MỤC LỤC
Căn cứ vào dự toán công trình: Chi phí trực tiếp, chi phí chung, lao động định mức, Tổng công ty giao định mức chi phí và nghĩa vụ nộp thuế cho các đơn vị, đối với các công trình xây dựng dân dụng các đơn vị được chi không quá 97,5% doanh thu thuần và có nghĩa vụ phải nộp về Tổng công ty thu 2,5% doanh thu thuần, đối với công trình giao thông thuỷ lợi được chi không quá 95,5% doanh thu thuần và có nghĩa vụ phải nộp về Tổng công ty 4,5% doanh thu thuần. Nếu vốn do Tổng công ty cho vay: Các Chi nhánh, Ban XD, bộ phận muốn vay tiền để thi công công trình nào phải xin ý kiến lãnh đạo Tổng công ty trước khi đấu thầu hoặc ký hợp đồng, Tổng công ty chỉ cho Chi nhánh, Ban XD vay tối đa không quá 70% giá trị khối lượng đã thực hiện được bên Chủ đầu tư chấp thuận nghiệm thu thanh toán và phải được xác nhận của các phòng ban chức năng Tổng công ty, đồng thời phải chịu tính lãi theo lãi suất cho vay (theo quy định của các ngân hàng thương mại) từ khi nhận tiền vay và phải thanh toán xong đợt vay trước thì mới được vay tiếp đợt sau.
Việc mua loại vật liệu gì, giá cả ra sao, mua vào thời điểm nào đòi hỏi Giám đốc chi nhánh, Ban, Chỉ huy trưởng công trình phải căn cứ vào tiến độ thi công công trình, biện pháp tổ chức thi công để thu mua, cung cấp nguyên vật liệu một cách hợp lý, đủ về số lượng, đúng về chất lượng và chủng loại, kịp về thời gian, không để tồn kho vật liệu quá nhiều, sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả tránh tình trạng ứ đọng vốn, không để thiếu dẫn đến phải ngừng sản xuất. Do mỗi công trình nằm ở một địa điểm khác nhau, nên việc mua nguyên vật liệu do nhân viên đội thi công đảm nhận, căn cứ vào giấy đề nghị cấp vật tư đã được chỉ huy trưởng công trình xác nhận trên cơ sở đó Giám đốc chi nhánh, ban xét duyệt mua sau đó nhân viên đội sẽ viết giấy đề nghị thanh toán hoặc tạm ứng, kế toán sẽ viết phiếu chi hoặc chuyển khoản.
Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ số tiền Tổng công ty phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất như tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp theo lương của công nhân sản xuất, không bao gồm các khoản trích trên lương về BHXH, BHYT, KPCĐ. Hiện nay đội ngũ công nhân trực tiếp trong biên chế của Tổng rất ít mà chủ yếu là thuê ngoài, thường thi công ở địa phương nào thì thuê lao động ở địa phương đó, vì vậy Tổng công ty hiện có hai hình thức trả lương đó là trả lương theo thời gian và lương theo sản phẩm ( lương khoán). Trên cơ sở bảng thanh toán lương, biên bản nghiệm thu khoán gọn, kế toán lập “Bảng kê chứng từ phát sinh bên có TK 1413” (cột các TK ghi bên Nợ TK 334) vào cuối kỳ cho từng công trình, rồi chuyển toàn bộ chứng từ gốc đã tập hợp lên phòng kế toán Tổng công ty.
Em xin lấy ví dụ về cách tính lương cho một công nhân tham gia vào quá trình thi công công trình đang xét. Dưới đây là một ví dụ về bảng thanh toán lương cho ban chỉ huy công trình trụ sở HĐND, UBND phường Văn Miếu.
- Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy thi công: Khi phát sinh sẽ tiến hành sửa chữa, hoặc thuê ngoài sửa chữa, toàn bộ chi phí này sẽ được tập hợp trực tiếp vào TK 623 và được phân bổ cho công trình, HMCT đang sử dụng máy thi công đó. Do Tổng công ty thực hiện phương thức khoán cho các đơn vị nên việc thuê máy thi công do các Ban đội, chi nhánh chủ động quyết định căn cứ vào nhu cầu của công trường. Khi có nhu cầu thuê máy thi công hai bên sẽ ký kết hợp đồng, sau khi thực hiện khối lượng công việc xong hai bên tiến hành nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, xác nhận số tiền bên đi thuê phải trả.
