Những giải pháp cấp phép sử dụng đất tại Huyện Hoài Đức giai đoạn 2005-2008

MỤC LỤC

Quy trình cấp giấy chứng nhận QSD đất

Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định, xét duyệt hồ sơ; Viết GCN, in GCN, trích lục đo.

ĐỨC, HÀ NỘI

Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội

Thực hiện Nghị định của Chính phủ về điều chỉnh đơn giá thu tiền thuê đất, thuê mặt nước theo đơn giá mới, tính đến thời điểm này, huyện Hoài Đức (tỉnh Hà Tây) đã lập danh sách dự kiến điều chỉnh đơn giá thuê đất đối với 19 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và 25 hộ cá thể, với tổng diện tích khoảng 114.134m2. Đáng chú ý, trong đợt điều chỉnh đơn giá thuê đất lần này không ít doanh nghiệp như: Chi nhánh Điện, Bưu điện, Công ty Thương mại huyện Hoài Đức, Công ty Liên doanh sửa chữa bảo dưỡng xe máy, Công ty In và Văn hoá phẩm. Theo đánh giá của liên ngành Tài chính – Kế hoạch, Thuế và Tài nguyên – Môi trường thì tiến độ điều chỉnh và truy thu tiền đơn giá thuê đất, thuê mặt nước theo đơn giá mới của huyện Hoài Đức còn chậm.

Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này đang được sử dụng không hiệu quả, ở một số nơi, đất đai được phân chia, chuyển nhượng bừa bãi gây bất bình trong dư luận, lấn chiếm đất tràn lan ở địa bàn huyện Hoài Đức đặc biệt là ở xã Đức Thượng. Trong số này huyện Hoài Đức đã và đang triển khai giải phóng mặt bằng 23 dự án đô thị, nhà ở như: Đô thị Bắc An Khánh, Nam An Khánh, Đại học Vân Canh, đô thị Kim Chung - Di Trạch… với diện tích đã thu hồi đất gần 1.000 ha. - Việc qui hoạch đô thị, công nghiệp và xây dựng các kết cấu hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội là cần thiết, song không thể tránh khỏi khó khăn cho người dân trong việc chuyển đổi nghề, đặc biệt là những hộ thuần nông.

Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất tại huyện Hoài Đức, Hà Nội

- Trong qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội, qui hoạch sử dụng đất, huyện Hoài Đức đã xác định phát triển các khu đô thị và dịch vụ là chủ yếu (trừ vùng bãi sông Đáy). -Tuy nhiên, trước việc khung giá đất ở những nơi mới nhập về Hà Nội tăng cao,Người ta lo ngại: “Giá đất năm nay ở Hoài Đức cao gấp đôi năm ngoái. Như vậy có lợi cho người dân nhận đền bù vào năm nay nhưng những người đã nhận tiền đền bù theo giá đất năm 2008 sẽ dễ sinh khiếu kiện.

- Theo báo cáo của các xã và tổng hợp của phòng tài nguyên và môi trường huỵen Hoài Đức về tiến độ cấp giấy chứng nhận QSD đất ở huyện Hoài Đức là một trong 4 huyện có tỷ lệ cấp giấy chứng nhận QSD đất ở rất thấp; đến thời điểm này toàn huyện mới cấp được: 13.998/38.831 giấy chứng nhận = 36% (theo số hộ mới). * Còn 6 xã hầu như chưa cấp được hộ nào ở dạng cấp đại trà như Tiền Yên, Song Phương, Thị Trấn, Đức Giang, Vân Canh, Vân Côn. Đánh giá những kết quả đạt được trong việc cấp giấy chứng nhận QSD đất.

Đánh giá những kết quả đạt được trong việc cấp giấy chứng nhận QSD đất tại huyện Hoài Đức trong giai đoạn năm 2005- 2008

- Cấp uỷ đảng, chính quyền ở một số xã chua thực sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, chưa coi việc cấp giấy chứng nhận là một nhiêm vụ trọng tâm, chưa đề ra những giải pháp cụ thể để đẩy mạnh tiến độ cấp giấy chứng nhận. - Việc tuyên truyền cho dân hiểu biết pháp luật đất đai nói chung, đặc biệt là quyền và nghĩa vụ của công dân trong công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất ở còn chưa được thường xuyên dẫn tới nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân còn coi nhẹ việc cấp giáy chứng nhận QSD đất ở. - Một số địa phương do ngân sách còn gặp khó khăn nên việc đo vẽ bản đồ còn chậm, một số xã việc lấn chiếm đất đai cũng như tranh chấp QSD đất chưa giải quyết dứt điểm, ranh giới chưa rừ ràng cũng là nguyờn nhõn dẫn đến chậm tiến độ.

- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 32 đã xác định đất của các hộ bị thu hồi là đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp đã sử dựng ổn định trước ngày 15/10/1993, được ủy ban nhân dân xã xác nhận đất không có tranh chấp và áp giá bồi thường đối với khung giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn. Trong khi đó, nếu từ năm 1994, xã Đức Thượng thực hiện đúng theo quyết định 571 cấp đất ở giãn dân cho các hộ thì khi giải phóng mặt bằng nâng cấp QL32 thì các hộ dân được áp khung giá đất ở là 4,1 triệu đồng/m2.Vụ việc ở xã Đức Thượng khiến người dân bức xúc đã nhiều lần gửi đơn thư khiếu nại, nhưng đến nay chưa có cơ quan chức năng nào đứng ra giải quyết. Trước tình hình đó, chính quyền các cấp cần phải có biện pháp ngăn chặn tình trạng bán đất canh tác tràn lan nhằm hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn cũng như làm rừ việc cú hay khụng chớnh quyền địa phương tiếp tay cho người dõn bán "đất hơi"?.

BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI

    - Căn cứ vào tình hình cụ thể, UBND huyện giao chỉ tiêu về tiến độ cấp giấy chứng nhận QSD đất cho từng xã, thị trấn (có danh mục kèm theo); trên cơ sở chỉ tiêu này, yêu cầu các xã tập trung kê khai rà xét và khẩn trương xét duyệt hồ sơ (đơn giản, gọn nhẹ nhưng phải tuân thủ pháp luật) những trường hợp đủ điều kiện chuyển ngay về phòng tài nguyên và môi trường huyện kiểm tra, trình UBND huyện kí cấp giấy chứng nhận. - Các địa phương đã cơ bản hoàn thành cấp giấy chứng nhận các loại đất, cần chỉ đạo rà soát, hoàn thiện hồ sơ địa chính, tổ chức thực hiện tốt việc đăng ký biến động và chỉnh lý hồ sơ địa chính ở các cấp theo đúng qui định tại Thông tư số 09/2007/TT- BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Các cơ quan, tổ chức có liên quan, báo, đài của địa phương lập kế hoạch và thực hiện thường xuyên việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai dưới nhiều hình thức ( thông qua các diễn đàn, báo chí, phát thanh, truyền hình, giao lưu trực tuyến… ) để người dân nhận thức trách nhiệm trong việc đăng ký đất đai, quyền lợi khi được cấp giấy chứng nhận và tự giác làm thủ tục cấp giấy chứng nhận, thủ tục về biến động đất đai theo quy định của pháp luật đất đai.

    Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thị tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai trong việc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính ở tất cả các cấp để phát hiện, xử lý và khắc phục kịp thời các sai phạm trong quá trình thực hiện. Giao Sở Tài nguyờn và Mụi trường tổ chức theo dừi, tổng hợp và thường xuyên báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình, kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính; phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ trong quá trình thực hiện. - Trong tháng 6, UBND các xã thành lập xong ban chỉ đạo, tổ giúp việc ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận QSD đất cấp xã, chuản bị tài liệu bản đồ, sổ sách, mẫu biểu liên quan theo quy định; tiếp tục cho kê khai vào đơn xin cấp giấy chứng nhận (kể cả các xã chưanghiệm thu xong bản đồ nhưng do đã gửi tài liệu về các bên kí giáp ranh xong).

    - Tháng 7,8,9,10 tập trung chủ yếu vào kiểm tra hồ sơ kê khai cấp giấy chứng nhận, tập trung xét duyệt đến đó; tập trung xét duyệt các hộ không vướng mắc trước (có vưóng mắc để lại cấp sau) các hộ đủ điều kiện cấp làm thủ tục chuyển ngay lên phòng tài nguyên và môi trường kiểm tra, trình UBND huyện kí giấy chứng nhận theo đúng quy định. Do đó, để công tác quản lý Nhà nước về đất đai được hiệu quả hơn, thì việc làm tốt công tác đăng ký - thống kê đất đai sẽ giúp cho Nhà nước có cơ sở quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật, xác lập được mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước và người sử dụng đất, tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai một cách đầy đủ và hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất.