Phong tục Việt Nam trong tiểu thuyết của Tự Lực văn đoàn 1930-1945

MỤC LỤC

KHÁI QUÁT VỀ TIỂU THUYẾT PHONG TỤC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945

Khái niệm Phong tục và Tiểu thuyết phong tục 1. Khái niệm Phong tục

    Sau đó, ông đồng nhất tiểu thuyết tả thực với tiểu thuyết phong tục: “Tiểu thuyết tả thực – Loại này tiếng Tây gọi là tiểu thuyết về phong tục (romans de moeurs), nghĩa là cốt tả cái tình trạng trong xã hội theo như thói ăn cách ở của người đời, thứ nhất là người đương thời; cho nên cũng có thể gọi là tiểu thuyết tả thực được, vì cứ theo như cái cảnh thực ở trước mắt mà diễn tả ấy thường thường bao giờ cũng có ý bao biếm, ý khuyên răn ở đó, dẫu nhà làm sách không rặp tâm khen chê răn dạy gì ai, mà cái ý khuyên răn bao biếm bao giờ cũng có ngụ ở trong” [89, tr. Và các sáng tác của Khái Hưng, Trần Tiêu, Mạnh Phú Tư, Bùi Hiển và Thiết Can đã được nhà nghiên cứu chọn lựa làm dẫn chứng minh họa cho thể tài tiểu thuyết phong tục: “Nếu đọc những tác phẩm của ông (Khái Hưng – PTMT) từ Hồn bướm mơ tiên cho đến những tập gần đây nhất của ông, như Hạnh, người ta thấy ông mới đầu chú trọng vào lý tưởng, rồi dần dần ông lưu tâm đến thực tế và viết rặt những tiểu thuyết tả thực về phong tục, lấy sự chân xác làm điều cốt yếu (…) Những tiểu thuyết ấy đều là những bài học rất hay cho những người bảo thủ thái quá” [83, tr.

    Tiểu thuyết phong tục trong văn học Việt Nam 1930 - 1945

      Đa số cỏc nhà văn đều xỏc định mục đớch viết tiểu thuyết là để “chỉ rừ những sự nào mà đoàn thể ta nên bắt chước, những đoạn nào mà đồng bào ta nên xa chừa”, là “muốn tập rèn cái nết tốt cho đoàn thể quốc dân, cho đoàn thể quốc dân mình biết cái luân lí Việt Nam là tốt đẹp, cái phong hóa ở nước mình là hoàn hảo, kẻo để bấy lâu nay, hạng nam giới nữ giới nước ta, hễ có mùi Tây học thì đem lòng chê bai khinh rẻ nền luân lý và phong hóa nước mình” (Dẫn theo Nguyễn Kim Anh (chủ biên), Tiểu thuyết Nam bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tr. Các nhà văn lúc này đã nhìn nhận về phong tục trong nhiều mối quan hệ hơn so với giai đoạn mới xuất hiện: quan hệ giữa thuần phong mỹ tục và nét đẹp trong đời sống sinh hoạt (Con trâu, Nhà Nho), mỹ tục với vấn đề đạo đức con người (Nửa chừng xuân, Chồng con), hủ tục với hạnh phúc cá nhân (Lạnh lùng, Làm lẽ), hủ tục và sự tha hóa con người (Khao, Cái thủ lợn), hủ tục và sự nhân danh của con người (Thừa tự), … Không những thế, trong lịch trình tiến triển từ 1930 đến 1945, các nhà văn của chúng ta đã đi từ tác phong của một nhà luân lý, nhà đạo đức, nhà chính trị, nhà xã hội sang một nhà tiểu thuyết phong tục thuần túy.

