MỤC LỤC
Đối thủ cạnh tranh chính của khách sạn Kim Liên 1 bao gồm các khách sạn như: khách sạn Cầu Giấy, khách sạn Công Đoàn, khách sạn Hòa Bình… Nhận thức được sự khó khăn này cùng với tầm quan trọng của con người trong vấn đề kinh doanh, nên khách sạn Kim Liên 1 luôn chú trọng tới công tác quản trị nhân lực đặc biệt là triển khai công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của khách sạn trên thị trường, trong đó quan trọng nhất là đào tạo và bồi dưỡng nhân lực buồng, bởi sản phẩm kinh doanh dịch vụ chính của khách sạn là kinh doanh dịch vụ buồng phòng. Cụ thể khách sạn đã tiến hành nâng cấp hệ thống các phòng víp, thay thế một số thiết bị phòng như vòi tắm, các bồn rửa mặt, gièm cửa, lắp đặt lại hệ thống máy tình, sử dụng các phần mềm chuyên ngành nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thay thế các màn hình tivi khu vực sảnh, thêm xe đẩy sử dụng trong tác nghiệp của nhân viên buồng…Với số lượng phòng lớn nhân viên được trang bị kiến thức về việc khai thác cơ sở vật chất sẽ giúp nâng cao hiêuh quả kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ. Tổng số lao động buồng tăng dần qua các năm, cụ thể số liệu sử dụng trong bài là của năm 2009 và 2010, nguyên nhân của sự tăng lao động như vậy là do tháng 3 năm 2008 công ty tiến hành cổ phần hóa, sau khi cổ phần xong bộ máy hoạt động của công ty đã và đang dần được hoàn thiện, thích nghi nhanh với điều kiện kinh doanh mới, quy mô kinh doanh mở rộng, trang thiết bị cơ sở vật chất được cải thiện, nên để đáp ứng được sự mở rộng này cũng như bổ sung lao động đã đến tuổi nghỉ hưu và nghỉ việc thì công ty đã tuyển thêm lao động mới trong đó có nhân lực tại bộ phận buồng.
Tuy nhiên cần tích cực đào tạo để nâng cao hơn nữa chất lượng ngoại ngữ cho nhân viên, vì khách sạn đang hoạt động trong thời kỳ kinh tế Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, không chỉ cạnh tranh với các đơn vụ kinh doanh cùng lĩnh vực trong nước mà còn phải cạnh tranh với các đợn vị nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường kinh doanh khách sạn. * Phân tích nhu cầu đào tạo: trên cở sở xác định nhu cầu được lập bởi trưởng bộ phận buồng, thông qua việc giám sát đánh giá trình độ năng lực hiện tại của nhân viên, xác định sự chênh lệch về trình độ và năng lực hiện có với yêu cầu nhiệm vụ của từng vị trí trong công việc từ đó nhu cầu đào tạo cả về số lượng lẫn chất lượng tại bộ phận. - Xác định mục tiêu đào tạo và bồi dưỡng nhân lực trong từng thời kỳ đào tạo cụ thể: trong thời gian này mục tiêu đào tạo tại bộ phận buồng của khách sạn là nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng qua đó thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng, bởi khách sạn Kim Liên 1 đang hoạt động trong môi trường hội nhập về kinh tế, nền kinh tế có nhiều biến động bên cạnh cơ hội cũng là thách thức rất lớn, vì vậy luôn đòi hỏi không ngừng hoàn thiện dịch vụ để đứng vững trong môi trường cạnh tranh.
Tuy nhiên cần phải tiến hành sát sao hơn nữa công tác đánh giá nhân viên, vì thực tế qua quá trình tìm hiểu em thấy rằng không phải sau mỗi khóa học tất cả các nhân viên tham gia đào tạo đều được kiểm tra chất lượng, mà đa phần chỉ chọn ra ngẫu nhiên một số nhân viên để tiến hành kiểm tra, làm cho công tác đánh giá sau đào tạo còn mang nhiều tính chủ quan. Việc nhân viên tự nhận xét sau mỗi khóa học cũng chỉ là nhận xét cá nhân không thể hoàn toàn chính xác, nên khách sạn cần tiến hành công tác thẩm định lại kết quả sau mỗi lần tiến hành các biện pháp đánh giá, để thu được kết quả đánh giá chính xác và khách quan nhất, tạo điều kiện hoàn thành tốt công tác quản trị nhân lực nói chung và công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực nói riêng.
- Tuy công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại khách sạn nói chung và của bộ phận buồng nói riêng luôn được chú trọng và giành được sự quan tâm rất lớn từ ban lãnh đạo khách sạn bởi tầm quan trọng của nó trong sự phát triển chung của khách sạn, và chi phí giành cho đào tạo và bồi dưỡng nhân sự tăng lên qua các năm, nhưng thực tế nó chỉ mới chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí của khách sạn khoảng 1%. Nguyên nhân là do ban lãnh đạo chưa quan tâm nghiên cứu tới việc triển khai các hình thức mới, chưa mạnh dạn thử nghiệm các hình thức đào tạo và bồi dưỡng khác nhau để tìm ra hình thức phù hợp nhất với khách sạn, về phía nhân viên thì chưa đưa ra các ý kiến đề xuất các hình thức đào tạo mới tới ban lãnh đạo bởi họ đã quen với cách thức đào tạo cũ, hay nói cách khác đó là thiếu sự đổi mới trong tác phong làm việc. - Phương pháp đào tạo và bồi dưỡng chưa phong phú và đa dạng, các phương pháp đào tạo chỉ mới tập trung vào kèm cặp, gửi nhân viên đi đào tạo, đào tạo theo lớp tại khách sạn..Hạn chế này sẽ làm giảm hứng thú của nhân viên khi tham gia các khóa đào tạo, chưa tạo điều kiện để học viên các khóa học nói lên ý kiến của mình như khi tranh luận các tình huống thực tế, các trò chơi kinh doanh, các mô hình ứng xử… chưa có được sự sôi động trong quá trình đào tạo sẽ dễ gây nhàm chán.
Xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí thông qua dự tính mức chi cho đào tạo, cơ cấu chi phí cho từng giai đoạn và chương trình cụ thể, trên cơ sở xác định định mức chi phí đào tạo và bồi dưỡng cho cả cán bộ quản lý và nhân viên lao động trực tiếp, để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư, tạo sức hấp dẫn cho người được đào tạo, và kết quả sau mỗi khóa đào tạo khách sạn Kim Liên 1 sẽ có được đội ngũ lao động với chất lượng hoàn thiện hơn. Trong chương 2 em đã trình bày hình thức đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại khách sạn Kim Liên 1 mới chỉ dừng lại ở hình thức đào tạo và bồi dưỡng theo địa điểm nên các phương pháp đào tạo và bồi dưỡng nhân lực bộ phận buồng của khách sạn Kim Liên 1 chỉ là kèm cặp, gửi đi đào tạo…Theo em khách sạn nên áp dụng thêm nhiều phương pháp hơn nữa trong đào tạo để thu hút lao động tham gia đào tạo, tránh cảm giác nhàm chán. - Khi có nội dung, hình thức và phương pháp đào tạo phù hợp với môi trường trong và ngoài khách sạn thì khách sạn nên tạo môi trường thuận lợi cho việc trau dồi, học hỏi kiến thức của nhân viên trong khách sạn: đào tạo và bồi dưỡng nhân lực là một trong những quá trình quan trọng của hoạt động quản trị nhân lực.
Vì vậy khách sạn nên tăng cường các cuộc thi tay nghề có sự tham gia đầy đủ của các nhân viên được đào tạo, cũng như của các nhân viên khác có nhu cầu tham gia, hay kiểm tra trực tiếp khả năng thực hiện công việc của nhân viên qua công việc họ đảm nhận, có thể là kiểm tra trực tiếp, có thể là kiểm tra gián tiếp thông qua sự đánh giá của đồng nghiệp và giám sát bộ phận buồng về mức độ và tiến độ hoàn thành công việc của nhân viên đó sau khi tham gia vào đào tạo, sau đó sẽ là sự kiểm chứng lại những đánh giá đó từ phía ban lãnh đạo khách sạn. Để có thể tiến hành thuận lợi công tác này thì Tổng cục Du lịch nên tăng cường công tác tổ chức các hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, phối hợp hơn nữa với các khách sạn trong việc tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên thông qua biện pháp mở thêm các lớp đào tạo nghiệp vụ, mở rộng mạng lưới cơ sở đào tạo- bồi dưỡng nhân lực, xây dựng các tiêu chuẩn nghề cụ thể, đảm bảo sự cân đối giữa các cấp bậc đào tạo và ngành nghề đào tạo.