Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành tôm Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

MỤC LỤC

Những vấn đề cơ bản về khả năng cạnh tranh

+ Có các dịch vụ bán và sau bán hàng hợp lý: chủ yếu thể hiện ở nội dung: tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho thanh toán; có chính sách tài chính và tiền tệ hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán với khách hàng; hệ thống thanh toán phải nhanh đồng thời đảm bảo công tác quản lý của doanh nghiệp; các phương tiện bán văn minh, nắm được phản hồi của khách hàng nhanh nhất và hợp lý nhất; bảo đảm lợi ích củâ người bán và người mua, người tiêu dùng hợp lý nhất và công bằng nhất, thường xuyên cung cấp những dịch vụ sau bán cho người sử dụng, hình thành mạng lưới dịch vụ rộng khắp ở những địa bàn dân cư. Ngoài ra, từ những nghiên cứu thực tế, từ các cuộc khảo sát thị trường, phân tích các yếu tố liên quan tác động và cân đối hiệu quả sản xuất - kinh doanh chế biến xuất khẩu mặt hàng tôm trong những năm qua, ta có thể thấy mặt hàng tôm của Việt Nam có những lợi thế như: có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, tôm đang trở thành mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu, thường xuyên chiếm trên 44% giá trị kim ngạch thủy sản xuất khẩu; nhu cầu về ẩm thực của thế giới đã có sự lựa chọn và chuyển dần sang nguồn thực phẩm dưới nước, thị trường tiêu thụ tôm đang trên đà tăng trưởng nhanh; khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trong nước dồi dào, phong phú và đang phát triển mạnh;….

