MỤC LỤC
Tác động dễ nhận thấy đầu tiên về hoạt động của con người vào tỷ lệ tuyệt chủng có thể thấy vào sự sa sút các loài thú lớn ở Australia và Nam, Bắc Mỹ vào thời gian mà con người bắt đầu thống trị hai lục địa này từ hàng ngàn năm trước. Mối nguy hại chính ảnh hưởng đến đa dạng sinh học có liên quan đến các hoạt động của con người là: phá hủy, chia cách, làm suy thoái (kể cả ô nhiễm) nơi sinh sống; khai thác quá mức các loài phục vụ cho các mục đích sử dụng của loài người; du nhập các loài ngoại lai và gia tăng các dịch bệnh.
Khi các quần thể vật chủ sống tập trung trong một khu vực nhỏ hơn do nơi sinh sống của chúng bị phá hủy, tại đây chất lượng môi trường nơi cư trú thường bị suy giảm, thức ăn trở nên khan hiếm dẫn đến tình trạng kém dinh dưỡng, các động vật trở nên yếu hơn và dễ mắc bệnh hơn. * Cretaceous cuối (65 triệu năm trước): Trong số 5 sự kiện tuyệt chủng hàng loạt thì sự kiện được con người biết rừ nhất xảy ra ở kỷ phấn trắng và kỷ thứ ba (Cretaceous và Tertiary), còn gọi là thời kỳ K/T, với khoảng 60 % các loài động vật bị tuyệt chủng.
Ngoài ra, theo sau các cuộc tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ là sự hình thành loài mới để bù đắp cho số loài bị mất đi, còn sự tuyệt chủng hàng loạt giai đoạn hiện nay không kèm theo sự hình thành loài mới. Đối với giai đoạn hiện nay sẽ là một thách thức lớn, bởi vì tuyệt chủng ngày nay liên quan đến tất cả các thứ hạng chính của loài, trong khi đó ở 65 triệu năm trước, hầu hết các loài thú, chim, lưỡng thê, và nhiều loài bò sát còn sống sót.
Mặc dù việc phân tích khả năng tồn tại của quần thể vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và phát triển như là một phương pháp dự báo sức sống và khả năng tồn tại của một loài, và dù nó vẫn chưa có được một phương pháp luận hay một quy trình thống kê chuẩn, song các phương pháp xem xét loài một cách hệ thống và toàn diện của nó là sự phát triển tự nhiên của sinh thái học cá thể trong nghiên cứu lịch sử tự nhiên và những nghiên cứu về biến động số lượng quần thể. Cần có sự quan trắc dài hạn các quá trình của hệ sinh thái (nhiệt độ, lượng mưa độ ẩm, tính axít của đất, chất lượng nước, tốc độ chảy của sông suối, xói mòn đất, ..), các quần xã (số loài có mặt, lượng thực vật che phủ, lượng sinh khối có tại mỗi bậc dinh dưỡng,..) và số lượng các quần thể (số lượng cá thể của mỗi loài) bởi vì nếu không làm như vậy khó có thể phân biệt được những dao động bình thường trong năm với những xu hướng lâu dài.
Loài rồng đất Komodo ở Indonesia là ví dụ về loài được ưu tiên bảo vệ theo cả 3 tiêu chí trên: nó là loài thằn lằn lớn nhất trên thế giới (tính đặc biệt); chỉ xuất hiện trên một vài đảo nhỏ của một quốc gia đang phát triển nhanh (tính nguy cấp) và nó có tiềm năng lớn cho du khách cũng như là mối quan tâm lớn của các nhà khoa học (tính hữu dụng). Để có thể đưa ra các ưu tiên cho việc bảo tồn, IUCN, Trung tâm quan trắc bảo tồn thế giới (WCMC) và các tổ chức khác đã cố gắng xác định các khu vực then chốt có tính đa dạng sinh học và có tính đặc hữu cao trên thế giới đang đứng trước sự đe dọa bị tuyệt chủng loài và hủy hoại nơi cư trú: những nơi được gọi là điểm nóng phải được bảo tồn.
