Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ, khai thác bền vững cửa sông Hậu thuộc hệ thống sông Cửu Long

MỤC LỤC

Phạm vi thực hiện dự án năm 2010

- Phạm vi thực hiện dự án: vùng cửa sông, ven biển thuộc sông Hậu, sông Mỹ Thanh, sông Gành Hào. - Địa điểm thực hiện dự án: các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Nội dung cần thực hiện dự án năm 2010

- Bố trí mạng lưới quan trắc chất lượng nước gồm 10 vị trí trên các nhánh sông Hậu và 1 số cửa sông lân cận: Mỹ Thanh, Gành Hào. Đề xuất, định hướng các giải pháp nhằm hạn chế thiên tai, phát triển các yếu tố thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường khu vực dự án.

Phương pháp thực hiện dự án năm 2010 1. Giải pháp kỹ thuật thực hiện

Khống chế cao độ: Sử dụng máy thủy chuẩn NA - 824 (Thụy Sỹ), Ni- 030 (Nhật) và mia SOKKIL đo thủy chuẩn hạng IV theo phương pháp đo cao hình học, trên đường đo xác định cao độ cho các mốc thủy chuẩn hạng IV và mốc khống chế mặt bằng trong vùng dự án; quá trình đo luôn tuân thủ theo quy trình, quy phạm và đo trong điều kiện thời tiết thích hợp: khoảng cách đọc từ máy đến mia tối đa 100m, mật độ khống chế lưới cao độ bằng chiều dài tuyến đo. Dòng chảy và lòng dẫn là hai mặt đối lập của một thể thống nhất, dòng chảy tác động lên lòng dẫn làm thay đổi hình dạng, kích thước của lòng dẫn, ngược lại sự thay đổi của lòng dẫn làm thay đổi kết cấu, trạng thái của dòng chảy.

Thời gian và tiến độ thực hiện dự án

- Mỗi đội khảo sát thực địa bố trí một thạc sỹ hoặc kỹ sư chuyên ngành làm tổ trưởng chịu trách nhiệm điều hành chung họat động của tổ, thường xuyên liên hệ với chủ nhiệm chuyên ngành và chủ nhiệm dự án để trao đổi công việc. - Tất cả các thiết bị, máy móc trước khi đem ra hiện trường đều được kiểm tra đảm bảo các thông số kỹ thuật mới được sử dụng để có kết quả đo đạc chính xác.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN

Khối lượng công việc thực hiện năm 2009

Vị trí các trạm đo đạc và khu vực dự án thể hiện trong hình 5. Tuyến quan trắc Q, H Vị trí các mặt cắt ngang Vị trí lấy mẫu chất lượng nước.

Khối lượng công việc thực hiện năm 2010

- Hạn chế : Do sử dụng sóng âm nên tốc độ sóng âm trong khu vực đo đạc có tác động trực tiếp đến quá trình làm việc của máy, ngoài ra nồng độ trầm tích của khu vực đo cũng ảnh hưởng đáng kể đến kết quả đo đạc, do máy sử dụng đầu sensor đo áp để làm việc nên độ sâu nơi làm việc cũng ảnh hưởng đến số liệy ( khuyến cáo của nhà sản xuất máy chỉ làm việc tốt trong phạm vi 0-50m nước, cần tránh những khu quá đục và quá sâu). *Dòng chảy tại trạm đo Định An – Trần Đề: Tốc độ dòng chảy trung bình nằm trong khoảng 0,4 - 0,5 m/s, tuy nhiên vào những lúc thủy triều dâng và rút vận tốc dòng chảy lên tương đối cao, vận tốc dòng chảy lớn nhất đo được lên tới 2 m/s tại tầng mặt, dòng chảy thịnh hành là 2 hướng Tây Bắc và Đông Nam, đây cũng chính là hướng thịnh hành khi thủy triều dâng và rút tại cửa biển Định An. Một điều đáng chú ý thời điểm đo đạc vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa: trong vùng đã bắt đầu xuất hiện các cơn mưa đầu tiên tuy nhiên, theo đánh giá số lượng trận mưa vào thời điểm này không nhiều và với lượng mưa khá bé chưa đủ tạo thành dòng chảy mặt nhưng cũng đã thấy độ mặn tại các vị trí quan trắc đặc biệt khu vực cửa biển như N16, N19 đã giảm chỉ còn là tương ứng là 17,5‰ và 16,4‰vào lúc đỉnh triều chứng tỏ đã có một lượng nước ngọt khá lớn từ thượng nguồn sông Cửu Long đổ về làm giảm độ mặn trong nước.