HÀNG TÔM VIỆT NAM XUẤT KHẨU

Đánh giá khả năng cạnh tranh của mặt hàng tôm Việt Nam xuất khẩu

Hiện nay vấn đề nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tất cả mới chỉ dừng lại ở doanh thu bao nhiêu, vòng quay vốn, lãi ra sao… mà không phải là thị trường nào cần được đầu tư sâu hơn, thị trường nào ưa chuộng loại tôm nào, nhu cầu trong tương lai là nghiên cứu xem bao nhiêu, khách hàng tiềm năng có được mở rộng hay không,… Công tác xúc tiến thương mại, tìm thị trường nhìn chung chưa tương xứng với quy mô cơ cấu giá trị xuất khẩu hiện nay. Xúc tiến hỗn hợp bao gồm 5 công cụ khác nhau (là quảng cáo, khuyến mãi, bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp và quan hệ công chúng) nhưng không phải tất cả chúng đều cho hiệu quả như nhau khi áp dụng đối với sản phẩm cụ thể mà doanh nghiệp kinh doanh. Một công cụ nào đó có thể rất quan trọng đối với sản phẩm này nhưng lại chẳng cần thiết đối với sản phẩm kia và ngược lại. Chính vì thế, các doanh nghiệp thường thực hiện phân bổ ngân sách xúc tiến hỗn hợp giữa các công cụ, sử dụng công cụ này hỗ trợ cho công cụ kia một cách hợp lý và có hiệu quả. Hình thức xúc tiến hỗn hợp phù hợp hơn cả đối với mặt hàng tôm chính là tham gia hội chợ. Đây là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp lớn, là cơ hội tiếp xúc với khách hàng. Quảng cáo là một công cụ được các doanh nghiệp chè sử dụng phổ biến nhất. Cho đến nay, chưa có một phương pháp nào đo lường được chính xác hiệu quả của quảng cáo nhưng có một điều không thể phủ nhận, đó là kinh doanh hiện đại khó có thể thiếu được sự hỗ trợ của quảng cáo. Cho đến thời điểm hiện tại, hầu như không có mấy doanh nghiệp tiến hành quảng cáo sản phẩm của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng. Quảng cáo trên truyền hình thì hầu như bị các doanh nghiệp bỏ qua, mặc dù đây là một phương tiện quảng cáo rất hữu hiệu vì nó kết hợp được cả. hình ảnh, màu sắc và âm thanh. Quảng cáo trên radio cũng chưa được thực hiện. Hiện nay có một công cụ rất thuận lợi cho quảng cáo đó là internet, song các doanh nghiệp dường như chưa biết cách khai thác tối đa nguồn lực này. Một số doanhnghiệp xuất khẩu cũng chỉ mới bắt đầu đưa vào khai thác trang web của mình để quảng bá sản phẩm ra nước ngoài. Khuyến mại cũng là một công cụ đắc lực của xúc tiến hỗn hợp, nhất là khi nó được kết hợp với quảng cáo song dường như chưa được quan tâm thích đáng. Cùng với việc quảng cáo cho các sản phẩm mới, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm nên nghiên cứu để có thể đưa ra những chính sách khuyến mại hợp lý. Với cách làm này, các công ty sẽ thu hút được sự quan tâm của khách hàng mục tiêu đối với các sản phẩm mới, đồng thời tạo ra một ấn tượng mới trong phong cách kinh doanh của bản thân doanh nghiệp. Có thể nói, do Việt Nam còn là gương mặt mới trên thị trường nên chưa có bề dày uy tín. Chính vì vậy, công tác xúc tiến là hết sức quan trọng giúp quảng bá sản phẩm đến các thị trường nhập khẩu, tạo bước thuận lợi khi thâm nhập thị trường. Tuy nhiên, do kinh nghiệm tiếp xúc với đối tác nước ngoài của doanh nghiệp nước ta còn ít, chi phí cho các chiến dịch quảng bá, các đợt đi dự hội chợ còn quá cao nên đa số các doanh nghiệp còn chưa mạnh dạn chủ động đầu tư cho lĩnh vực này mà trông chờ từ Nhà nước. Tuy vậy, gần đây đã có những nỗ lực từ phía doanh nghiệp, đó là trường hợp của Agifish An Giang bằng việc mở một văn phòng đại diện tại Thụy Sĩ để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng châu Âu. Về các công tác hỗ trợ cho xúc tiến thương mại. Ngân sách dành cho xúc tiến thương mại rất hạn hẹp. Chỉ mới gần đây, xuất khẩu tôm mới thực sự bắt tay vào công tác xúc tiến thương mại nhằm mở rộng và đa dạng hóa thị trường. Tuy nhiên những hạn chế về nguồn kinh phí đã khiến cho công tác quảng bá, xúc tiến gặp nhiều khó khăn. Nhất là khi nhìn vào xu hướng trên thế giới hiện nay, các công ty sản xuất thường kết hợp với các công ty chuyên về marketing để xúc tiến quảng bá sản phẩm hoặc những tập đoàn đa quốc gia lớn sử dụng những nguồn kinh phí rất lớn cho xúc tiến, điển hình là Unilever hay Van Rees B.V,.. Tiếp đến là vấn đề đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác xúc tiến. Hiện nay trình độ đội ngũ cán bộ xúc