Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hiện nay: thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích - tổng hợp trong việc nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan tới tuyển dụng viên chức, cơ chế quản lý, sử dụng viên chức, quản lý các ĐVSNCL và tác động của cơ chế, pháp luật tới thực tiễn. Phương pháp so sánh được sử dụng khi tìm hiểu sự khác biệt giữa tuyển dụng viên chức với các đối tượng khác, khác biệt giữa tuyển dụng viên chức ở nước ta với một số nước trên thế giới.

Những đóng góp mới của luận văn

Phương pháp thống kê cũng được sử dụng để tìm hiểu số lượng viên chức được tuyển dụng tại một số ĐVSNCL.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC 1.1. Khái niệm tuyển dụng viên chức

Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập

Điều 9, khoản 1 Luật Viên chức quy định: "Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp. Ví dụ: một trường đại học y được thành lập với hoạt động chủ yếu là đào tạo nhân lực y tế, bên cạnh đó cũng thực hiện việc nghiên cứu khoa học và khám chữa bệnh, một viện nghiên cứu bên cạnh hoạt động nghiên cứu cũng có thể đảm nhiệm việc đào tạo một số trình độ.

Điều kiện và thủ tục tuyển dụng viên chức

Hoạt động chuyên môn của viên chức nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, nhiều nội dung liên quan đến viên chức hiện nay vẫn được điều chỉnh bởi pháp luật hành chính nên quy định trên cũng nhằm bảo đảm cho công tác quản lý nhà nước đối với lực lượng này. Ví dụ: Một trường đại học tuyển giảng viên làm công tác giảng dạy, có thể đặt ra yêu cầu về ngoại hình, giọng nói.., cơ sở nghiên cứu khoa học có thể đặt ra điều kiện về công trình nghiên cứu mà ứng viên đã thực hiện, hoặc cơ sở y tế tuyển chọn người không có những khuyết tật về cơ thể để làm công việc chuyên môn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tuyển dụng viên chức

Với chế độ tập trung bao cấp trong thời gian dài đã hình thành tâm lý trong một bộ phận người lao động muốn vào biên chế tại các ĐVSNCL để có cơ hội phát triển về chuyên môn, ổn định trong công việc, sự bảo vệ tốt hơn về chính sách, pháp luật. Hoạt động cung cấp dịch vụ công cũng không còn là độc quyền của các ĐVSNCL, các đơn vị này đang được nhà nước trao cho nhiều quyền hơn trong tổ chức bộ máy và hoạt động để tạo cơ chế cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ. Với quan điểm coi viên chức là một bộ phận cấu thành của đội ngũ cán bộ, công chức, thậm chí có thời gian đồng nhất hai khái niệm công chức, viên chức, nhà nước đã xây dựng các chế độ, chính sách, pháp luật về viên chức có những ưu đãi như công chức nhà nước.

Các quy định của pháp luật hiện nay còn một số điểm chưa phù hợp với thực tiễn bởi chậm thay đổi trước sự phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng nguồn nhân lực, công tác quản lý các ĐVSNCL và đội ngũ viên chức.

THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP HIỆN NAY

Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động tuyển dụng viên chức Tuyển dụng thường không được điều chỉnh tại một VBQPPL riêng mà

Bên cạnh các văn bản của Chính phủ và Bộ Nội vụ, các bộ, uỷ ban nhân dân cũng ban hành một số VBQPPL điều chỉnh hoạt động tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc hoặc hoạt động trong ngành, địa phương mình quản lý. - Quyết định số 62/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành quy định về nội dung và hình thức tuyển dụng giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên;. Ngoài việc quy định cụ thể, chi tiết các vấn đề có liên quan tới tuyển dụng tại Luật, các văn bản này còn có nhiệm vụ phải chỉnh sửa những điểm bất hợp lý tại các văn bản trước đó, sắp xếp các nội dung một cách khoa học hơn.

Đó là những văn bản liên quan tới quản lý các ĐVSNCL và đội ngũ viên chức, trong đó đáng chú ý là Nghị định 43/2006/NĐ- CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Thực tiễn hoạt động tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập Tuyển dụng viên chức là một nhiệm vụ thường xuyên của các ĐVSNCL

Trong ngành y tế, đội ngũ nhân lực chuyên môn thường mong muốn làm việc tại các bệnh viện đa khoa hoặc chuyên khoa để sử dụng kiến thức chuyên môn trong khám, chữa bệnh, trong khi vị trí tại các trung tâm y tế dự phòng, trung tâm phòng chống HIV/AIDS lại thiếu nhân lực, đặc biệt là bác sĩ [31, tr.62-65]. Trong ngành y tế, bệnh viện tuyến huyện thường có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn bác sĩ, dược sĩ đại học nhưng gần như không tuyển đủ chỉ tiêu, trong khi đó kỹ thuật viên, điều dưỡng viên và nữ hộ sinh trình độ trung cấp phải cạnh tranh gay gắt mới có được vị trí việc làm. Các đơn vị tự chủ toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên được quyền tự quyết định biên chế và tổ chức tuyển dụng viên chức; các đơn vị tự chủ một phần hoặc do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thì việc tuyển dụng được quyết định bởi cơ quan quản lý trực tiếp.

