Chiến lược thu mua và phân phối của Wal-Mart

MỤC LỤC

Hệ thống thu mua và phân phối

Chiến lược mua hàng của Wal – Mart

- Wal-Mart chỉ mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, không chấp nhận trung gian!. - Wal-Mart là một nhà đàm phán rất nghiêm ngặt và khó tính về giá.Thậm chí, Wal-Mart có cả một đội ngũ chỉ nghiên cứu lý thuyết trò chơi trong đàm phán để làm sao giành lợi thế về mình tốt nhất. - Chính sách mua hàng của Wal-Mart là “factory gate pricing”, nghĩa là Wal-Mart sẽ vận chuyển hàng từ cửa nhà máy của nhà sản xuất.

- Wal-Mart giành rất nhiều thời gian để làm việc với nhà cung cấp để có thể hiểu được cấu trúc chi phí của họ.

Sức mạnh của Wal – Mart trong việc mua hàng

Wal-Mart luôn biết nhấn mạnh vào nhu cầu thiết yếu để giảm bớt đi chi phí thu mua, đặc biệt là luôn phục vụ khách hàng của mình với giá cả ưu đãi nhất. Hơn thế nữa, Wal-Mart là một nhà kinh doanh kì cựu trong việc thương lượng về giá cả và chỉ đi đến giao dịch cuồi cùng khi biết chắc rằng họ đã mua sản phẩm với giá cả thấp nhất hơn bất cứ nơi nào khác. Bằng việc tạo nên những tiến trình minh bạch, nhà bán lẻ có thể chắc chắn rằng nhà sản xuất đang làm tất cả những điều có thể để giảm giá thành và khi đó Wal-Mart sẽ hình thành mối quan hệ lâu dài với những nhà cung cấp này.

Và trong nỗ lực để lèo lái cho những việc trả giá khó khăn, Wal-Mart thâm chí không hề để ý đến những nhà cung cấp lớn như Procter. & Gamble ( P& G) .Tuy nhiên, nhìn chung, họ dành ra những ưu đãi cho những nhà bán lẻ và cung cấp trong nước và địa phương đó.

Hệ thống phân phối

Trong một số trường hợp nhà cung cấp phân phối hàng tự dộng hay thuốc thì sẽ vận chuyển trực tiếp đến cửa hàng.Theo ước tính khoảng 85% hàng hoá đều phải thông qua các trung tâm phân phối trước khi có mặt tại các cửa hàng. Đặc biệt là khi Wal-Mart đã ứng dụng kĩ thuật mã vạch và hệ thống máy tính hoá đã làm cho công tác quản lí trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, mọi người đều có thể tiếp cận thông tin đúng lúc về mức độ tồn kho của hàng hoá. Một máy tính cầm tay sẽ hướng dẫn cho nhân viên biết vị trí của hàng hoá nào đó ở kệ hay thùng nào đó.Khi máy tính đó đã phát hiện được và lấy hàng hoá thì người nhân viên chỉ cần kiểm tra xem hàng hoá đó đúng hay không.

Máy tính này cũng có thể làm cho những cơ sở đóng gói hàng hoá biết được thông tin về hàng hoá đang được đóng gói, tiết kiệm được thời gian cho những công việc giấy tờ không cần thiết. Hơn thế nữa các trung tâm này cũng có thể sử dụng trong việc họp hành hay công việc giấy tờ, đặc biệt các tài xế lái xe tải luôn là những người nhân thấy được lợi ớch từ những phương tiện này rừ ràng nhất.

Hệ thống vận tải

Wal – Mart có một quy định khắt khe trong việc kiểm soát sự tỉnh táo trong công việc vào ban đêm của các tài xế của mình thông qua việc ghi nhận các hoạt động của họ vào ban đêm thông qua “Sổ tay cá nhân” (Private Fleet Driver Handbook). Trong hệ thống này, những sản phẩm hoàn thiện được vận chuyển trực tiếp từ chi nhánh sản xuất của nhà cung ứng đến những kho “ cross docking” theo những lô hàng lớn, tại đây lô hàng sẽ được tách ra, chuẩn bị theo những nhu cầu cần thiết của khách hàng, rồi gửi đi cho khách. Để đạt được hiệu quả cao nhất của hệ thống cross docking, Wal mart đã thực hiện những sự thay đổi rất cơ bản trong hệ thống quản lí của nó.Theo truyền thống, những quyết định về sản phẩm, giá cả và khuyến mãi được tập trung và giải quyết ở cấp độ công ty.

Opportunistic cross docking cũng được dùng trong việc quản trị hệ thống kho bãi của Wal – Mart thông qua hệ thống thông tin, liên kết giữa Wal – Mart và các nhà bán lẻ, để nhà cung ứng thông báo thường xuyên cho nhà bán lẻ những mặt hàng cần thiết đã sẵn sàng được vận chuyển và có thể vận chuyển ngay tức thời. Loại cross docking này thường được áp dụng cho những hàng hóa dễ bị hư hỏng, chỉ tươi mới trong một khoảng thời gian ngắn như rau quả, thực phẩm tươi sống; hay cho những loại hàng hóa không dự trữ được lâu trong kho (sữa, thực phẩm đóng hộp).