tiến của ngành chè còn chưa đồng đều, một số còn chưa. được đào tạo bài bản về marketing, quản trị,.. do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả của công tác xúc tiến. Hiện ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực xuất khẩu tôm nói riêng cũng đang rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về mặt chính sách và kinh phí. Dự kiến một chương trình quảng bá thực sự có hiệu quả ra nước ngoài là cực kỳ tốn kém,với chi phí mà một doanh nghiệp khó có thể gánh nổi. Do đó rất cần sự giúp đỡ từ phía Nhà nước, các Bộ, các ngành hữu quan. Việc tổ chức một hội chợ quy mô hay quảng cáo trên một kênh truyền hình nước ngoài như ngành du lịch hàng không quảng cáo trên kênh truyền hình CNN có lẽ là điều mà chưa doanh nghiệp xuất khẩu tôm nào dám nghĩ tới bởi kinh phí quá cao. Đánh giá chung. Trong thời điểm hiện nay, sản xuất và xuất khẩu tôm của Việt Nam còn đang có nhiều nguy cơ và khó khăn. Về những yếu tố chủ quan, không thể phủ nhận rằng, để thâm nhập thị trường nước ngoài, mặt hàng tôm của Việt Nam còn đang yếu thế, đặc biệt là do chi phí giá thành cao vì năng suất thấp. Diện tích nuôi trồng tôm tự phát, thiếu quy hoạch tăng nhanh, nhiều loài tôm nước mặn đang bị khai thác cạn kiệt. Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp vào ngành thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng không tăng lên. Ngành thủy sản lại bị coi là một trong những ngành kinh tế kém hấp dẫn nhất đối với đầu tư nước ngoài hiện nay. Cơ sở hạ tầng cho phát triển nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu tôm còn nhiều yếu kém và bất cập. Xét về những lý do khách quan, trước hết là lý do về thị trường. Khó khăn đầu tiên là sức mua từ thị trường Mỹ - một thị trường chủ lực vẫn thường chiếm 1/3 giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm 2003 này đang giảm sút. Các nhà nhập khẩu tôm Mỹ lo ngại vụ bán phá giá tôm có thể xảy ra nên họ đã mua một khối lượng tôm khá lớn vào những tháng cuối năm ngoái. Bởi vậy, những tháng đầu năm 2003, lượng tôm dự trữ ở thị trường này vẫn còn khá nhiều. Khó khăn thứ hai là việc các doanh nghiệp Việt Nam phải đối diện với vấn đề kiểm soát dư lượng kháng sinh vào thị trường EU. Mặt khác, người dân các thị trường chính thận trọng hơn trong chi tiêu;. chi phí cho nhà hàng giảm và tiêu thụ bữa ăn chế biến sẵn nhiều hơn, trong khi tôm là một mặt hàng tương đối xa xỉ. Ngoài ra, tuy cuộc chiến tranh Iraq đã qua được một thời gian tương đối dài song vẫn gây ra tâm lý bất ổn. Có một thời gian, các nhà sản xuất tôm Ấn Độ đã bán phá giá thấp để bán tống bán tháo, gây lộn xộn trong cộng đồng các nước sản xuất tôm. Nhìn tổng quan xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2003 thì sức cạnh tranh của mặt hàng tôm đã tăng lên đáng kể. Ngư dân Việt Nam đã tận dụng tốt lợi thế so sánh để phát triển nuôi trồng tôm, đa dạng hoá các loài tôm nuôi có giá trị kinh tế cao, làm ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá rẻ và khối lượng lớn. Song có một thực tế là, mặc dù tôm xuất khẩu đang phát triển với tốc độ nhanh nhưng khả năng chế biến của các doanh nghiệp vẫn còn ở vị trí thấp so với thế giới. Không thể phủ nhận rằng, trong cỏc năm qua, chất lượng tụm cú sự cải tiến rừ rệt song vẫn chưa hoàn toàn trở thành nhân tố quyết định tới khả năng cạnh tranh của thương hiệu mặt hàng tôm Việt Nam trên trường quốc tế. Hơn nữa, không phải tất cả các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đều có khả năng đa dạng hoá mặt hàng để phục vụ nhu cầu đa dạng của từng phân đoạn thị trường. Trong những năm tới, ngành chế biến tôm xuất khẩu cần tăng cường đầu tư gia tăng tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng. Để làm được điều này lại phải quay trở lại khâu bảo quản sau đánh bắt và nuôi trồng. Để phát triển ổn định lâu dài, bên cạnh việc đầu tư tiền vốn cho người nuôi để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, ngành thuỷ sản và các doanh nghiệp cần phải thường xuyên quan tâm đên công tác quản lý kỹ thuật từ quá trình nuôi đến khai thác, thu hoạch đưa vào chế biến xuất khẩu. Nguyên liệu tôm đưa vào chế biến cần phải còn tươi sống, tránh qua ướp muối nhiều lần dẫn đến việc giảm chất lượng dinh dưỡng của sản phẩm sau này).

NAM XUẤT KHẨU

Quan điểm và định hướng đối với việc khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu mặt hàng tôm

Từ quan điểm chung đó, mục tiêu hành động của thời kỳ 2001-2005 và đến 2010 là tiếp tục chủ trương dành ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu; tạo nguồn hàng có chất lượng, có giá trị gia tăng và sức mạnh cạnh tranh cao; góp phần giải quyết việc làm cho xã hội và cho ngư dân vùng biển, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH ngành thủy sản. Mục tiêu chiến lược của phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ nay đến năm 2010 là: (1) nâng cao giá trị và sản lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thủy sản; phấn đấu đạt 2,5 tỷ USD vào năm 2005 và 3,5-4,5 tỷ USD vào năm 2010, tiếp tục giữ vị trí mũi nhọn của kinh tế thủy sản trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước; (2) xác lập vị trí ngày càng cao của thủy sản Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới, xứng đáng với tiềm năng thủy sản đất nước, từng bước làm chủ thị trường thế giới về một số sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao; (3) đổi mới công nghệ và kỹ thuật một cách đồng bộ với các bước đi thích hợp trong một hệ thống sản xuất liên hoàn từ khâu tạo nguyên liệu đến chế biến xuất khẩu, nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu sản phẩm trong sản xuất nguyên liệu và trong chế biến theo hướng giảm mạnh xuất khẩu sản phẩm sơ chế, tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị cao và giá trị gia tăng; (4) đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ lao động nghề cá đủ khả năng và điều kiện đáp ứng nhu cầu phát triển.

Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng tôm Việt Nam xuất khẩu

Tuy nhiên, tình hình nuôi trồng thủy sản núi chung và nuụi tụm của Việt Nam chưa thật ổn định vững chắc, bộc lộ rừ nhất là sản xuất tự phát và chạy theo phong trào, chất lượng sản phẩm tôm nuôi chưa cao, sản phẩm tôm chế biến xuất khẩu còn kém sức cạnh tranh,…Vì vậy, để phát triển nuôi trồng một cách bền vững, tương xứng với tiềm năng, đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách phát triển đồng bộ, coi trọng đầu tư cả sản xuất, chế biến và thị trường xuất khẩu; vừa khuyến khích mạnh xuất khẩu, vừa khai thác có hiệu quả thị trường nội địa, coi đây là thị trường vững chắc nhất khi thị trường thế giới có biến động. Nhìn chung, những thị trường tiêu thụ tôm chính của Việt Nam hiện nay hầu hết là các thị trường truyền thống và đang có xu hướng bão hoà (ví dụ như thị trường Nhật Bản). Vì vậy, nếu các doanh nghiệp tìm được những thị trường mới, Nhà nước cần đưa ra mức thưởng hợp lý dựa trên doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp đó. Đồng thời Nhà nước cũng nên có những mức thưởng khác nhau đối với những doanh nghiệp xuất khẩu có doanh thu cao trong năm. Bên cạnh đó Nhà nước cũng cần tăng cường hoạt động tài trợ xuất khẩu vì đây là một trong những yếu tố quyết định thành công của hoạt động xuất khẩu. Nhu cầu tài trợ xuất khẩu bao gồm: 1) tài trợ trước khi giao hàng (cấp vốn để đảm bảo đầu vào cho sản xuất và chế biến xuất khẩu) - nhu cầu vốn này rất quan trọng do đặc điểm hàng thuỷ sản là mang tính chất thời vụ cao và nhiều loại nguyên liệu, máy móc, thiết bị phục vụ chế biến xuất khẩu lại phải nhập khẩu; 2) tài trợ trong khi giao hàng: tôm đã được chế biến và cần phải lưu kho chờ ký được hợp đồng bán hàng. Muốn thắng lợi trong chào hàng và giành được quyền ký kết hợp đồng thì doanh nghiệp phải chào hàng với những điều kiện hấp dẫn về giá cả, thanh toán do đó phát sinh nhu cầu về tín dụng; 3) tài trợ sau khi giao hàng: nhà xuất khẩu chào bán chịu với thời hạn thanh toán từ 3, 6, 9 tháng hay lâu hơn vì vậy nhà xuất khẩu cần phải vay vốn để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh.