MỤC LỤC
Tuy nhiên, hiện nay các DNVVN đang gặp phải một cản trở rất lớn đến sự phát triển sản xuất kinh doanh và là hiện tượng phổ biến, đó là tình trạng thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất. Chỉ tiêu hiệu quả của DNVVN rất thấp, tỷ suất lợi nhuận/vốn rất thấp quá xa so với lãi suất ngân hàng. Nhiều nhà doanh nghiệp ban đầu có ý định phát triển sản xuất nhưng do thiếu vốn nên đã gặp nhiều khó khăn lúng túng trong việc triển khai và nhiều khi họ phải hủy bỏ hợp đồng đã ký với đối tác.
Điều đó giải thích tại sao các DNVVN thường là các doanh nghiệp trên lĩnh vực thương mại dịch vụ, những ngành nghề đòi hỏi vốn ít, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu lãi ngay chứ chưa đủ sức đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực quan trọng đòi hỏi nhiều vốn, có công nghệ tiên tiến. Còn với các nhà sản xuất, trong ba hình thức tổ chức kinh doanh (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần) thì loại hình doanh nghiệp tư nhân được họ ưa chuộng, phổ biến hơn cả. Mặc dù khu vực các DNVVN vay vốn ngân hàng ngày càng tăng, nhưng nhìn chung việc tiếp cận vốn từ khu vực ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn còn không ít khó khăn.
Hầu hết các DNVVN đều phàn nàn muốn vay vốn ngân hàng không phải là chuyện dễ, phải hội tụ đầy đủ các điều kiện. Nhưng khi có được mốt số các điều kiện đó rồi chưa chắc doanh nghiệp đã nhận được vốn ngay còn phải thông qua các thủ tục hành chính, tổn thất về thời gian đi lại với ngân hàng. Ngoài ra, để tiếp cận được với nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các ngân hàng cũng như từ các tổ chức tín dụng khác, các khoản vay có bảo lãnh các doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn và nguôn vốn thường khó đến nhanh được với các doanh nghiệp.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là từ những đòi hỏi bắt buộc phải có tài sản thế chấp nếu như muốn vay vốn. Cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh của các ngân hàng thương mại quốc doanh tập trung chủ yếu ở 2 ngân hàng: Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và gần đây là Ngân hàng Phục vụ người nghèo (nay là Ngân hàng Chính sách xã hội), bởi các ngân hàng này có chi nhánh xuống tận đơn vị cấp huyện, cấp xã.
Như vậy, thẩm định dự án trong cho vay của ngân hàng là rà soát, kiểm tra lại một cách khoa học, khách quan và toàn diện mọi nôi dung của dự án và liên quan đến dự án nhằm khẳng định tính hiệu quả cũng như tính khả thi, khả năng hoàn trả vốn vay của dự án trước khi quyết định đầu tư.Việc thẩm định dự án thường thẩm định trên các mặt: xã hội, tài chính, kỹ thuật, kinh tế. * Vòng đời của dự án (Thời gian tồn tại của một dự án). Để thẩm định thời gian tồn tại của một dự án người ta dựa trên cơ sở:. Thứ nhất, tính chất kỹ thuật của dự án: vòng đời của dự án sẽ phụ thuộc vào thời gian sử dụng của tài sản cố định hay phụ thuộc vào công nghệ sản xuất ra tài sản này. Thông thường đời sống kỹ thuật thường lớn hơn thời gian sử dụng tài sản. Thứ hai, vòng đời của sản phẩm do dự án sản xuất ra hay còn gọi là chu kỳ sống của sản phẩm, từ khi tung sản phẩm vào thị trường đến khi suy thoái. Đối với Ngân hàng thì thời hạn tín dụng thường bé hơn vòng đời của dự án. * Tổng vốn đầu tư, cơ cấu sử dụng vốn và nguồn vốn:. Đây là một nội dung quan trọng của thẩm dịnh tài chính dự án, Ngân hàng cần xem xét tổng vốn đầu tư và phân tích cơ cấu nguồn vốn, tiến độ bỏ vốn để có quyết định cho vay và lịch trình cho vay hợp lý. Tổng vốn đầu tư cho một dự án là tổng số tiền cần để trang trải toàn bộ chi phí của dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc dự án. Tổng vốn đầu tư gồm các khoản mục sau:. +) Chi phí chuẩn bị (chi phí trước khi vận hành): là các chi phí không trực tiếp tạo ra các tài sản cố định mà liên quan gián tiếp đến việc tạo ra và vận hành khai thác các sản đó để đạt mục tiêu đầu tư như:. - Chi phí điều tra, khảo sát để lập, trình duyệt dự án - Chi phí tư vấn, thiết kế dự án. - Chi phí đào tạo, huấn luyện, chuyển giao công nghệ +) Chi phí xây lắp và mua sắm thiết bị. Ngân hàng phải nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, thị phần mà doanh nghiệp có khả năng chiếm giữ để dự tính được số lượng hàng hóa có khả năng tiêu thụ và dự kiến doanh thu.