Không thấy có sự khác biệt lớn giữa các trạm quan trắc trên tuyến này cũng như không thấy sai khác lớn giữa chế độ triều chứng tỏ ảnh hưởng chi phối đến độ mặn trong khu vực này vẫn còn bị phụ thuộc nhiều vào nguồn nước có nguồn gốc từ biển và khối nước ngọt trong nội đồng tác động ra khu vực vần chưa đáng kể để thay đổi độ mặn lớn giữa các trạm trong ngày. So sánh giá trị độ mặn giữa các trạm cửa sông trên 3 tuyến sông Hậu (N16, N19), sông Mỹ Thanh (N20) và sông Gành Hào (N25) cho thấy khối nước ngọt cú nguồn gốc từ sụng Hậu đó tỏc động khỏ rừ nột đến cỏc trạm N16 và N19 trên sông Hậu và tác động đến trạm N20 trên sông Mỹ Thanh mà chưa thấy có tỏc động rừ rệt lờn trạm N25 trờn sụng Gành Hào. Kết quả đo đạc cũng cho thấy có sự sai khác đáng kể theo yếu tố thời gian: Vào thời điểm đỉnh triều và lúc triều lên giá trị DO có xu thế khá cao so với lúc chân triều và triều xuống điều này được xác định do 2 yếu tố: thứ nhất thời điểm lấy mẫu lúc triều lên và đỉnh triều là vào ban ngày, trời nắng thực vật có xu thế quang hợp và thải oxi vào trong nguồn nước; thứ 2 là nguồn nước cũng không quá đục cùng với nó là có một lượng lượng thực vật phù du khá lớn được thải vào dòng chảy từ nước thải của các khu nuôi cá tra phía thượng nguồn góp phần gia tăng tốc độ quang hợp và thải oxi vào trong nguồn nước.

18,8 4,61 2,63 Công việc khảo sát địa hình điều tra đánh giá các cửa Sông Hậu thuộc hệ thống sông Cửu Long do Viện Khoa Học Thủy Lợi Miền Nam thực hiện từ đầu tháng 06 năm 2010 đến hết tháng 11 năm 2010, toàn bộ khối lượng công việc được thực hiện đúng theo đề cương đề ra, các số liệu khảo sát có độ chính xác cao, quy trình khảo sát tuân thủ theo đúng quy trình quy phạm hiện hành và các tiêu chuẩn ngành.

Hình 7. Hoa gió theo các hướng tại trạm Định An
Hình 7. Hoa gió theo các hướng tại trạm Định An

TRÀ VINH

- Đoạn bờ thuộc xã An Thạnh Nam có chiều dài khoảng 3km, từ sông Cồn Tròn đến Vàm Hồ Lớn và ra biển, dọc bờ là rừng ngập mặn che phủ bờ dầy đặc bảo vệ bờ bãi dưới sự tấn công của sóng biển, bởi vậy đoạn bờ này không có hiện tượng xói lở mà chỉ bồi lắng với tốc độ 10÷20m/năm tạo điều kiện phát triển mạnh cho cây bần. - Đoạn nằm giữa cửa Định An và cửa Trần Đề thuộc huyện Cù Lao Dung liên tục được bồi tụ và lấn dần ra biển, đăc biệt là khu vực phía cửa Trần Đề, trong khoảng thời gian 24 năm mũi cù lao phía cửa Trần Đề đã tiến ra phía biển khoảng 2,6 km (tốc độ bồi khoảng hơn 100m/năm). Tại ấp Vĩnh Thạnh có một đoạn đường bờ dài khoảng 2km hàng năm bị sạt lở, trong đó có những đoạn bị lở mạnh hơn 4m/năm, nhưng đoạn đường bờ ngay cửa sông Mỹ Thanh thuộc ấp Thường Đại Hòa thì hàng năm được bồi lắng bởi một lượng lớn cát và phù sa.

Hình 36. Diễn biến đường bờ khu vực cửa Trần Đề
Hình 36. Diễn biến đường bờ khu vực cửa Trần Đề

SÓC TRĂNG

- Đoạn bờ thuộc huyện Vĩnh Châu tiếp tục diễn biến theo quy luật tương tự như trong giai đoạn trước, nghĩa là từ khu vực cửa sông Mỹ Thanh đến thị trấn Vĩnh Châu bờ biển tiếp tục được bồi và lấn ra biển khoảng gần 30m, tốc độ bồi khoảng hơn 10 - 15 m/năm. Thị trấn Gành Hào nằm ở bờ tả khu vực cửa sông Gành Hào, là một trung tâm kinh tế, văn hóa, một thị trấn thuộc vùng kinh tế ven biển, vùng kinh tế động lực, có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy, hải sản của tỉnh Bạc Liêu và là cho một thị trấn huyện lỵ mới. Hiện tượng sạt lở bờ sông và bờ biển Gành Hào đã gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng cho Nhà nước và nhân dân ven sông, ven biển thị trấn Gành Hào, làm mất ổn định khu dân cư, ảnh hưởng rất lớn đến qui hoạch phát triển bền vững dân sinh, kinh tế - xã hội, môi trường của thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải và của tỉnh Bạc Liêu.

BẠC LIÊU

Thống kê nhiều tài liệu địa chất của các khu vực xói lở nghiêm trọng trong vùng cửa sông hiện nay cho thấy lớp đất dưới thường rất yếu bị xói mạnh hơn tạo nên hàm ếch cho nên mỗi khi sóng mạnh tác động vào thì sạt lở diễn ra nhanh và khối sạt thường lớn. Ngoài ra triều lên, triều xuống mỗi ngày hai lần đã làm cho đất bờ sông bị ướt rồi lại khô và quá trình này xảy ra liên tục và phát sinh dòng thấm hai chiều trong một bộ phận đất bờ vùng các cửa sông làm giảm khả năng chống xói của đất và gia tăng sạt lở bờ. Đề xuất các biện pháp quản lý, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên trên nền của điều kiện tự nhiên vùng các cửa sông Hậu và các sông lân cận đảm bảo tốt nhất về thoát lũ, truyền triều, giao thông vận tải thủy, nuôi trồng thủy hải sản vũng như phát triển dân sinh, kinh tế, xã hội toàn vùng và đặc biệt là an ninh quốc phòng.