhập dữ liệu theo bảng trả lời (chưa chấm điểm) của học sinh, gọi tên file này là: <TÊN FILE.DAT>.
- Điều kiện xác định của phương trình là những điều kiện của ẩn x để các biểu thức trong phương trình đều có nghĩa. - Hai phương trình được gọi là tương đương nếu chúng có tập nghiệm bằng nhau (có thể rỗng). - Nếu thực hiện các phép biến đổi trên một phương trình mà không làm thay đổi điều kiện xác định của phương trình thì ta được một phương trình mới tương đương.
+ Vận dụng được tính chất của bất đẳng thức hoặc dùng phép biến đổi tương đương chứng minh một số bất đẳng thức đơn giản. + Biết vận dụng bất đẳng thức giữa trung bình cộng và trung bình nhân của hai số vào việc chứng minh một số bất đẳng thức hoặc tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của biểu thức đơn giản. + Biết khái niệm hai bất phương trình tương đương, các phép biến đổi tương đương các bất phương trình.
+ Vận dụng được phép biến đổi tương đương bất phương trình để đưa một bất phương trình đã cho về dạng đơn giản hơn. + Vận dụng được định lí về dấu của nhị thức bậc nhất để lập bảng xét dấu các nhị thức bậc nhất, xác định tập nghiệm của các bất phương trình tích các nhị thức bậc nhất và bất phương trình chứa ẩn ở mẫu. Hiểu khái niệm bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn, nghiệm và miền nghiệm của chúng.
Biểu diễn được miền nghiệm của bất phương trình và hệ bất phương bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng tọa độ. + Vận dụng định lí về dấu của tam thức bậc hai để giải các bài toán tam thức bậc hai không đổi dấu với mọi x ∈R. + Giải thành thạo các bất phương trình bậc hai, bất phương trình tích, bất phương trình chứa ẩn ở mẫu thức.
+ Biết áp dụng việc giải bất phương trình bậc hai để giải một số bài toán liên quan đến phương trình bậc hai như: điều kiện để phương trình có nghiệm, có hai nghiệm trái dấu. Hiểu cách giải một số phương trình và bất phương trình quy về bậc hai như phương trình và bất phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối và trong dấu căn bậc hai. Tôi đã thiết kế 2 đề kiểm tra một tiết TNKQ chương IV Đại số 10 nâng cao (bất đẳng thức - bất phương trình).
Tập hợp nào sau đây có tất cả các phần tử là nghiệm của bất phương trình (1)?.
Mục đích của thực nghiệm sư phạm là đánh giá giả thiết của đề tài, cụ thể là kiểm tra tính hiệu quả và chất lượng các câu hỏi TNKQ đã soạn thảo nhằm phục vụ KTĐG kết quả học tập của học sinh. - Được sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn và giáo viên bộ môn toán, tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm trên 98 học sinh tại hai lớp 10A1 và 10 Tự nhiên của trường THPT An Lương Đông. Mồi nhử B, D chấp nhận được, riêng mồi nhử C không đạt vì có độ phân biệt là 0 (số học sinh nhóm cao sai bằng số học sinh nhóm thấp).
- Trờn cơ sở tiếp cận thực tế ở trường phổ thụng, chỳng tụi đó hiểu rừ về ý nghĩa của hoạt động KTĐG kết quả học tập của học sinh. Hoạt động này là một khâu không thể tách rời trong quá trình dạy học ở nhà trường phổ thông, và không thể đổi mới quá trình dạy học nếu không đặt dạy - học - KTĐG vào một quá trình thống nhất. - Chúng tôi nhận thấy việc ứng dụng phương pháp TNKQ vào KTĐG kết quả học tập của học sinh là rất cần thiết và phù hợp với xu hướng đổi mới trong KTĐG ở nhà trường phổ thông hiện nay.
- Chúng tôi đã xây dựng được hệ thống câu hỏi TNKQ từ chương I đến chương VI của môn Đại số 10, có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh. - Việc soạn thảo câu hỏi TNKQ đúng chuẩn và hay là rất khó, yêu cầu người ra đề phải có chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như nắm vững kĩ thuật viết câu hỏi TNKQ. - Muốn có bộ câu hỏi TNKQ đáng tin cậy phải được thực nghiệm với số lượng học sinh đông đảo sau đó phải được phân tích và hiệu chỉnh.
Vì thời gian có hạn nên trong khóa luận này tôi chỉ mới thực nghiệm đề kiểm tra TNKQ chương IV của Đại số 10 tại hai lớp 10A1 và 10 Tự nhiên của trường THPT An Lương Đông, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nếu có thời gian tôi nghĩ mình sẽ thực nghiệm nhiều đề kiểm tra hơn và khảo sát trên diện rộng hơn và sẽ thu được kết quả tốt hơn về thiết kế đề TNKQ môn Đại số lớp 10. Và đây như là mô hình về ra đề và đánh giá đề để tôi có thể tiếp tục nghiên cứu và phát huy trong quá trình dạy học sau này.
[4] Lương Mậu Dũng, Nguyễn Xuân Báu, Nguyễn Hữu Ngọc, Trần Hữu Nho, Lê Đức Phúc, Lê Mậu Thống, Rèn luyện kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm, câu hỏi trắc nghiệm Đại số 10, NXBGD 2007. [7] Trần Vui, Nguyễn Thị Tân An, Lương Hà, Trần Kiêm Minh, Thiết kế bài dạy học và trắc nghiệm khách quan môn Toán trung học phổ thông, NXBGD 2006.
Câu 5: Để điều tra các con trong mỗi gia đình ở một chung cư gồm 100 gia đình. Câu 6: Điều tra thời gian hoàn thành một món đồ chơi của 20 công nhân, người ta thu được mẫu số liệu sau (thời gian tính bằng phút).