Giải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay ưu đãi đối với người nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam

MỤC LỤC

Nội dung chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo 1. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi

Để được vay vốn tín dụng ưu đãi, người vay là hộ nghèo có địa chỉ cư trú hợp pháp và phải có trong danh sách hộ nghèo được Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố, được Tổ tiết kiệm và vay vốn của ngân hàng bình xét, phải là hộ nghèo có sức lao động, có điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn sản xuất và có khả năng hoàn trả vốn. Vốn vay phải bảo đảm được sử dụng vào việc mua sắm vật tư, thiết bị, giống cây trồng, vật nuôi, thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh, mua sắm các công cụ lao động, đầu tư làm các nghề thủ công trông hộ gia đình, chi phí nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản; góp vốn thực hiện các dự án hợp tác sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giải quyết một phần nhu cấu tất yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch, học tập.

Các phương thức cho vay ưu đãi với người nghèo 1. Cho vay trực tiếp

- Hộ vay không trả được nợ do nguyên nhân khách quan gây ra như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, chính sách Nhà nước thay đổi, biến động giá cả thị trường không có lợi cho hộ vay, nếu xảy ra trên diện rộng, việc xử lý rủi ro được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nếu xảy ra đơn lẻ, cục bộ được cho gia hạn nợ, giãn nợ hoặc xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro. Về cơ bản, quy trình cho vay uỷ thác qua các tổ chức hội cũng đầy đủ các bước như quy trình cho vay trực tiếp, tuy nhiên có sự tham gia của đại diện các tổ chức hội ở mỗi bước giúp NH trong việc thẩm định, giải ngân cũng như giám sát vốn vay được sử dụng hiệ quả và đảm bảo không làm mất vốn cũng như sử dụng vốn sai mục đích.

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY

Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay ưu đãi đối với người nghèo 1. Các nhân tố thuộc về phía NH

Các nhân tố thuộc về phía khách hàng 1. Trình độ nhận thức của khách hàng

Nếu người nghèo nhận thức sai về các khoản vay ưu đãi, coi đây như hình thức trợ cấp của Chính phủ, nhận thức sai dẫn đến họ không quan tâm đến việc trả nợ và vốn vay sẽ có nguy cơ cao bị sử dụng sai mục đích, thất thoát, không đem lại hiệu quả, không thực hiện được đúng chức năng của mình. Sản xuất kinh doanh không hiệu quả, người nghèo không thể hoàn trả vốn vay cho NH, họ không những không thoát khỏi tình trạng nghèo khó mà thậm chí còn nghèo thêm do tích tụ thêm khoản nợ NH.

Các nhân tố khác

Môi trường pháp lý đồng bộ và hoàn thiện là điều kiện đảm bảo cho hoạt động của hệ thống NH nói chung. Đặc biệt, trong hoạt động cho vay ưu đãi với người nghèo, đối tượng khách hàng có nhận thức chung về luật pháp còn ít nhiều bị hạn chế nên việc tạo ra một môi trường pháp lý gồm hệ thống pháp luật về hoạt động NH đồng bộ và hoàn thiện, khả năng nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân cùng những chế tài phù hợp để răn đe là điều kiện thuận lợi để hoạt động cho vay ưu đãi với người nghèo được thực hiện hiệu quả.

Khái quát về Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam 1. Nhiệm vụ và bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh

- Ban kiểm soát Hội đồng quản trị: Có chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, huyện và bộ máy điều hành của NHCSXH trong việc thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật của Chính phủ, điều lệ của NHCSXH và các văn bản, nghị quyết của Hội đồng quản trị. - Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, huyện: Là đại diện của Hội đồng quản trị NHCSXH tại địa phương, có chức năng giám sát việc thực hiện các văn bản chỉ đạo, nghị quyết Hội đồng quản trị tại chi nhánh NHCSXH tỉnh và Phòng giao dịch cấp huyện, phối hợp chỉ đạo việc gắn tín dụng chính sách với việc thực hiện kế hoạch xoá đói giảm nghèo và dự án phát triển kinh tế xã hội tại địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Hội đồng quản trị

Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCSXH 1. Huy động vốn

Trên thực tế, nguồn vốn huy động của NHCSXH vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn cấp từ NSNN, trong đó vốn huy động trên thị trường tự do chiếm tỷ trọng khá cao, còn lại là nhận tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng, tuy nhiên nguồn này về lâu dài sẽ bị hạn chế do việc yêu cầu các NHTM phải chuyển nguồn sang cho NHCSXH sẽ ảnh hưởng đến chế độ hạch toán của các NHTM. Nguồn vốn nhận tài trợ, uỷ thác đầu tư chiếm tỷ trọng 5% tổng nguồn vốn, nguồn tài trợ này gồm tài trợ của các chính phủ và tổ chức tài chính quốc tế cho Chính phủ Việt Nam phù hợp với mục tiêu của NHCSXH: Một số nguồn được tài trợ của Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế cho chương trình xoá đói giảm nghèo, cải thiện môi trường, trồng rừng..phù hợp với cương lĩnh hoạt động của NH.