Những thoả thuận giữa các tổ chức bảo tồn (gồm các cơ quan quản lý khu bảo vệ và dân bản địa truyền thống) đối với việc thành lập và quản lý khu bảo vệ sẽ dựa vào việc tôn trọng đầy đủ đối với quyền lợi của người dân bản địa truyền thống trong việc sử dụng truyền thống và bền vững đất đai, lãnh thổ, nguồn nước, vùng bờ và các nguồn tài nguyên khác của họ. Tốc độ phá hủy rừng nhiệt đới, tàn phá các nơi cư trú và mất mát hệ sinh thái thủy vực đôi khi lại còn được tăng cường bởi những dự án thiếu thận trọng tài trợ bởi những cơ quan phát triển quốc tế của những nước tiên tiến hay bởi các ngân hàng phát triển đa phương (Multilateral Development Bank - MDB). Khoản vay của các Ngân hàng phát triển đa phương là 25 tỷ đôla/năm cho các dự án phát triển kinh tế ở 151 nước. Trong khi mục đích của các Ngân hàng phát triển đa phương và các cơ quan trợ giúp đều tập trung để phát triển kinh tế, các dự án được tài trợ đều khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu ra các thị trường quốc tế. Trong rất nhiều trường hợp, các dự án phát triển này đã dẫn đến việc tàn phá hệ sinh thái trên một diện tích rộng. Các ngân hàng phát triển đa phương được kiểm soát bởi các chính phủ của một số nước phát triển chính như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp. Các chính sách của MDB được các nước thành viên đại diện, các tổ chức bảo tồn xem xét tỷ mỉ. Đặc biệt, như một số dự án yếu kém của Ngân hàng Thế giới đã bị công luận phản ứng mạnh mẽ, Ngân hàng Thế giới phản hồi bằng cách phải đưa vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học như một phần của chính sách trợ giúp của mình và đòi hỏi các dự án mới phải cân nhắc kỹ và có trách nhiệm hơn về vấn đề môi trường. Mặc dầu vậy vẫn còn phải xem xét liệu các ngân hàng phát triển đa phương sẽ thực sự thay đổi ý nghĩ và hành động của họ hay tất cả chỉ dừng lại ở những lời lẽ hứa hẹn, phô trương. Có một thực tế phải công nhận rằng các, ngân hàng phát triển đa phương này không có quyền gì để thúc ép; một khi là tiền đã được chuyển giao, các nước được nhận tiền có thể làm theo hoặc bỏ qua thoả thuận về môi trường dù có những phản đối quốc tế hay trong nước. Làm sao để các ngân hàng phát triển đa phương hoạt động có trách nhiệm hơn? Trước tiên họ phải ngừng ngay việc cho vay đối với những dự án làm phá hủy môi trường. Việc làm này đòi hỏi các ngân hàng phải phân tích các dự án phát triển bằng cách sử dụng các mô hình. phân tích chi phí lợi nhuận kinh tế kể cả cho các tác động đến môi trường và hệ sinh thái của dự án. Phân tích chính xác một dự án phải bao gồm tất cả các chi phí, lợi nhuận, kể cả tác hại của xói mòn đất, sự mất mát đa dạng sinh học, tác động của ô nhiễm nước đến sức khoẻ của người dân địa phương, và các thiệt hại về thu nhập do việc các nguồn tài nguyên tái tạo bị phá hủy. Các chương trình thúc đẩy việc thay đổi trạng thái đất, xoá đói giảm nghèo vùng nông thôn, thiết lập các khu bảo vệ và thực sự phát triển bền vững phải được khuyến khích. Các ngân hàng cũng cần phải khuyến khích những cuộc bàn bạc quần chúng rộng rãi trong nước trước khi dự án được tiến hành. Đôi khi, các ngân hàng phải cho phép tiến hành những cuộc kiểm tra, những đánh giá độc lập và những bàn luận về đánh giá tác động môi trường