Mặt khác, chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội, chưa có sự đánh giá chính xác về chuẩn đầu ra của các cơ sở giáo dục và chưa có sự công nhận lẫn nhau về chất lượng giữa các cơ sở nên việc tuyển dụng còn mang nặng khâu kiểm tra trình độ chuyên môn của ứng viên dự tuyển.

Tác động của pháp luật đối với hoạt động tuyển dụng viên chức 1. Những tác động tích cực của pháp luật

Điều này khiến cho mọi viên chức đều phải có thái độ và hành động tích cực trong hoạt động chuyên môn, chủ động học tập nâng cao trình độ, giảm bớt tâm lý ỷ lại vào nhà nước đồng thời đơn vị sự nghiệp cũng phải tích cực, chủ động trong việc giữ những người có trình độ. Nghị định 10/2002/NĐ-CP, kế tiếp là Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc giao quyền tự chủ. Pháp luật về viên chức nói chung, tuyển dụng viên chức nói riêng vẫn thiếu sự thống nhất, một số văn bản chuẩn bị hết hiệu lực trong khi Luật Viên chức chưa có hiệu lực thi hành, những điểm mới trong luật chưa được quy định chi tiết tại các văn bản dưới luật.

Việc sử dụng kết quả học tập của ứng viên tại các cơ sở đào tạo để tính điểm tuyển dụng như cách làm của nhiều ĐVSNCL hiện nay chưa thật sự khách quan bởi kết quả học tập không phải là thước đo duy nhất đánh giá khả năng làm việc của người dự tuyển.

Tác động của cơ chế, chính sách đối với hoạt động tuyển dụng viên chức Pháp luật không thể tách rời khỏi cơ chế bởi pháp luật là sự cụ thể hoá

Nếu người hành nghề y đã có thời gian thực hành dưới 12 tháng tại đơn vị sự nghiệp y tế mà sau đó được chính đơn vị đó tuyển dụng thì thời gian thực hành trên chưa đủ để thay thế thời gian tập sự theo quy định tại Điều 27 Luật Viên chức. Do không có áp lực cạnh tranh để thu hút nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ nên việc tuyển dụng viên chức tại nhiều đơn vị không hiệu quả, chưa coi trọng việc tuyển dụng nhân tài hoặc tuyển dụng tràn lan để hưởng các chế độ ưu đãi của viên chức. Ví dụ, đối với một trường học thì nguồn thu chủ yếu là học phí, trong khi đó học phí lại được khống chế ở một mức độ nhất định, do đó các trường học sẽ khó tìm ra một nguồn thu nào khác bởi nhiệm vụ chính của trường là đào tạo.

Giải quyết được những vấn đề về cơ chế mới có cơ hội trong việc nâng cao chất lượng tuyển dụng bởi kể cả khi chúng ta có ban hành ra một đạo luật mới, nhưng trên cơ sở của một cơ chế quản lý cũ không phù hợp thì văn bản đó trước sau cũng tỏ ra kém hiệu quả.

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC

Kinh nghiệm tuyển dụng nhân lực tại khu vực ngoài công lập và một số nước trên thế giới

Ở Nhật Bản, việc thực hiện các hoạt động tuyển dụng và việc xếp hạng được thực hiện bởi một hội đồng giám khảo độc lập với cơ quan hành chính [3, tr.39]. Tại Canada, cơ quan quản lý thuê một công ty bên ngoài tuyển dụng theo những tiêu chí mà cơ quan nhận người đề ra, trên cơ sở hợp đồng đặt hàng, nếu người được tuyển không đáp ứng được công việc sẽ bị phạt hợp đồng. Ví dụ: thành phố Menphis đã bàn giao hoàn toàn thẩm quyền việc tuyển dụng giáo viên mới để giảng dạy tại các trường học ở New York cho một tổ chức phi chính phủ có tên là TNTP (The New Teacher Project).

Tại nhiều quốc gia, người đứng đầu một đơn vị sự nghiệp có thể không phải là người phụ trách về chuyên môn mà chỉ quản lý về mặt kinh doanh, phát triển đơn vị.

Những yêu cầu đặt ra đối với việc nâng cao chất lượng tuyển dụng viên chức Việc tuyển dụng viên chức hiện nay phải giải quyết được hai vấn đề khá

Các đơn vị này cần nhận thấy được những nguy cơ đối với đơn vị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là chìa khoá để giải quyết vấn đề tồn tại, phát triển trong một môi trường cạnh tranh. Tuy nhiên, để các ĐVSNCL tự chủ không có nghĩa là bỏ mặc các đơn vị này hoạt động bởi thị trường cung cấp dịch vụ công của chúng ta chưa hoàn chỉnh, khu vực công lập vẫn đang chiếm ưu thế trong nhiều lĩnh vực. Các đơn vị sử dụng ngân sách khi tuyển dụng phải theo những bước bắt buộc, bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, lựa chọn được người xứng đáng, có khả năng đảm nhiệm công việc chuyên môn; mọi hành vi lợi dụng chức vụ trong tuyển dụng viên chức phải được xử lý nghiêm khắc, kịp thời.

Với xu hướng trao quyền tự chủ cho các ĐVSNCL, người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm về thực hiện các hoạt động, trong đó có hoạt động tuyển dụng viên chức.