MỤC LỤC
Khi con người tiếp xúc với CTNH ở nồng độ nhỏ sẽ có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe như: viêm da, viêm đường hô hấp, viêm đường tiêu hóa… Nếu tiếp xúc ở nồng độ lớn, con người sẽ có khả năng mắc các bệnh hiểm nghèo, có thể gây tử vong như: nhuyễn xương, đột biến gen, bệnh Itai do nhiễm độc Cadimi…. Mặt khác, do người dân ở nhiều nơi lạm dụng thuốc BVTV đối với rau quả đã khiến dư lượng thuốc quá cao trong sản phẩm, ngay cả khi chúng đến tay người tiêu dùng.
Năm 1995, Trung Quốc đề ra “Luật kiểm soát và phòng ngừa nhiễm bẩn do chất thải rắn”, trong đó quy định các ngành công nghiệp phải đăng ký việc phát sinh chất thải, nước thải…, đồng thời phải đăng ký việc chứa đựng, xử lý và tiêu hủy chất thải, liệt kê các chất thải từ các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp hóa chất [24, tr. Tiếp đó, một số văn bản pháp luật cũng được ra đời để hỗ trợ công tác quản lý CTNH như: Quyết định số 1970/1999/QĐ–BKHCNMT về việc ban hành quy trình công nghệ tiêu hủy thuốc BVTV phốt pho hữu cơ tồn đọng và cấm sử dụng ; Quyết định số 1971/1999/QĐ–BKHCNMT về việc ban hành quy trình công nghệ tiêu hủy và tái sử dụng Xyanua… Ngày 29/11/2005, Luật Bảo vệ môi trường thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường 1993 được Quốc Hội thông qua đã có những quy định rất cụ thể và thống nhất về công tác quản lý CTNH tại mục 2 chương 8.
Ba là: Có hệ thống, thiết bị, biện pháp kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại cơ sở, đặc biệt là khu vực vệ sinh phương tiện, bãi tập kết phương tiện, khu vực trung chuyển, lưu giữ tạm thời hoặc phân loại CTNH (nếu có). Bốn là: Có ít nhất một cán bộ kỹ thuật có trình độ từ trung cấp kỹ thuật trở lên thuộc chuyên ngành hóa học, môi trường hoặc tương đương để đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật; có đủ đội ngũ lái xe và nhân viên vận hành được tập huấn để đảm bảo vận hành an toàn các thiết bị, phương tiện. Năm là: Đã xây dựng các chương trình, kế hoạch sau: Quy trình vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị chuyên dụng; Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố…. Sáu là: Có hợp đồng nguyên tắc về việc vận chuyển CTNH với các chủ xử lý, tiêu hủy có Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH do cơ quan cấp phép có thẩm quyền cấp theo luật định. ii) Đối với giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH. Ba là: Trường hợp có khu chôn lấp CTNH thì phải đảm bảo được các tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2005, cụ thể như sau: Khu chôn lấp phải được bố trí đúng quy hoạch, thiết kế theo yêu cầu kỹ thuật; có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, nước mặt, nước ngầm; Bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường, tránh phát tán khí độc ra môi trường xung quanh, có kế hoạch và trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; Có hàng rào ngăn cách, biển hiệu cảnh báo và trước khi đưa vào vận hành phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận đạt yêu cầu kỹ thuật tiếp nhận, chôn lấp CTNH.
Quản lý CTNH là một lĩnh vực rất đa dạng và phức tạp nên ngoài việc quy định BTNMT là cơ quan thống nhất quản lý Nhà nước về môi trường, pháp luật còn quy định về nhiệm vụ của các Bộ chuyên ngành khác như: Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính… Theo đó, các cơ quan này trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với BTNMT để hoạt động quản lý CTNH đạt được kết quả tốt nhất. Ví dụ, Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng thể về ngân sách Nhà nước, do đó quan tâm đến vấn đề đầu tư vào quản lý CTNH và việc áp dụng các công cụ kinh tế vào lĩnh vực này; Bộ Công thương chịu trách nhiệm chính về việc kiểm tra và giám sát chất thải công nghiệp; Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm về việc thu gom và thải bỏ các chất thải rắn, chất thải xây dựng và chủ trì, phối hợp với BTNMT và UBND cấp tỉnh lập quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, xử lý, chôn lấp CTNH trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm về việc giám sát và kiểm tra ô.