Dòng tiền hàng ngày là chính xác nhất, nhưng ước tính chúng rất tốn kém chi phí, ít khi được sử dụng và có thể không chính xác vì người ta không đủ khả năng dự báo chính xác. Ví dụ: việc doanh nghiệp chấp nhận một dự án sản xuất sản phẩm mới có thể làm cho dòng tiền từ doanh thu hiện tại giảm do khách hàng chuyển sang dùng sản phẩm mới thay vì sản phẩm cũ. - Khấu hao: Khoản tiền đầu tư vào tài sản cố định của dự án thường được phân bổ trong các năm hoạt động của dự án, gọi là chi phí khấu hao, và sau đó tài sản có thể được thanh lý.
Phân chênh lệch giữa lượng tăng thêm về tài sản lưu động và nợ ngắn hạn thường là dương nên đòi hỏi phải có thêm tiền đầu tư vào phần này, ngoài tiền đầu tư vào tài sản cố định. Sau đó so sánh hệ số này với hệ số biên thiên của dự án trung bình của doanh nghiệp để xác định mức độ rủi ro tương đối của dự án đang xem xét và hệ số biến thiên càng lớn thì rủi ro của dự án càng lớn. Hơn nữa tỷ lệ chiết khấu để tính NPV được giả định là không thay đổi trong thời gian thực hiện dự án nên có thể NPV phản ánh chưa chính xác giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư.
Vì PI đo khả năng sinh lời của một đồng vốn nên chỉ tiêu này cũng cho biết thông tin về độ toàn của dự án, giúp chủ đầu tư chọn được những dự án có mức sinh lời cao, có thể dùng để so sánh dự án có thời hạn khác nhau. Không ít doanh nghiệp bức xúc về trình độ nghiệp vụ Ngân hàng trong thẩm định các dự án của doanh nghiệp vẫn còn thấp, thiếu tính khách quan, có những dự án rất khả thi lại cho là kém khả thi, dự án mạo hiểm lại ngại…thủ tục để vay vốn vẫn còn nhiều rờm rà, mất nhiều chi phí về thời gian dẫn đến chậm cơ hội đầu tư vốn của doanh nghiệp. Việc hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án sẽ giúp ngân hàng lựa chọn chính xác các dự án để cho vay, đẩy mạnh họat động tài trợ dự án một cách có hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro.
Trang thiết bị công nghệ là để bổ trợ cho việc thẩm định tài chính dự án, ví dụ như việc thu thập thông tin, xử lý thông tin, tính toán các chỉ số… Do đó, nó ảnh hưởng đến thời gian thẩm định, độ chính xác của kết quả thẩm định. Môi trường vĩ mô ở đây bao gồm môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật… Môi trường kinh tế ổn định và lành mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định, lúc đó dự án sẽ không có những biến động bất thường và việc dự báo dễ chính xác và kết quả thẩm định tài chính dự án cao hơn. Môi trường pháp luật bao gồm những chính sách, chế độ của Nhà nước về hoạt động cho vay của Ngân hàng; về thẩm định dự án nói chung và thẩm tài chính dự án nói riêng; những quy định và chính sách đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiến lược phát triển kinh tế…Các chính sách, chế độ quản lý của Nhà nước đầy đủ, rừ ràng là căn cứ phỏp lý cho cụng tỏc thẩm định, là thước đo để so sánh đối chiếu, đánh giá.