MỤC LỤC
+ Việc QL hoạt động học tập, rèn luyện của HS; chất lượng học tập của HS. + Việc quản lý, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; huy động các nguồn lực cho nhà trường.
Do đó quản lý để nâng cao chất lượng dạy học không chỉ quản lý đơn thuần các hoạt động dạy học mà phải quản lý quá trình tác động tới tất cả các thành tố của hoạt động sư phạm có tác dụng hỗ trợ, giúp đỡ phục vụ cho hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, đặc biệt chú trọng đến các thành tố như mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả. Muốn quản lý để nâng cao chất lượng dạy học còn cần phải xây dựng các điều kiện cần thiết, cốt yếu cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học: Xây dựng đội ngũ GV ngang tầm với thời đại để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người học; hoàn thiện CSVC-TBDH đáp ứng yêu cầu quản lý trong điều kiện mới và yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; huy động mọi nguồn tài chính ưu tiên cho hoạt động dạy học; sử dụng các biện pháp kinh tế sư phạm và tâm lý xã hội trong quản lý dạy học; đặc biệt cần chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học.
Phong trào khuyến học trong và ngoài nhà trường phát triển tương đối mạnh, 27/27 xã, thị trấn thành lập trung tâm cộng đồng, 27 hội khuyến học với hàng vạn hội viên đã góp phần động viên GV, HS thi đua “Dạy tốt, học tốt” và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học đã được các trường đầu tư nhiều nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học, cũng như yêu cầu về công tác đổi mới phương pháp dạy học. Diện tích các nhà trường còn hạn chế, đặc biệt là trường THPT Hậu Lộc 3 và THPT Đinh Chương Dương diện tích quá nhỏ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dạy học, hoạt động và xây dựng trường chuẩn Quốc gia.
+ Nhìn vào bảng thống kê kết quả qua các năm học ta nhận thấy rằng: Sự đánh giá xếp loại học lực ở các trường THPT trong huyện không đồng đều, trường có chất lượng thấp như trường Đinh Chương Dương lại có số HS học lực yếu, kém lại ít, ngược lại trường có chất lượng cao hơn như trường THPT Hậu Lộc 1, THPT Hậu Lộc 3 lại có số học sinh học lực yếu, kém nhiều hơn. + Sự phân hoá các ban không đồng đều, ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí lực lượng lao động của trường, vì khi phân ban theo ban nào thì số tiết tự chọn môn ấy tăng ( ban cơ bản 4 tiết/tuần, trong đó ban KHTN chỉ có 1 tiết/tuần) ảnh. Kết quả thi ĐHCĐ dựa trên trung bình cộng tổng điểm ba môn thi đại học; chỉ xét trường có trên 100 thí sinh dự thi đại học và thí sinh không bỏ 3 môn thi thì trong Top 200 trường THPT trên cả nước thì Huyện Hậu Lộc không có trường nào nằm trong Top này của các trường THPT trên toàn quốc.
Đội ngũ chưa đồng bộ do công tác quản lý đội ngũ đôi khi còn lỏng lẻo, còn thiên về mặt tình cảm hơn lý trí, thiếu tính tập trung, vẫn còn giáo viên dạy yếu hoặc thiếu trách nhiệm để học sinh có ý kiến, phụ huynh học sinh không hài lòng; khâu kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra còn nhiều vấn đề cần xem xét; công tác bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, bồi dưỡng kế cận chuyên môn còn nhiều hạn chế. + Đội ngũ CBGV chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp GD-ĐT của địa phương, của Đất nước; đội ngũ GV có trình độ chuyên môn chưa đều, GV có chuyên môn giỏi thực sự còn ít; tính kế thừa về chuyên môn giữa các thế hệ GV chưa cao, giai đoạn từ năm 2010 trở đi sẽ có sự hẫng hụt về đội ngũ rất lớn; phần nhiều GV còn hạn chế việc học thêm để nâng cao trình độ, ít chịu tự học, tự bồi dưỡng và ngại đổi mới PPDH, chưa tích cực sử dụng thiết bị thí nghiệm và làm đồ dùng dạy học; việc kiểm tra đánh giá HS còn thiên về. Công tác xã hội hóa giáo dục đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần vào việc xây dựng nhà trường, đưa nhà trường tiến một bước lớn trong các năm qua, tuy nhiên kế hoạch chỉ đạo công tác này còn nhiều vấn đề phải xem xét để tận dụng cao hơn các nguồn lực cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục của nhà trường nói riêng và của địa phương nói chung.
