Chế độ pháp lý về đảm bảo tiền vay bằng tài sản trong hoạt động tín dụng ngân hàng tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

MỤC LỤC

TỔNG QUAN VỀ NHN0 & PTNT HUYỆN VĂN LÂM - HƯNG YÊN

Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Văn Lâm - Hưng Yên

+ Tổ chức thanh toán và điều chuyển cho các ngân hàng khu vực các ngân hàng chi nhánh theo lệnh của Tổng giám đốc NHNo& PTNT Việt Nam. + Trong quá trình hoạt động ngân hàng còn mở thêm chi nhánh ngân hàng cấp 3 chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng và thu hút, chiếm lĩnh thị trường đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch với khách hàng.

Địa vị pháp lý của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm - Hưng Yên

+ Yêu cầu khách hàng vay vốn xuất trình tài liệu, hồ sơ cung cấp thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính, để xem xét quyết định cho vay, kiểm tra tình hình và kết quả sử dụng vốn vay ngân hàng, từ chối các quan hệ tín dụng với khách hàng nếu thấy trái pháp luật, khôngcó khả năng trả nợ;. Thực hiện các chức năng như lưu trữ các văn bản liên quan đến ngân hàng, xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý, năm đôn đốc thực hiện các chương trình mà giám đốc giao, triển khai chương trình giao ban nội bộ, thực hiện công tác quản lý tài sản của ngân hàng và là đầu mối chăm lođời sống vật chất, văn hoá - tinh thần….

Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm

Việc thực hiện chiến lược khách hàng đã bước đầu đạt kết quả, 6 tháng đầu năm ngân hàng đã thu hút thêm được nhiều khách hàng mới như công ty Linh Châu, Mạnh Đàm, Hoàng Giang… Số khách hàng này có dư nợ vay chưa cao nhưng là những khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, tài chính lành mạnh. Bên cạnh có ngân hàng còn phân loại khách hàng để làm cơ sở áp dụng chế độ ưu đãi khách hàng loại A và việc mở rộng đầu tư tín dụng chủ yếu tập trung vào các đơn vị này.

QUY TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĂN LÂM

    Tính từ khi bắt đầu thành lập và hoạt động ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Lâm năm 1999 đã có nhiều khách hàng đến vay vốn để sản xuất kinh doanh… Nhưng tỷ lệ nợ quá hạn của khách hàng là nhỏ và ngày càng không còn tình trạng nợ quá hạn, tới năm 2001,2002 dư nợ tăng một cách đáng kể đặc biệt như một số công ty như công ty An Thành có dư nợ là 36 tỷ đồng, công ty Hồng Hà 18 tỷ, công ty Linh Châu 3,6 tỷ …. Về phương thức cho vay: Theo quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàg Nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng tại điều 16 quy định: Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, cho vay theo các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm.

    Bảng dự kiến kỳ hạn trả nợ gốc và lãi vay của công ty    (Lãi suất 1,05/tháng, lãi suất năm 1,05 x 12)
    Bảng dự kiến kỳ hạn trả nợ gốc và lãi vay của công ty (Lãi suất 1,05/tháng, lãi suất năm 1,05 x 12)

    THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN 1. Tình hình kinh tế xã hội

    Phương hướng phát triển của những năm tới

    Để đạt được những mục tiêu trên NHNo & PTNT huyện Văn Lâm tăng cường mối quan hệ giao tiếp với bạn hàng và các ban ngành đoàn thể, tổ chức chính trị địa phương…để giữ vững và tăng cường vị thế của NHNo & PTNT huyện Văn Lâm đồng thời thúc đẩy phát triển. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng và xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm nhằm tạo không khí và động lực thúc đẩy việc hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2003.

    Một số vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai cơ chế bảo đảm tiền vay tại NHNo và PTNT huyện Văn Lâm

    Theo quy định tại điểm 7.2, mục 2 của thông tư 06 về thủ tục thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng, thì khi DNNN có thế chấp, cầm cố tài sản là toàn bộ dây truyền công nghệ chính theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế – kỹ thuật thì phải có văn bản đồng ý của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp đó. Thứ ba: vấn đề xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật nay còn nhiều phức tạp và thời hạn kéo dài mặt khác, tại điểm 3, điều 4, Nghị định 108 và điểm 4, mục 3 thông tư 06 có quy định: “sau khi xử lý tài sản bảo đảm, nếu khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh vẫn chưa thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ thì khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết”.

    MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1. Đối với hồ sơ

    Về đăng ký giao dịch bảo đảm

    Trong trường hợp cho vay hợp vốn, khi các tổ chức tín dụng đồng tài trợ nhận thế chấp, cầm cố một tài sản thì việc đăng ký và thứ tự đăng ký sẽ như thế nào để đảm bảo bình đẳng cho các tổ chức tín dụng khi phải xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ. Theo tôi, trong trường hợp này vốn nên quy định: trong trường hợp các tổ chức tín dụng đồng tài trợ không thoả thuận được thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm, thì giá trị tài sản bảo đảm được phân chia theo tỷ lệ số tiền cho vay của mỗi tổ chức tín dụng trên tổng mức tài trợ của tất cả tổ chức tín dụng đồng tài trợ.

    Đối với thế chấp bất động sản và thế chấp quyền sử dụng đất

    Theo tôi, nên xử lý vấn đề này tương tự như điều khoản về trọng tài trong quan hệ Thương mại quốc tế: dù hợp đồng có vô hiệu, thì thoả thuận về trọng tài dù có vô hiệu cũng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng Thương mại. Trong thực tế do Nghị định 17/1999/NĐ - CP ngày 29/3/1999 của chính phủ “về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất” lại không quy định, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải được công chúng, để chắc chắn tổ chức tín dụng đã yêu cầu khách hàng lập song song hai hợp đồng (hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và hợp đồng thế chấp tài sản) để xin chứng thức của công chúng Nhà nước. Tuy nhiên, bất động sản và đất đai có bất động sản gắn liền tuy hai mà một, không thể tách rời nhau. Do đó, sẽ rất trùng lặp khi thiết lập song song hai hợp đồng thế chấp bất động sản, đây là một sự phiền hà không đáng có, làm cho bộ hồ sơ càng dày thêm, đồng thời làm tốn kém thời gian và chi phí cho khách hàng. Như vậy, trong trường hợp quyền sử dụng đất được thế chấp, thì khi thế chấp bất động sản, tổ chức tín dụng và khách hàng chỉ cần ký một trong hai dạng hợp đồng: hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thế chấp tài sản để đăng ký giao dịch bảo đảm là đủ. Nếu muốn gọn nhẹ hơn nữa, tổ chức tín dụng và khách hàng có thể thoả thuận đưa những nội dung này vào trong hợp đồng tín dụng theo quy định hiện hành, không phải lập văn bản riêng. Pháp luật đã tạo điều kiện để các bên trong quan hệ tín dụng ngân hàng tinh giảm gọn nhẹ bộ hồ sơ cho vay, giảm bớt các thủ tục phiền hà, rút ngắn thời gian và chi phí. Một khía cạnh khác của vấn đề thế chấp quyền sử dụng đất và vấn đề về sơ đồ chứng nhận quyền sử dụng đất trong quan hệ tín dụng ngân hàng. Trong điều kiện đó, ngân hàng là nơi đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu này. Tuy nhiên để vay được vốn, bên đi vay phải có tài sản đảm bảo. Thực tế trên phạm vi cả nước. tài sản đem ra thế chấp tại các tổ chức tín dụng chủ yếu là các bất động sản gắn liền với đất. Nhưng để thế chấp được giá trị quyền sử dụng đất, các tổ chưc tín dụng đều yêu cầu khách hàng phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất “sổ đỏ” trong khi đó, ở trên toàn quốc việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diễn ra một cách quá chậm chạp. Thì cá nhân, hộ gia đình, tổ chức làm hồ sơ thế chấp giá trị quyền sử dụng đất phải có. +) Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất;. +) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;. +) Sơ đồ thửa đất hoặc trích lục bản đồ thửa đất;. +) Chứng từ nộp tiền thuê đất.

    Về xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất

    Việc theo thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/ NHNN – BTP – BCA – BTC – TCĐC ngày 23/4/2001 hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng chỉ quy định chung là quyền sử dụng đất mà pháp luật quy định phải được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp là chưa đề cập đến các quyền còn lại mà tổ chức tín dụng có thể thực hiện được làm hạn chế tính năng động của các tổ chức tín dụng trong việc xử lý quyền sử dụng đất. Thứ hai: sau thời gian 60 ngày kể từ ngày đến hạn trả nợ mà tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất chưa xử lý được thì tuỳ từng trường hợp cụ thể các tổ chức tín dụng có thể xử lý theo hướng sau: Đối với những trường hợp trước đây mà người vay cam kết cùng tổ chức tín dụng trong việc xử lý tài sản, nay họ vẫn có thiện chí trong việc trả nợ thì tổ chức tín dụng cùng người vay tiếp tục xử lý tài sản để thu hồi nợ.