Như vậy, nhận thức được mối nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển CTNH nên pháp luật đặc biệt quan tâm đến các biện pháp phòng ngừa sự cố, bảo đảm an toàn ở mọi lúc, mọi nơi, tránh trường hợp rủi ro do CTNH phát tán ra ngoài trong quá trình vận chuyển. Ngoài những trách nhiệm cơ bản trên, trong trường hợp vận chuyển xuyên biên giới CTNH, chủ vận chuyển phải: Phối hợp với chủ nguồn thải và chủ xử lý, tiêu hủy (ở nước ngoài) để tuân thủ quy định của công ước Basel, hỗ trợ cho chủ nguồn thải trong việc đăng ký xuất khẩu CTNH để xử lý, tiêu hủy ở nước ngoài; Chỉ được phép xuất khẩu CTNH khi đã có sự đồng ý bằng văn bản của Cục Bảo vệ môi trường và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan hữu quan theo pháp luật Việt Nam; Lập hồ sơ vận chuyển xuyên biên giới và phải gửi 02 bộ hồ sơ vận chuyển cho chủ nguồn thải hoặc nhà xuất khẩu đại diện cho chủ nguồn thải và Cục Bảo vệ môi trường sau khi có xác nhận việc tiếp nhận CTNH của chủ xử lý, tiêu hủy (ở nước ngoài).
Hai là: Chỉ được phép ký hợp đồng xử lý, tiêu hủy CTNH với các chủ nguồn thải trên địa bàn hoạt động được phép theo quy định trong giấy phép quản lý CTNH và chỉ tiếp nhận xử lý, tiêu hủy số lượng, chủng loại CTNH bằng các công nghệ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng được phép theo đúng nội dung hợp đồng, chứng từ đã thống nhất khai và các quy định trong giấy phép quản lý CTNH. Hơn nữa, Nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến quá trình quản lý CTNH như: họ có thể sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử để thông báo, trao đổi thông tin về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký và hoàn thiện các điều kiện hành nghề… Ngoài ra, còn rất nhiều những quy định khác của pháp luật với tính chất mở đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi tiến hành các hoạt động quản lý CTNH.
- Hành vi không lập hồ sơ đăng ký có phát sinh CTNH vi phạm Khoản 4 Điều 15 (phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đồng đối với hành vi không lập hồ sơ, đăng ký có phát sinh CTNH đối với trường hợp phải lập hồ sơ, đăng ký với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh), bị xử phạt 12,5 triệu đồng. - Hành vi vận chuyển và xử lý CTNH không đúng quy định vi phạm Khoản 3 Điều 15 (phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi quản lý, vận chuyển và xử lý CTNH hoặc có chứa chất phóng xạ không đúng quy định về bảo vệ môi trường), bị xử phạt 7,5 triệu đồng.
Trong khi đó, các chế tài xử phạt hành chính thường chỉ mang tính chất răn đe, cảnh cáo nhằm mục đích định hướng xử sự đúng đắn cho các chủ thể và áp dụng đối với những vi phạm chưa thật sự nghiêm trọng. 191, Bộ Luật Hình sự đã liệt kê ra hàng loạt tội danh có liên quan đến quản lý CTNH như: Tội gây ô nhiễm nguồn nước, gây ô nhiễm đất, tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, tội gây ô nhiễm không khí… trong đó quy định nhiều khung hình phạt khác nhau tương ứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.
Nghiên cứu diễn biến thực tế của môi trường, học hỏi kinh nghiệm quản lý CTNH của các nước trên thế giới để xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong nước là một công việc vô cùng khó khăn và nhiều thử thách. Do đó, để triển khai thực hiện hiệu quả công tác quản lý CTNH, cần nhìn nhận đúng kết quả áp dụng những quy định pháp luật về lĩnh vực này trong thời gian vừa qua, những thành tựu đạt được và những vấn đề còn tồn tại để từ đó đúc rút được kinh nghiệm và đưa ra được những giải pháp xây dựng pháp luật theo hướng hoàn thiện hơn.
Hiện nay cả 2 văn bản pháp luật trên đều có hiệu lực đồng thời trong khi giữa chúng có rất nhiều nội dung mâu thuẫn nhau như quy định về thẩm quyền, thời hạn cấp phép… Trên thực tế, những quy định tại Thông tư 12 phù hợp với tình hình thực tế và mang tính khả thi hơn, nhưng quy chế quản lý CTNH lại có hiệu lực cao hơn nên các chủ thể liên quan gặp không ít khó khăn trong quá trình áp dụng. Bệnh viện Phụ sản Trung ương được coi là nơi có cơ sở hạ tầng bề thế, nhưng nơi đây vẫn chưa có hệ thống xử lý nước, từ nhiều năm nay nước thải được xả trực tiếp vào hệ thống cống ngầm rồi tập kết ra sông Tô Lịch; Bệnh viện Việt Đức, Xanh Pon hàng ngày thải ra một khối lượng nước thải nguy hại rất lớn nhưng hiện vẫn chưa có hệ thống xử lý nước đạt chuẩn.