MỤC LỤC
Cỏc nhà thầu phải thường xuyờn theo dừi, nắm được các thông tin về các gói thầu, giá gói thầu và nguồn tài chính, hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu, thời gian tổ chức đấu thầu, loại hợp đồng cho từng gói thầu, thời gian thực hiện hợp đồng,…. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện theo trình tự từ đánh giá sơ bộ để loại bỏ các hồ sơ dự thầu không hợp lệ hoặc không đáp ứng được các yêu cầu quan trọng, đến đánh giá chi tiết về mặt kỹ thuật, chi phí trên cùng một mặt bằng để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu.
- Tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật: đặc tính kinh tế kỹ thuật của hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất và các nội dung khác (không được yêu cầu về thương hiệu hay nguồn gốc cụ thể của hàng hoá); khả năng đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng và tính năng kỹ thuật hàng hoá nêu trong hồ sơ mời thầu; khả năng lắp đặt thiết bị, năng lực cán bộ kỹ thuật; tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung ứng hàng hoá; khả năng thích ứng về mặt địa lý; tác động với môi trường và các biện pháp giải quyết;…Có thể sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc phương pháp đánh giá theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” để đánh giá về mặt kỹ thuật. Trong hoạt động đấu thầu, muốn dự thầu, nhà thầu cần phải nắm bắt, xử lý tốt các thông tin liên quan đến gói thầu như: chủ đầu tư, yêu cầu của chủ đầu tư, tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, đối tác liên doanh,…Qua đó nhà thầu có thể tự đánh giá năng lực của mình xem có phù hợp với gói thầu hay không, nếu phù hợp thì nên chuẩn bị hồ sơ dự thầu như thế nào để đật được sự tin tưởng và tín nhiệm của bên mời thầu.
Kết quả thắng thua khi tham gia dự thầu của các doanh nghiệp còn phụ thuộc vào trình độ, năng lực, kỹ năng và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ tham gia vào hoạt đông dự thầu, từ thu thập thông tin đến chuẩn bị hoàn thiện xuất sắc hồ sơ dự thầu và tham gia thương thảo, hoàn thiện để ký kết hợp đồng thành công. Nhà thầu nào có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, nhanh nhẹn, sáng suốt, có khả năng nắm bắt và xử lý thông tin tốt, am hiểu về đấu thầu và các quy định của luật pháp, nhà thầu đó có được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.
Mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty là đáp ứng tốt nhất nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong và ngoài nước với sản lượng và chất lượng ngày càng gia tăng, nâng cao uy tín, tăng khả năng cạnh tranh, đạt lợi nhuận tối đa nhằm nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và trở thành công ty hàng đầu trong nước về cung cấp thiết bị đo lường điện. Ngày 1/1/2007, thực hiện theo quyết định số 27/2006/QĐ-BCN ngày 02/08/2006 của Bộ Công nghiệp về việc thành lập Tổng công ty Thiết bi điện theo mô hình công ty mẹ - công ty con, Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện và Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thiết bị đo điện được hợp nhất thành Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam.
Bên cạnh các khách hàng lớn là các công ty điện lực thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam, công ty còn phục vụ các đối tượng khách hàng đa dạng khác như: các công ty xây lắp điện, các công ty xây dựng, các doanh nghiệp thương mại, các đơn vị có hợp đồng phân phối sản phẩm cho công ty ở khu vực miền Trung và miền Nam, những người tiêu dùng cuối cùng trực tiếp mua sản phẩm tại cửa hàng bán, giới thiệu sản phẩm số 10 - Trần Nguyên Hãn và nhiều cửa hàng khác trong cả nước…. Thông tin được thu thập từ nhiều nguồn, không chỉ từ các phương tiện truyền thông đại chúng, các tạp chí chuyên ngành mà công ty còn chủ động trực tiếp liên hệ với Tập đoàn điện lực Việt Nam để nắm bắt chủ trương đầu tư phát triển của ngành điện, liên hệ với các công ty điện lực, các cơ sở điện lực, các công ty xây lắp điện và tất cả khách hàng trong cả nước để nắm bắt nhu cầu, tạo dựng mối quan hệ, giới thiệu quảng bá về công ty, xây dựng sự tin tưởng nơi khách hàng để họ gửi hồ sơ mời thầu cho công ty khi có nhu cầu tổ chức đấu thầu mua sắm.