      Vị trí tiểu thuyết phong tục của các nhà văn Tự lực văn đoàn

        Họ chống đến cùng tư tưởng nệ cổ của các nhà Nho như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Hoàng Tăng Bí, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Trọng Thuật, … Và cũng trên tờ báo này, các nhà văn Tự lực văn đoàn cho trình diện làng văn những tác phẩm mới mẻ từ nội dung, tư tưởng cho đến cốt truyện, cách hành văn: Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Đôi bạn, … Tất cả đã làm cho nhà nghiên cứu văn học Thanh Lãng khi nói về Tự lực văn đoàn và về sự xuất hiện của nhóm văn này phải thốt lên rằng: “Thực vậy, tuần báo Phong hóa là luồng gió mới, làm xáo trộn tất cả trật tự xã hội, thổi tung những lớp bụi bặm phủ đầy trên lâu đài văn hóa cũ một lần nữa bay mù trời” [60, tr. Nhưng lúc này những tư tưởng cứng nhắc ở Việt Nam đã khiến cho có một thời hễ nghe nhắc đến hai chữ “lãng mạn” nhiều người đã nghĩ ngay đến vô số điều nào là ích kỷ, suy đồi, phản cách mạng … Bất cứ tác phẩm nào của các nhà văn lãng mạn cũng đều bị họ cho là có ảnh hưởng tiêu cực đến quốc dân đồng bào và không nên tìm hiểu: “Văn học lãng mạn tiểu tư sản của giai đoạn 1930 – 1945 chủ yếu là tiêu cực và có hại” (Dẫn theo Lê Dục Tú, “Vấn đề đánh giá văn học lãng mạn Việt Nam và sự đổi mới tư duy nghiên cứu văn học”, Tuyển tập 40 năm tạp chí Văn học, tr.

        TRONG TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN

        Bức tranh phong tục về đời sống xã hội

          Vì không muốn lấy người chồng do cha mẹ chọn nên Lan trở thành chú tiểu nương tựa phần đời còn lại nơi cửa chùa (Hồn bướm mơ tiên), và Tuyết sống kiếp giang hồ trôi nổi nay đây mai đó (Đời mưa gió); vì không được môn đăng hộ đối với Lộc nên Mai phải lam lũ cực khổ một mình nuôi con (Nửa chừng xuân); vì nghĩa vụ phải thủ tiết thờ chồng, một cô gái trẻ trung đầy sức sống như Nhung phải sống đời lạnh lùng (Lạnh lùng); vì Loan không sinh được con nữa nên đành chấp nhận việc Thân cưới vợ bé (Đoạn tuyệt);. Dù có phần hơi kham như lời nhận xét của Nhân Nghĩa ở bài “Chồng con”: “Tôi đã nhận thấy cái chỗ tham lam của tác giả đem ba cuốn tiểu thuyết hợp làm một: một cuốn nói về ái tình quê mùa, một cuốn tả gia đình dân quê với bao sự nghèo đói túng thiếu và một cuốn tả phong tục xóm làng Việt Nam với những hội hè đình đám, với những cảnh chè chén, khao vọng, mua nhiêu, bán xã” [75, tr.

          Phong tục trong đời sống tâm linh

            Tục thờ cúng, lễ tế trời đất, thần thánh chính là đã được xuất phát từ niềm tin tưởng này nhưng chúng tôi chỉ muốn nói đến hai trong những hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt xưa đã đi vào tác phẩm văn học nói chung và tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn nói riêng, nghi thức buổi lễ cầu đảo và nghi thức đón ông thủ chỉ làng. Người ta quan niệm trẻ có bùa đeo, tà ma trông thấy sẽ phải lánh xa: “Loan nhớ lại, hồi con mới ốm, bà phán Lợi nghe lời thầy bói giao nó cho một thầy bùa (…) Sau thấy đứa bé một ngày một xanh xao, Loan sinh nghi, đi hỏi dò chị em, mới biết phép chữa bệnh của bọn thầy bùa là cho uống tàn hương nước thải và có khi lại dùng roi dâu để đánh đuổi tà ma ám ảnh, nghĩa là đánh người ốm” [101, tr.

            NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ PHONG TỤC TRONG TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN

            Thế giới nhân vật phong phú, sinh động

            Trong Nửa chừng xuân, ba lần bà án xuất hiện là cả ba lần Khái Hưng chỉ đặc tả thái độ, giọng nói và hành vi của bà: nổi cơn thịnh nộ, đập bàn quát mắng, đứng phắt dậy trỏ tay vào mặt con mắng, càng tức giận, quát tháo, vỗ sập, gầm thét, cười gằn, cười khinh bỉ, giận uất lên, cười ngặt nghẽo, quát mắng, mĩm cười khẽ gật, bĩu môi, ngừng lại mở chiếc hộp ăn trầu, ngồi thừ nghĩ tìm mưu kế, thong thả dằn từng tiếng, …. Tóm lại, với việc tạo dựng hai mẫu nhân vật: mẫu thứ nhất gồm các nhân vật bà án (Nửa chừng xuân), bà phán Lợi (Đoạn tuyệt), ông bà án Báo (Gia đình) hay các ông lý ông cán (Con trâu, Chồng Con); mẫu nhân vật thứ hai là Mai (Nửa chừng xuân) Loan, Dũng (Đoạn tuyệt), Nhung (Lạnh lùng), Hồng (Thoát ly) … các nhà văn Tự lực văn đoàn đã hoàn thành được tôn chỉ “Làm cho người ta biết đạo Khổng không hợp thời nữa” của mình.

            Nghệ thuật miêu tả không gian – thời gian

            Có khi miêu tả theo diễn tiến buổi lễ (Lễ đón ông thủ chỉ), có khi xoáy sâu vào tâm điểm (Lễ Cầu đảo), có khi lại chỉ chọn lựa những hình ảnh, sinh hoạt tiêu biểu gắn với sự quan sát của nhân vật (Hội quan lão) nhưng nhìn chung các nhà văn Tự lực văn đoàn đã tái hiện được những ngày hội làng, ngày lễ tết cổ truyền, những buổi hát hò thường rang với nghi thức lễ, với những sinh hoạt văn hóa, với những tiếng động và âm thanh trong những trang tiểu thuyết của họ thật sống động, tạo ra một không gian đậm tính văn hóa dân gian. Một nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam đã khẳng định rằng từ thế kỷ XIX trở về trước, ở Việt Nam Nho giáo phổ biến đến nỗi: “Không có một dấu vết nào của văn hóa Việt Nam mà không mang một biểu hiện có thể xem là có tính chất Nho giáo, dù đó là văn học, chính trị, phong tục, nghi lễ, nghệ thuật, tín ngưỡng.

            Những nét đặc sắc trong ngôn từ và giọng điệu

            Mặc dù vậy, gây chú ý đặc biệt với người đọc hơn cả là việc tạo ra biến thể của từ bằng cách xen kẽ từ “với” hoặc kết hợp phương thức láy với hình vị sau được cấu tạo kiểu “X+iếc” của Trần Tiêu: trùm với chẳng trùm, khéo với chẳng khéo, khất với khứa, cụ với kiếc, ăn với nói, tát với tiếc, gỏi với ghém, biếu với xén, tiếc đắt tiếc rẻ, cháu với chiếc, tĩnh tiếc, hoa hiếc, hàng sốc hàng siếc, ông hàn ụng hiếc, đảo vừ đảo viếc, giếng giếc … thật gần gũi với lời ăn tiếng núi của người dõn quờ. Trước Tự lực văn đoàn, cú pháp câu văn do chịu nhiều ảnh hưởng của lối văn biền ngẫu từ Trung Quốc nên thường dài dòng, nhiều vế đăng đối với nhau: “Nghĩ cho con người ta có cái thân ở đời mà nếu không làm nên được sự nghiệp gì, thứ nhứt là sinh làm con trai An Nam đương buổi đời này, như vẫn có sự nghiệp rất vĩ đại để dành cho, mà chỉ lờ lững ở dưới bóng tà dương hay chen vai ở trong cái xe điện, thời chẳng thà được như con diều hâu đó, đem cái thân ra mà làm bạn với trời xanh” (trích lại theo Trịnh Hồ Khoa – Những cách tân trong nghệ thuật văn xuôi Tự lực văn đoàn).