- Công tác quản lý việc lập kế hoạch giảng dạy của tổ chuyên môn và GV chưa thật quan tâm, thể hiện ở 17,4% đánh giá trung bình.Qua điều tra thực tế một số CBQL khi duyệt kế hoạch của tổ chuyên môn, của GV không ghi nhâ ̣n xét đánh giá hoă ̣c không phát hiện ra những bản kế hoạch chưa đạt yêu cầu hoặc có thể biết nhưng lại đồng tình cho qua. Qua đây ta thấy các nhà trường đã quan tâm, đề ra các chủ trương, biện pháp nhằm rèn luyện đạo đức, nghề nghiệp cho GV; đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học, vì người thầy có gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm cao, có yêu nghề, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh mới được HS kính phục, yêu quý; sự hợp tác trong dạy học mới được phát huy và đạt được những kết quả theo ý muốn. Quản lý nề nếp dạy học là một quá trình tổ chức, tác động điều phối nhằm chuyển hoá những yêu cầu khách quan mang tính chất hành chính của quá trình dạy học thành ý thức tự giác, tự chủ và tự quản; tinh thần trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm trong tập thể, thành hành vi, thói quen làm việc có tổ chức, có kỷ luật theo pháp luật và các điều lệ đã quy định trong nhà trường.
+ Với nhận thức phẩm chất chính trị, đạo đức là gốc của người thầy, nhà trường phối hợp với Công đoàn thực hiện tốt các cuộc vận động "Đã là giáo viên phải là người tiên tiến"; các cuộc vận động: “ Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”; cuộc vận động “Hai không ”; “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo ”; “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Hiệu trưởng chỉ đạo xếp thời khoá biểu phù hợp, đảm bảo tính khoa học, chính xác, cần chú ý đến sự cân đối giữa các môn học, xếp xen kẽ các môn khoa học tự nhiên và các môn khoa học xã hội trong mỗi buổi học một cách hợp lý, đảm bảo cho các giáo viên cùng nhóm bộ môn, tổ chuyên môn có điều kiện đi dự giờ hoặc có thể dạy thay khi cần thiết, đồng thời khi xếp thời khoá biểu phải lưu ý đến những giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như con nhỏ, nhà xa, sức khoẻ yếu để bố trí giờ dạy và xếp thời khoá biểu cho hợp lý và phù hợp với nguyện vọng của giáo viên. - Tổ chức tốt cho GV xây dựng kế hoạch học tập, bồi dưỡng: Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch tự học là cung cấp cho họ những kĩ năng về phương pháp lựa chọn, định hướng quá trình tự học, tự bồi dưỡng của bản thân; hướng dẫn GV kĩ năng phân tích các hoạt động giảng dạy và các điều kiện cụ thể của bản thân, tìm ra các căn cứ xác thực cho việc lựa chọn các vấn đề để xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng.
Bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm khuyến khích các em cố gắng vươn lên trong học tập, phát hiện những học sinh có năng lực, giúp các em phát huy được sở trường, tài năng, tham gia thi học sinh giỏi các cấp; đồng thời phụ đạo cho học sinh yếu, kém nhằm bổ sung những kiến thức và nâng cao nhận thức của các em, giúp các em từng bước vươn lên trong học tập, trách được sự mặc cảm, tự ti, gúp phần hoàn thiện nhân cách. - Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giúp HS củng cố, bổ sung và mở rộng thêm tri thức đã học; phát triển óc thẩm mĩ, tăng cường thể chất; nhận thức xã hội, ý thức công dân, tình yêu quê hương đất nước; GD thái độ tích cực, tinh thần đoàn kết, ý thức chủ động và mạnh dạn trong các hoạt động tập thể; rèn luyện cho HS các kĩ năng tự quản hoạt động ngoài giờ lên lớp, góp phần GD tính tích cực của người công dân tương lai.