- Bên B có trách nhiệm vận chuyển máy đến chân công trình: Kênh tưới Kim Bảng -Hà Nam , chuẩn bị bốc xếp, tiếp nhận và bảo quản vật tư do bên A bàn giao. - Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của hợp đồng, mọi khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện phải được bàn bạc, thống nhất và thể hiện bằng văn bản mới có giá trị pháp lý. Sau khi bên A thanh toán đủ tiền cho bên B thì HĐ mặc nhiên được thanh lý Hợp đồng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực từ ngày ký.
Với các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý đội, công nhân trực tiếp sản xuất, và công nhân điều khiển máy thi công trong biên chế được tính tại phòng kế toán Văn phòng Tổng công ty, cuối kỳ phòng kế toán Tổng công ty báo tổng số tiền các khoản trích trên cho từng đơn vị, trên cơ sở đó kế toán các đơn vị phân bổ cho các công trình. Tại phòng kế toán Tổng công ty sau khi tập hợp được toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung, cuối kỳ thực hiện bút toán kết chuyển tự động vào bên Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Do sản phẩm xây dựng thường có kích thước và chi phí lớn, chu kỳ sản xuất (thời gian xây dựng công trình) thường dài, nên Chủ đầu tư và Tổng công ty có thể thống nhất nghiệm thu theo điểm dừng kỹ thuật của từng HMCT để thanh toán, vì vậy sản phẩm dở dang cũng có thể là một phần của một hạng mục công trình chưa hoàn thành bàn giao.
Mặt khác do sự nhận thức của cán bộ kế toán chưa đầy đủ, trình độ kế toán ở các đơn vị chưa đồng đều, bản thân đơn vị chưa tự giác chờ vào sự nhắc nhở của Tổng công ty, vì vậy việc giao nộp chứng từ của nhân viên kế toán Ban, đội thường chậm chễ gây khó khăn cho công tác hạch toán tập trung tại Văn phòng Tổng công ty, dẫn đến công việc kế toán phần lớn dồn vào cuối kỳ, nên không tránh khỏi những sai sót khi hạch toán, các thông tin kế toán được cung cấp chậm. - Hầu như Tổng công ty chỉ tổng hợp chi phí vào cuối năm hoặc khi công trình hoàn thành bàn giao, nờn khụng theo dừi được cơ cấu cỏc khoản mục chi phớ qua từng giai đoạn, chính vì vậy giá trị sản phẩm dở dang và giá thành sản phẩm chỉ được tính vào cuối năm, dẫn đến việc cung cấp các thông tin và lập các báo cáo kế toán bị chậm trễ, vi phạm nguyên tắc cập nhật trong hạch toán kế toán, có thể dẫn đến sai sót trong công tác hạch toán. Từ khi thành lập, Tổng công ty thực hiện việc liên kết theo kiểu hành chính với cơ chế giao vốn và cho đến nay, đã cú sự liờn kết bền chặt bằng cơ chế đầu tư tài chớnh là chủ yếu, xỏc định rừ quyền lợi, trách nhiệm và lợi ích kinh tế giữa công ty mẹ với công ty con, tăng cường năng lực chủ động kinh doanh cho các công ty con, công ty liên kết, tạo điều kiện để từng bước phát triển Tổng công ty.
Tổng công ty nên thường xuyên cử cán bộ xuống các đơn vị cơ sở để nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, thấy được những thuận lợi, những khó khăn mà đơn vị thi công đang gặp phải, từ đó tạo điều kiện cho đơn vị thi công trong việc giải quyết những khó khăn về vốn, thanh toán công nợ với khách hàng đảm bảo nguồn vật liệu, nhân công cũng như các chi phí khác. Tổng công ty nên tiến hành tập hợp chi phí theo từng tháng làm cơ sở để theo dừi tỡnh hỡnh biến động của cỏc khoản mục chi phớ, cũng như tỷ lệ của từng khoản mục chi phí trong tổng chi phí để có các quyết định điều chỉnh, quản lý việc tiêu hao chi phí một cách hợp lý, và định kỳ quý tính giá thành sản phẩm hoàn thành và giá trị sản phẩm dở dang cho từng công trình, HMCT.