Công nghệ RFID

Việc quản lí hệ thống thông tin trong việc quản trị cross docking với sự trợ giúp của hệ thống dữ liệu chuyển đổi (Electronic Data Interchange - EDI) và những hệ thống thông tin kinh doanh. - Semi-passive tags: Giống như active tags, loại này có nguồn năng lượng riêng bên trong, tuy nhiên, nguồn chỉ dùng trong việc kích hoạt sự hoạt động của chip, mà không dùng trong việc phát song. Điểm nổi bật của loại tags này là nhạy hơn passive tags, thời gian sống của nguồn năng lượng dài hơn so với active tags, thực hiện các chức năng chủ động mà thậm chí không cần có reader để kích hoạt quá trình circuit.

Trên thực tế, tỷ lệ ứng dụng thành công là 80% do song ăng ten gây ra bởi các hang hoá và bao bì đóng gói, các nhà cung cấp sử dụng máy in RFID để dán nhãn lên các thùng và pallet Walmart yêu cầu ECP tag. Họ đã gửi thư tới tất cả các nhà cung cấp của họ, tuyên bố từ ngày 31-1-2008, các pallet đây, riêng lẻ được chuyển tới trung tâm phân phối của họ ở Desoto, Texas hay trực tiếp tới các cửa hàng được phục vụ bởi các DC, phải mang EPC Gen 2 RFID tag.

Mô hình CPFR

    • Cụ thể, trong mảng lập chiến lược và hoạch định, các doanh nghiệp sẽ cùng nhau xác định, đưa ra các điều kiện, nền tảng cho việc phối hợp hoạt động kinh doanh như lập kế hoạch kinh doanh và xác định danh mục sản phẩm chẳng hạn. Để hỗ trợ tốt hơn cho các công ty trong việc nhìn nhận, dự tính việc triển khai CPFR hoặc phối hợp với các đối tác trong mô hình CPFR này thì những hướng dẫn này của mô hình CPFR cung cấp những hướng dẫn chi tiết cho các bước đặc trưng của chuỗi. Một đối tác kinh doanh riêng lẻ phải quản lý toàn bộ qui trình.Trái lại, việc cộng tác lấp đầy các DC đưa ra một cam kết về qui trình thực hiện các đơn đặt hàng chung tại nhiều cấp độ thay vì thực hiện theo một khung thời gian riêng của từng đối tác.

    Cộng tác lấp đầy hàng hóa tại các trung tâm phân phối mở rộng quá trình bổ sung hàng hoá tại các trung tâm phân phối của người mua và các kho thành phẩm của người bán để tối ưu mọi khâu trong chuỗi cung ứng – đi từ các kệ hàng tại cửa hàng đến nguyên liệu thô. Việc cộng tác lấp đầy hàng hoá tại các trung tâm phân phối cũng hướng đến việc tăng tính hiệu quả của dòng chảy hàng hoá giữa các đối tác thương mại, đặc biệt đối với các chuỗi cung ứng có vòng quay dài của những loại hàng hoá nặng, cồng kềnh hay những chuỗi phải sử dụng đến các phương thức vận tải đa phương thức. Cũng như cộng tác lấp đầy hàng hóa tại trung tâm phân phối, những chương trình cộng tác lấp đầy hàng hoá tại các cửa hàng theo lối truyền thống là chúng được thực hiện cách riêng lẻ theo kế hoạch cũng như thời gian của từng đối tác riêng lẻ.

    Nhiều nhà bán lẻ hiện nay đang chuyển phần việc cung ứng hàng hoá cho kho ở mức vừa đủ nhu cầu sang cho việc hợp tác chia sẻ thông tin cho các đối tác để các đối tác biết mức hàng cần dữ trữ cửa hàng là bao nhiêu tại thời điểm hiện tại.

    Hình 4 mô tả mô hình CPFR theo sự tương ứng nhiệm vụ của nhà bán lẻ với nhà sản xuất phù hợp với nhiệm vụ trao đổi thông tin trong hợp tác.
    Hình 4 mô tả mô hình CPFR theo sự tương ứng nhiệm vụ của nhà bán lẻ với nhà sản xuất phù hợp với nhiệm vụ trao đổi thông tin trong hợp tác.

    Lợi ích thu được

    Bản chất của ngành thời trang và những hàng hoá có vòng đời ngắn khác đã nói lên rằng có những dữ liệu riêng lẻ trong quá khứ để sử dụng trong qui trình hoạch định. Vì thế, có sự phụ thuộc lớn vào cách hiểu chung ( cách hiểu có sự hợp tác) của những xu hướng trong ngành công nghiệp này, thị hiếu của khách hàng và hàng loạt các điều kiện kinh tế vĩ mô. Hoạch định hợp tác việc phân loại hàng hóa là một quá trình cho phép các nhà bán lẻ và những nhà cung ứng hợp tác tốt hơn những quyết định kinh doanh của họ nhằm tối đa hoá lợi nhuận cho cả hai bên.

    Kết quả của quá trình hợp tác này chính là một đơn mua hàng dự kiến, trên đơn đặt hàng đó thể hiện chi tiết hàng hóa về loại, màu sắc, kích cỡ… cho mỗi thời điểm giao hàng. Những đơn hàng được thông báo trước thông qua một hệ thống thông tin điện tử tại thị trường nơi sản phẩm mẫu được đưa ra và xem xét bởi nhà sản xuất và nhà bán lẻ, thông qua đó, hợp đồng được kí kết.