Vì vậy, thông tin nhận được chưa thực sự hiệu quả do thông tin thu thập từ nhiều nguồn nhưng một số chưa được tổng hợp, phân tích chính xác, và hoạt động quảng bá, tiếp thị hình ảnh trên thị trường quốc tế chưa được đầu tư, chú trọng nên hiện nay công ty chưa mở rộng thêm được thị trường quốc tế mà còn mất đi một số khách hàng quen thuộc như Lào, Bangladesh. Công ty không ngừng hoàn thiện, nâng cao năng lực dự thầu nhằm tăng số lượng hợp đồng ký kết cũng như giá trị của các hợp đồng, từ đó có điều kiện để mở rộng quy mô hoạt động, xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao năng lực kỹ thuật và uy tín cũng như kinh nghiệm để có khả năng tham gia và trúng thầu các gói thầu có giá trị lớn hơn.
Thông qua hoạt động marketing, công ty không chỉ xây dựng và nâng cao uy tín của mình trên thị trường cung ứng thiết bị, tạo được lòng tin với khách hàng, mà qua đó, công ty còn nắm được những thông tin quý giá về khách hàng với các nhu cầu của họ, về thị trường, về đối thủ cạnh tranh, sự thay đổi của luật pháp, giá cả,… Những thông tin này hết sức cần thiết trong quá trình công ty tham gia dự thầu, giúp công ty xây dựng được chiến lược kinh doanh đúng đắn, lựa chọn phương án kinh doanh hiệu quả, từ đó nâng cao khả năng thắng thầu của công ty. Công ty cũng có thể tự tổ chức các chương trình đào tạo lại cho các cán bộ tham gia công tác đấu thầu về kỹ năng, nghiệp vụ đấu thầu, giúp họ hiểu thêm về luật và quy chế đấu thầu của Việt Nam và quốc tế, về luật thương mại, luật đầu tư,…Ngoài ra, công ty có thể mời các chuyên gia, những người có nhiều kinh nghiệm, đã đạt được những thành công nhất định đến tham gia vào các buổi thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, hoặc thuê các chuyên gia nước ngoài tư vấn, giảng dạy về các lĩnh vực đấu thầu như lập giá dự thầu, quản lý, phân tích, nhận định, phán đoán tình hình tốt để có thể thực hiện các hợp đồng một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất. Hiện nay các sản phẩm của công ty đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, được khách hàng trong nước tin dùng, nhưng cùng với sự phát triển nhanh của công nghệ và sự cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài, công ty phải không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng, áp dụng các kỹ thuật mới nhất, thường xuyên kiểm tra quy trình sản xuất, áp dụng quản lý theo ISO, nâng cao tay nghề công nhân… Có thể nói vai trò của Phòng Quản lý chất lượng là rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm - điều tạo nên uy tín hơn 20 năm nay của công ty và cũng là thế mạnh tạo nên ưu thế cạnh tranh của công ty so với các nhà thầu khác trong quá trình xét thầu.
Ngoài ra, với tư cách một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công thương, Tổng công ty Thiết bị điện còn có các kiến nghị với Bộ Công thương để được giúp đỡ, phát triển hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh như: thường xuyên mở các cuộc triển lãm, trưng bày giới thiệu sản phẩm hàng công nghiệp, tổ chức các buổi giao lưu giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước; ban hành các văn băn pháp quy, các quy định, quyết định liờn quan đến hoạt động sản xuất và hoạt động thương mại một cỏch rừ ràng, thụng thoáng, chính xác, xây dựng cơ chế quản lý hợp lý, giảm bớt các khâu trung gian chồng chéo không cần thiết làm cản trở sự phát triển, tạo điều kiện cao nhất cho Tổng công ty và các công ty, doanh nghiệp khác có thể kinh doanh một cách hiệu quả nhất; thường xuyên giúp đỡ công ty tìm kiếm đối tác, hợp tác liên doanh liên kết với các nước, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế nước ngoài nhằm tạo môi trường kinh doanh đa dạng, làm tăng thị phần, tăng uy tín và tăng lợi nhuận.