trước khi dự án được phép nhận tài trợ. Cho vay để phát triển: một số trường hợp cụ thể. Những trường hợp sau đây là những ví dụ về tác động của việc cho vay để phát triển kinh tế quốc gia Inđônêxia. Từ những năm bảy mươi đến cuối những năm tám mươi, Ngân hàng Thế giới đã cho chính phủ Inđônêxia vay 560 triệu đôla để định cư hàng triệu người Inđônêxia từ những đảo quá đông đúc như Java, Bai, Lombok đến những vùng thưa thớt dân cư hơn ở ven các hòn đảo còn có những cánh rừng rậm bao phủ như ở tại các đảo Borneô, Niu Ghine và Sulaoesi. Những người định cư mới này dự định sẽ phải trồng lương thực để nuôi sống chính họ cũng như trồng những cây khác để bán và thu tiền mặt như cao su, cọ dầu, cacao. Các cây này có thể xuất khẩu để lấy tiền thanh toán các khoản vay cho Ngân hàng Thế giới. Chương trình di chuyển dân cư này đã thất bại về mặt môi trường và kinh tế vì đất đai vùng ven các đảo không phù hợp với các hoạt động nông nghiệp. Kết quả là rất nhiều người trong số những người di cư đến trở nên nghèo hơn, khánh kiệt và họ bắt buộc phải phá rừng để làm nông nghiệp theo lối du canh, du cư. Việc trồng các cây công nghiệp lấy tiền trả nợ không thu được kết quả. Không chỉ có vậy, ít nhất 2 triệu ha rừng mưa nhiệt đới và khoảng gần 6 triệu ha các hệ sinh thái thủy vực ở xung quanh bị tàn phá bởi những người mới đến. Ở Brazin: Dự án làm đường cao tốc tại bang Rondonia của Brazin là một ví dụ điển hình về sự thất bại thảm hại của một chương trình phát triển. Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Liên phát triển Châu Mỹ đã cho Brazin vay hàng trăm triệu đô la từ năm 1981 để xây dựng đường và các khu định cư mới trong khu vực này. Khi đường cao tốc đi qua Porto Velho, thủ phủ của bang Rondonia được khánh thành, những người nông dân sống tại miền Nam và Đông Bắc Brazin buộc phải chuyển khỏi mảnh đất ruột thịt của họ do các hoạt động công nghiệp gia tăng cũng như do luật sở hữu đất đai, từng đoàn người đã di chuyển xuống Rondonia để tìm kiếm những miền đất còn chưa có ai sở hữu. Hầu hết đất đai ở Rondonia không phù hợp cho các hoạt động nông nghiệp, tuy vậy vẫn được thu dọn lại để lấy đất đền bù cho nông dân; việc làm này còn được trợ giúp bằng việc được cắt giảm các loại thuế. Kết quả là Rondonia trở thành nơi có tốc độ phá hủy rừng nhanh nhất trên phạm vi toàn thế giới trong thập kỷ của những năm tám mươi. tổng diện tích của Brazin) đã bị thiêu cháy trong một chuỗi những hành động hủy hoại môi trường lớn nhất trên thế giới.
Ngoài việc thành lập các khu bảo tồn, Việt Nam cũng đang thực hiện một số dự án đặc biệt, bằng cách khuyến khích nhân dân bảo vệ một số loài động thực vật quí hiếm đang có nguy cơ tiêu diệt như Thông lá dẹt ở Lâm Đồng, Thông nước ở Đắk Lắk, Bách xanh ở Ba Vì-Hà Tây, Kim giao ở Cát Bà và các loài động vật như Gà lam đuôi trắng ở vùng Kẻ Gỗ Hà Tĩnh, loài Voọc quần đùi ở Cúc Phương, loài Voọc mũi hếch ở Na Hang, Tuyên Quang, loài hổ ở Thừa Thiên Huế và Chư Môm Rây ở Kon Tum. Các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife International), Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế đã hổ trợ và hợp tác rất chặt chẻ và tích cực với Việt Nam trong việc thực hiện các sáng kiến và dự án bảo tồn đa dạng sinh học trên toàn quốc.