Thực trạng cho vay người nghèo tại NHCSXH 1. Quy mô cho vay

    Trước đây, cơ chế uỷ thác từng phần mà NHCSXH nhận chuyển giao từ NHNg bộc lộ nhiều hạn chế, NHCSXH là một tổ chức tài chính - tín dụng trực tiếp thực hiện cho vay vốn đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhưng với phương thức uỷ thác như NHNg thì NHCSXH trở thành tổ chức trung gian; có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, nhưng việc điều hành phải thông qua bộ máy của một tổ chức tín dụng khác không chịu sự quản lý của NHCSXH; là một pháp nhân có vốn điều lệ, có tài sản và bảng cân đối tài chính hoàn chỉnh, nhưng tài sản và bảng cân đối không thể hiện đầy đủ vốn tín dụng chính sách đã thực sự đến với đối tượng thụ hưởng, vốn cho vay chỉ thể hiện số vốn đã chuyển cho bên nhận uỷ thác, có thời gian vốn cho vay hộ nghèo đã đọng hàng ngàn tỷ đồng; toàn bộ chứng từ cho vay vốn đối với người nghèo và việc hạch toán kế toán đến người vay do bên nhận uỷ thác thực hiện, nên việc kiểm soát hệ thống giao dịch từ Trung ương đến địa phương tuỳ thuộc vào sự chỉ đạo và điều hành của tổ chức nhận uỷ thác. Hiện nay, NHCSXH chỉ uỷ thác cho các hội, đoàn thể một số công đoạn như: hướng dẫn việc thành lập Tổ và tổ chức họp để thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn theo quy chế quy định; tổ chức họp Tổ để bình xét danh sách hộ nghèo xin vay vốn NHCSXH trình Ban xoá đói giảm nghèo và UBND xã, phường xét duyệt để gửi NHCSXH cấp huyện; thông báo kết quả phê duyệt đến từng hộ gia đình; kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và đôn đốc người vay trả nợ gốc và lãi tiền vay theo kỳ hạn thoả thuận; thực hiện thu tiết kiệm của Tổ tiết kiệm và vay vốn do NHCSXH và tổ chức hội lựa chọn, thoả thuận theo chế độ quy định; phối hợp cùng NHCSXH hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro (nếu có), còn các công đoạn cho vay, thu nợ, thu lãi vẫn do NHCSXH đảm nhiệm, do vậy mà đồng vốn không thể thất thoát được, mặt khác các tổ chức hội thực hiện đúng các công đoạn đã được NHCSXH uỷ thác thì nguồn vốn cho vay hộ nghèo đến tay hộ nghèo là lẽ đương nhiên.

    Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh của NHCSXH Việt Nam

      Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 và các năm tiếp theo - cho vay vùng khó khăn, khắc phục được những khó khăn trước mắt, cũng như lâu dài vì mới đáp ứng nhu cầu tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, NHCSXH cần phải có nguồn vốn lớn với lãi suất phù hợp, khi nguồn lực của Nhà nước có hạn. Với những hộ nghèo muốn vươn lên thoát nghèo nhưng vướng mắc về vốn sản xuất kinh doanh, chính sách tín dụng ưu đãi dành cho người nghèo thể hiện ở việc Nhà nước sẽ áp dụng linh hoạt phương thức cho vạy, chủ yếu là tín chấp thông qua hình thức nhóm tín dụng - tiết kiệm, hoặc các nhóm tương trợ tự nguyện của người nghèo, đoàn thể.

      Một số kiến nghị

        Để giúp cải thiện tình hình này, rất cần sự quan tâm của Chính phủ để từng bước nâng cao trình độ dân trí của các hộ nghèo và đối tượng chính sách khác, cả về trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thường xuyên mở các lớp tập huấn về kinh nghiệm sản xuất, phát các tờ rơi phổ biến cách thức sản xuất, giúp đỡ đầu vào, đầu ra trong sản xuất cho các hộ nghèo. Một mặt cần quan tâm tăng vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, mặt khác tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác giải ngân vốn ưu đãi, giám sát tình hình sử dụng vốn vay, thường xuyên giúp đỡ, phổ biến cách thức sản xuất kinh doanh cho các hộ nghèo, nhằm giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của họ, từ đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi.