Thực trạng và giải pháp cải thiện hoạt động xúc tiến đầu tư tại Hà Nội

MỤC LỤC

Một số kinh nghiệm tuyên truyền, vận động xúc tiến đầu tư của các nước

Việc tuyên truyền, vận động xúc tiến đầu tư của Hàn Quốc cú mục đớch và định hướng rừ ràng bằng việc Hàn Quốc coi trọng thu hỳt nguồn vốn từ các nước công nghiệp phát triển để phát triển công nghiệp nhất là công nghiệp chế tạo, từ đó tiếp nhận và nâng cao năng lực chuyển giao công nghệ mới. Ngoài ra Hàn Quốc cũng biết lựa chọn lĩnh vực thu hút đầu tư xuất phát từ những thế mạnh và hạn chế những đặc thù của đất nước bằng việc Hàn Quốc tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp ít thu hút vào lĩnh vực khai thác tài nguyên, sơ chế sản phẩm, trong lĩnh vực dịch vụ thì chỉ cho phép nhà đầu tư tham gia vào một số hoạt động du lịch, tham gia liên doanh hoạt động ngân hàng thương mại.

Thực trạng công tác xúc tiến đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài tại thủ đô Hà Nội

Một vài nét về thủ đô Hà Nội

Mặc dù hầu hết các doanh nghiệp FDI sau khi tuyển dụng lao động sẽ phải đào tạo lại nhưng nếu có sự khác biệt khá lớn trong quan điểm cũng như nội dung đào tạo ở nước nhận đầu tư và nhu cầu của doanh nghiệp sẽ làm hạn chế hiệu quả đầu tư và làm nản lòng các nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng nhiều lao động. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tạo động lực để phát triển kinh tế thủ đô, giúp Hà Nội trở thành trung tâm kinh tế ngày càng có uy tín không chỉ trong nước mà còn trong khu vực và trên thế giới, là địa chỉ mà các nhà đầu tư muốn hướng tới khi quyết định đầu tư ra nước ngoài.

