MỤC LỤC
- Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành Ib có chức năng giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kiểm toán việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước đối với các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực an ninh thuộc phạm vi, thẩm quyền kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước và theo nội dung kiểm toán được quy định tại Nghị quyết số 1011/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 30/3/2006 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Khoá XI về kiểm toán theo quy trình riêng đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước đối với các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tài chính và ngân sách đảng, hoạt động cơ yếu, dự trữ nhà nước. - Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành IV kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước ở các công trình, dự án đầu tư của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi tắt là các bộ, ngành trung ương) có chức năng quản lý ngành, lĩnh vực: giao thông - vận tải, công nghiệp, bưu chính - viễn thông, thương mại, du lịch hoặc do các đơn vị thuộc các bộ, ngành trung ương kể trên trực tiếp quản lý làm chủ đầu tư; Kiểm toán các chương trình mục tiêu quốc gia thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị; Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản do các bộ, ngành trung ương kể trên trực tiếp quản lý; Chuẩn bị ý kiến của Kiểm toán Nhà nước về các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị để Tổng Kiểm toán Nhà nước trình Quốc hội. - Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VI có chức năng giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động trong việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước của các doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập và các doanh nghiệp nhà nước do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi tắt là các bộ, ngành trung ương) là đại diện chủ sở hữu vốn tại doanh nghiệp (trừ các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, tài chính, tín dụng, bảo hiểm, dịch vụ tư vấn tài chính – kế toán - kiểm toán do các bộ, ngành trung ương trực tiếp quản lý).
Xỏc định đấy là vấn đề cơ bản, cốt lừi đối với KTNN, trờn cơ sở đường lối và chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, KTNN đã thực hiện việc rà soát đánh giá quy hoạch đỗi ngũ KTV theo chức trách, nhiệm vụ, tính chất công việc để bố trí ngạch, bậc lương, phụ cấp phù hợp theo vị trí công tác cụ thể, đảm bảo tương quan về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức với từng yêu cầu, nhiệm vụ được giao có xem xét đến điều kiện công tác. Hầu hết đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp KTV của Kiểm toán Nhà nước đều phát huy được năng lực lãnh đạo, quản lý và chuyên môn của mình: gương mẫu về đạo đức, lối sống; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có khả năng lãnh đạo, quản lý, tập hợp quần chúng và đều hoàn thành nhiệm vụ được giao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trên từng vị trí được phân công, góp phần lãnh đạo các đơn vị và toàn ngành hoàn thành chương trình công tác hàng năm với chất lượng và hiệu quả công việc ngày càng cao, được Đảng, Nhà nước và xã hội đánh giá cao. Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý, trong những năm qua Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ thuộc diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của Kiểm toán Nhà nước, thông qua đó để rèn luyện, thử thách, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có đủ trình độ năng lực, kinh nghiệm trong công tác.
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
Để bảo đảm yêu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, mục tiêu phát triển KTNN đến năm 2020 là "Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu lực pháp lý, chất lượng và hiệu quả hoạt động của KTNN như một công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; xây dựng KTNN có trình độ chuyên nghiệp cao, từng bước hiện đại, trở thành cơ quan kiểm tra tài chính công có trách nhiệm và uy tín, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế”. Từng bước nâng cao hiệu lực pháp lý và giá trị của báo cáo kiểm toán và tăng cường kiểm toán chuyên đề đối với việc quản lý điều hành NSNN, tiền và tài sản nhà nước, những vấn đề bức xúc được dư luận xã hội quan tâm, những vấn đề quan trọng của đất nước nhằm cung cấp các thông tin tin cậy, trung thực, chính xác, kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành của Chính phủ, của Uỷ ban Nhân dân các cấp; yêu cầu kiểm tra, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh; yêu cầu kiểm tra và giám sát của các cơ quan Đảng, đồng thời cung cấp thông tin cho các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan khác của Nhà nước trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, KTV nhà nước có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, tận tụy với công việc, yêu ngành, yêu nghề, được trang bị đầy đủ kiến thức về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, có khả năng cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong hoạt động kiểm toán; có trình độ, kỹ năng chuyên nghiệp, từng bước chính quy, hiện đại đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, xây dựng KTNN có trình độ chuyên nghiệp cao, từng bước hiện đại, trở thành cơ quan kiểm tra tài chính công có trách nhiệm và uy tín, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Xây dựng và đổi mới chương trình, nội dung đào tạo theo từng chức danh gắn với tiêu chuẩn hoá cán bộ; gắn lý luận với thực tiễn, kết hợp trang bị kiến thức nghiệp vụ với việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức văn hoá nghề nghiệp, kiến thức pháp luật và kỹ năng thực hành nhằm đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động; bồi dưỡng, bổ sung một số nội dung đào tạo về một số lĩnh vực kiểm toán mới, như;. Có kế hoạch đào tạo trong thời gian không dài một đội ngũ chuyên gia đầu ngành đối với từng lĩnh vực chuyên môn, tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới và xây dựng đội ngũ giảng viên giỏi về chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện tốt công tác giảng dạy. Đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế, tăng cường giao lưu học tập về nghiệp vụ kiểm toán, đặc biệt là thi Chứng chỉ KTV CPA và chứng chỉ ACCA; cử cán bộ đi tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm về Chính phủ điện tử, về tin học hoá các hoạt động kiểm toán tại một số nước tiên tiến.
Trên cơ sở quy hoạch công chức hiện có của đơn vị, cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ công chức KTV nhất là đối với người chưa đủ điều kiện cần thiết để giữ các chức danh quy hoạch; thực hiện luân chuyển để đào tạo, rèn luyện cán bộ nguồn quy hoạch; tích cực sắp xếp, bố trí, điều chuyển cán bộ nguồn quy hoạch vào các vị trí phù hợp, để qua thực tế tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện, thử thách, tạo uy tín và vị thế cần thiết, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu tăng cường cán bộ trẻ về cơ sở, chuẩn bị cho việc giới thiệu, bổ nhiệm vào các chức danh quy hoạch, góp phần nâng cao chất lượng công chức. Trong những năm qua, hoạt động đào tạo và bồi dưỡng của KTNN đã đạt được nhiều kết quả tốt, tuy nhiên trước yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng chuyên môn của đội ngũ công chức, viên chức nói chung và KTV nhà nước nói riêng, thực tiễn đã chỉ ra một số hạn chế, bất cập trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, KTV, như: việc xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm chưa sát với nhu cầu thực tế hoạt động kiểm toán; nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết, thiếu các bài tập tình huống nghiệp vụ chuyên sâu; chưa xây dựng được đội ngũ giảng viên kiêm chức của ngành. - Thứ hai, quy trình đào tạo không những chỉ chú trọng đến hệ thống kiến thức và kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ mà còn phải đặc biệt quan tâm tới nội dung và cấu trúc thời lượng thích hợp cho các hoạt động nghề nghiệp trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu về cơ cấu KTV của KTNN trong hiện tại và tương lai, đáp ứng được yêu cầu phát triển về chức năng nhiệm vụ kiểm toán của KTNN và xu hướng phát triển của khoa học kiểm toán và công nghệ thông tin áp dụng trong thực tiễn hoạt động kiểm toán bởi vậy cần xây dựng kế hoạch đào tạo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.