Thực trạng công tác xúc tiến đầu tư tại thủ đô Hà Nội trong những năm qua

Tuy nhiên, nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chưa ổn định do môi trường đầu tư chưa thực sự thông thoáng và kém cạnh tranh so với một số nước trong khu vực (nhất là so với Trung Quốc). Trước thực trạng như vậy công tác xúc tiến đầu tư càng giữ một vai trò hết sức quan trọng, là đòn bẩy và là chất xúc tác cho phát triển đầu tư, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và của thủ đô Hà Nội nói riêng. Tuyên truyền, vận động xúc tiến đầu tư là một trong những định hướng cụ thể xúc tiến đầu tư của Hà Nội. Từ năm 2001 thành phố đã xây dựng và triển khai tích cực Chương trình xúc tiến đầu tư, du lịch và thương mại. Thành phố đã giành 5 tỷ ngân sách của thành phố cho hoạt động xúc tiến đầu tư. Đồng thời thành phố cũng đã nghiên cứu ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh đầu tư của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Công tác vận động, thu hút đầu tư nhất là đầu tư nước ngoài được tiến hành đồng bộ hơn, chủ động hơn và mạng lại hiệu quả cao hơn. Ngoài việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách: cái cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng tạo điều kiện huy động nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế thì việc tuyên truyền, cung cấp thông tin về môi trường đầu tư là hết sức thiết thực, cần đi liền với hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố. Nhiều đơn vị đã chủ động nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách, tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo…góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội thủ đô. Chương trình xúc tiến đầu tư những năm qua đã thu được những kết quả bước đầu đóng góp một phần không nhỏ trong hoạt động thu hút hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. a) Công tác quy hoạch. Theo quyết định của Chính phủ từ ngày 01/08/2008 Hà Nội (mới) chính thức mở rộng địa giới hành chính thêm tỉnh Hà Tây (cũ), một số huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình. Với việc mở rộng địa giới hành chính cũng đồng nghĩa với việc phải điều chỉnh lại quy hoạch thành phố sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Công tác quy hoạch phải đi trước một bước nhằm tạo điều kiện có địa điểm kêu gọi đầu tư để công bố công khai. Trước tình hình đó trung tâm xúc tiến đầu tư đã khẩn. trương phối hợp với các cơ quan liên quan bắt tay xây dựng lại quy hoạch thành phố và dự định sẽ trình Chính phủ thông qua vào tháng 5/2010. b) Công tác tuyên truyền quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin về môi trường đầu tư. Công tác tuyên truyền quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin về môi trường đầu tư là một nội dung rất quan trọng trong công tác xúc tiến đầu tư. Hoạt động này cung cấp một cái nhìn tổng quát nhất cho các nhà đầu tư về môi trường đầu tư tại quốc gia, địa phương mà họ đang có ý định đầu tư. Trong những năm qua công tác này được trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội hết sức quan tâm, đã có rất nhiều hoạt động được diễn ra đã đóng góp vào công cuộc thu hút đầu tư của thành phố. Các kết quả đạt được như sau:. Biên tập lại, cập nhật số liệu và xử lý các thông tin liên quan đến đầu tư để in ấn sách đầu tư Hà Nội 2008, phiên bản song ngữ Việt-Nga phục vụ hội thảo tại Matxcova. Phiên bản song ngữ Việt-Anh phục vụ hội thảo xúc tiến đầu tư thương mại-du lịch Hà Nội 2008 và tiếp các đoàn trong và ngoài nước;. Tiến hành lập đề cương cập nhật, tổng hợp các số liệu, dữ liệu phục vụ cho việc biên tập cuốn sách và tờ rơi về xúc tiến đầu tư năm 2009;. Năm 2008 đã phối hợp với Sứ quán Ý tại Hà Nội, Lãnh sự quán Ý tại Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp ấn phẩm về xúc tiến đầu tư phục vụ tiếp đón đoàn doanh nghiệp Ý sang Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư;. Hà Nội đã xây dựng hệ thống thông tin kinh tế-xã hội, giới thiệu tiềm năng, tuyên truyền quảng bá, giới thiệu cung cấp thông tin về môi trường đầu tư, định hướng phát triển, chủ trương và pháp luật tiềm năng cơ hội của thành phố. Trung tâm xúc tiến đầu tư của thành phố thường xuyên thu thập thông tin, tiến hành in ấn các loại tài liệu như: sách giới thiệu về Hà Nội, tờ rơi quảng bá về tiềm năng và cơ hội đầu tư của Hà Nội, bản đồ quy hoạch, đĩa VCD nhằm cung cấp thông tin liên quan đến môi trường đầu tư của Hà Nội. Hoàn thiện, duy trì website, thu thập, biên tập thông tin về các quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của thành phố, các quận huyện, quy hoạch phát triển các ngành/lĩnh vực, thông tin về các cơ chế chính sách có liên quan tới đầu tư của thành phố, bổ sung trang thông tin về hoạt động xúc tiến đầu tư của Trung tâm xúc tiến đầu tư và các chương trình xúc tiến hỗ trợ đầu tư. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng website có thể là công cụ xúc tiến đầu tư kinh tế và hiệu quả nhất nhưng Việt Nam mình lại chưa tậ dụng khai thác để xây dựng hình ảnh Việt Nam trở thành điểm đến cho các. nhà đầu tư. Theo nghiên cứu Chiến lược Xúc tiến đầu tư nước ngoài tại Việt ma do Công ty tư vấn PricewaterhouseCoopers thực hiện dưới sự chủ trì của Bộ kế Hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản những cải thiện đáng kể về môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ đạt được hiệu quả lớn hơn nếu các nhà đầu tư được thông tin một cách kịp thời và đầy đủ. Thực tế cũng chứng minh để giời thiệu một Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng một cách có hiệu quả thì ngoài các hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp như tổ chức hội thảo trong nước và nước ngoài, tổ chức các đoàn đi xúc tiến tại các quốc gia khác, kênh thông tin qua mạng Internet đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo một khảo sát mới đây thông tin về cơ hội đầu tư vào Việt Nam còn nhiều hạn chế. Trong số các nhà đầu tư được phỏng vấn có tới 60% cho rằng có khó khăn trong việc thu thập thông tin về cơ hội đầu tư; 28%. các nhà đầu tư tìm kiếm được thông tin trên Internet; 58% đánh giá chất lượng thông tin là vừa phải hoặc kém. Đáng ngạc nhiên là chỉ có một nhà đầu tư chỉ ra địa chỉ website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Website là một phương tiện hiệu quả về mặt chi phí cho các nhà đầu tư trong việc tìm kiếm thông tin. Ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin chúng ta nên tận dụng những thành tựu của sự phát triển khoa học để áp dụng vào trong các hoạt động của mình chứ không riêng gì hoạt động xúc tiến đầu tư. Việt Nam đã xây dựng nhiều website cả ở cấp trung ương và địa phương để quảng bá hình ảnh của mình. Điển hình là website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, … Song tình trạng chung của các website là chất lượng thông tin kém, không cập nhật, thiếu các thông tin bổ ích. Ngoại trừ hệ thống thuế được đánh giá khá tốt, các vấn đề pháp luật cơ bản, thông tin về kinh tế vĩ mô cơ bản chưa được cập nhật. Danh sách những nhà cung cấp dịch vụ như các công ty tư vấn, kỹ thuật, luật sư, tài chính, nghiên cứu thị trường rất hạn chế. Chương trình khuyến khích đầu tư và các quy định khác về đầu tư mới có những thông tin tối thiểu. Duy trì hoạt động của website cũng rất quan trọng. Các nhà đầu tư có thể nản lòng khi không thể truy cập được vào website, thường là trường hợp website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Do đó, nâng cấp chất lượng các website hiện tại là một trong những yêu cầu cấp bách trong hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài. Bên cạnh yêu cầu về giao diện đẹp, thu hút người xem, dễ sử dụng, các website cần được duy trì, cập nhật, cải thiện chất lượng thông tin. Và hơn cả, bản thân website cũng phải được quảng bá rộng rãi. Phối hợp với văn phòng đại diện thương mại Hà Nội tại Nhật Bản để cung cấp thông tin, các tài liệu liên quan để phục vụ hoạt động xúc tiến đầu tư của văn phòng. Phối hợp với văn phòng tổ chức đón tiếp các doanh nghiệp sang tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Hà Nội. Duy trì thông tin liên lạc với các Đại sứ quán của Việt Nam tại nước ngoài, lãnh sự quán của Việt Nam tại Trung Quốc, các tổ chức quốc tế, các đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội cung cấp thông tin liên quan về chính sách và cơ hội đầu tư tại Hà Nội. Phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc tham gia tiếp các đoàn khách, nhà đầu tư nước ngoài cũng như việc thiết lập mối quan hệ liên kết trong việc cung cấp thông tin và trao đổi về chương trình xúc tiến đầu tư. Thiết lập mối quan hệ với một số tổ chức, tập đoàn nước ngoài việc phối hợp thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư như cung cấp thông tin đầu tư cho doanh nghiệp, hỗ trợ tổ chức hội thảo đầu tư. Phối hợp chặt chẽ với các công ty tư vấn trong nước, các công ty tư vấn đầu tư nước ngoài, các văn phòng tư vấn Luật nước ngoài, văn phòng đại diện các tập đoàn doanh nghiệp tại Hà Nội trong việc trao đổi thông tin về cơ hội đầu tư, cơ chế chính sách, thị trường quốc tế, xu hướng đầu tư quốc tế. Tổng hợp, rà soát, đề xuất điều chỉnh sửa đổi, bổ sung chương trình 34 của UBND thành phố Hà Nội về xúc tiến đầu tư của thành phố giai đoạn 2008-2010 định hướng 2015 cho phù hợp với tình hình thực tế của Hà Nội sau khi đã được mở rộng. c) Xây dựng danh mục dự án kế gọi đầu tư.

Đánh giá hoạt động xúc tiến đầu tư của các tổ chức Đánh giá hoạt động

Hà Nội tăng cường mở thêm nhiều văn phòng đại diện kinh tế ở nhiều nước trên thế giới làm nhiệm vụ xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch và chuyển giao công nghệ cũng như hợp tác lao động trong đo chú trọng một số trung tâm kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu…Hà Nội cũng phối hợp chặt chẽ với cơ quan Sứ quán Việt Nam tại nước ngoài để tăng cường quảng bá, kêu gọi đầu tư. Thứ năm : việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ xú tiến đầu tư của thành phố còn hạn chế, chưa xây dựng được trang thông tin điện tử chuyên trách giới thiệu lịch sử, hoạt động, định hướng phát triển của thủ đô Hà Nội nhằm kêu gọi xúc tiến đầu tư, du lịch vào thành phố.

Hạn chế của công tác XTĐT Những hạn chế

Số lượng các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào việc xúc tiến đầu tư còn ít, chỉ trông vào hơn chục cán bộ trong trong tâm xúc tiến đầu tư thì công tác xúc tiến đầu tư không thể có hiệu quả cao. Thứ ba là trung tâm xúc tiến đầu tư thành phố mới thành lập cuối năm 2007, rồi lại thực hiện sáp nhập khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính nên chưa có sự thống nhất trong chỉ đạo và hoạt động.

Mô hình xúc tiến đầu tư của cơ quan xúc tiến đầu tư Hà Nội

    Theo thống kê sơ bộ năm 2008 UBND thành phố Hà Nội và các địa phương hợp nhất đã cấp mới GCNĐT cho 294 dự án gắn với thành lập tổ chức kinh tế ngoài các khu, cụm công nghiệp với tổng số vốn đầu tư là 4.153 triệu USD, cấp 9 GCNĐT không gắn với thành lập tổ chức kinh tế với tổng số vốn đầu tư là 39,8 triệu USD, đã cấp GCNĐT điều chỉnh tăng vốn cho 22 dự án với tổng số vốn tăng 459,8 triệu USD. Hiện tại thực hiện theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ UBND thành phố Hà Nội đang chỉ đạo rà soát các đồ án quy hoạch, dự án kêu gọi đầu tư trên toàn thành phố Hà Nội đồng thời phối hợp với tư vấn nước ngoài điều chỉnh quy hoạch chung Hà Nội, dự kiến Chính phủ sẽ báo cáo quy hoạch của thành phố Hà Nội trình Quốc hội vào tháng 5/2010.

    Số dự án đầu tư qua từng năm

    Năm 2009 UBND thành phố Hà Nội đã cấp mới GCNĐT cho 269 dự án gắn với thành lập tổ chức kinh tế ngoài các khu, cụm công nghiệp với tổng số vốn đầu tư 195,4 triệu USD, cấp 6 GCNĐT không gắn với thành lập tổ chức kinh tế với tổng số vốn đầu tư 4,8 triệu USD, đã cấp GCNĐT điều chỉnh tăng vốn cho 36 dự án với tổng số vốn tăng 230 triệu USD. Trung tâm xúc tiến đầu tư Hà Nội phối hợp với rất nhiều các Sở, Ban, ngành có liên quan tổ chức rất nhiều các cuộc xúc tiến, vận động các nhà đầu tư tại rất nhiều quốc gia trên thế giời nhằm quảng bá hình ảnh Hà Nội nói chung và Việt Nam nói riờng.

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành Số

    (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Những lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội tập trung vào kinh doanh bất động sản, thông tin truyền thông, công nghệ chế biến chế tạo, hoạt động chuyên môn và khoa học. Các lĩnh vực dịch vụ cũng có xu hướng tăng điều này rất phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đó là tập trung phát triển mạnh công nghệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế.

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo hình thức đầu tư Hình thức

    Các dự án đầu tư nước ngoài được phân bố đều khắp các ngành, điều này tạo ra sự phát triển cân đối tránh tình trạng mất cân đối trong tỷ trọng giữa vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. Trong những năm đầu của thời kỳ mở cửa giai đoạn 1989-1997 các nhà đầu tư nước ngoài đa phần chọn hình thức đầu tư là loại hình liên doanh có nghĩa là các đối tác bên Việt Nam và nước ngoài cùng góp vốn thành lập công ty chung thường là bên Việt Nam từ 30%-40% của tổng số vốn pháp định.