MỤC LỤC
Tuy nhiên, sản lượng nông sản lại chịu ảnh hưởng rất lớn của thiên nhiên như đất đai, nước, nhiệt độ, thời tiết khí hậu…Bên cạnh đó, yếu tố tự nhiên cũng tác động tới giá cả nông sản làm ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn. - Chi phí tổ chức cho vay cao: Cho vay HSX có chi phí nghiệp vụ trên một đồng vốn cho vay thường cao do quy mô món vay nhỏ.
Về cơ bản, để đánh giá chất lượng của một khoản cho vay thì phải xem xét xem khoản vay đó liệu có đảm bảo hai nguyên tắc tối thiểu của bất cứ khoản vay nào đó là: (1) sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, (2) hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp tín dụng. Thực hiện đúng quy trình thẩm định tín dụng: đây là khâu quan trọng, không thể thiếu trong quá trình quyết định cho vay, trực tiếp ảnh hưởng tới CLTD của khoản cho vay.
Nó hỗ trợ đắc lực cho việc phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, thuận tiện nhất, đồng thời giúp NH nắm được các thông tin về khách hành nhanh chóng và kịp thời. Quá trình làm việc của cán bộ tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến việc NH quyết định cho khách hàng vay vốn là hợp lý hay không hợp lý, hay nói cách khác là ảnh hưởng đến CLTD bởi cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc và làm việc với khách hàng nhiều nhất.
Đời sống cán bộ công nhân viên trong cơ quan luôn ổn định và từng bước được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần, làm tròn nghĩa vụ đối với ngân hàng cấp trên và đối với ngân sách Nhà nước. - Cơ sở vật chất kỹ thuật lúc đầu chuyển đổi còn nghèo nàn và không phù hợp với hoạt động ngân hàng trong thời kỳ đổi mới, đến nay ngân hàng trung tâm huyện đã được xây dựng bề thế, khang trang đáp ứng được mọi hoạt động trực tiếp, gián tiếp liên quan tới nghiệp vụ của ngân hàng. Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của NHNo & PTNT huyện Thiệu hóa: NHNo & PTNT huyện Thiệu hóa có trụ sở giao dịch chính đóng trên địa bàn thị trấn Vạn hà, huyện Thiệu hóa, tỉnh Thanh hóa.
Thực hiện đầu tư kinh doanh trên địa bàn, NHNo & PTNT Thiệu hoá luôn bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, thông qua đó sử dụng linh hoạt các mặt nghiệp vụ, chọn những phương án, dự án sản xuất kinh doanh khả thi để đầu tư, bám sát định hướng chỉ đạo của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh. Qua số liệu trên cho thấy NHNo & PTNT Thiệu hoá cho vay chủ yếu là hộ sản xuất phù hợp với một huyện thuần nông tốc độ tăng trưởng tín dụng ở lĩnh vực này tương đối nhanh, tỷ trọng dư nợ cho vay hộ sản xuất trên tổng dư nợ là 82%. + Đối với khách hàng đang có quan hệ tín dụng, tiếp tục vay vốn thuộc trách nhiệm của mình, hoặc khách hàng thuộc cán bộ tín dụng khác quản lý nhưng đã được bàn giao làm thay, nếu nội dung công việc có thể thực hiện ngay thì cán bộ trực tiếp giải quyết.
Kế toán cho vay sau khi nhận được hồ sơ vay vốn của khách hàng đã được Giám đốc phê duyệt tiến hành đầy đủ về số lượng, các yếu tố pháp lý của từng văn bản trong các loại hồ sơ theo chức năng của phòng kế toán cho vay đã được NHNo Việt Nam quy định. Đối với khách hàng đăng ký vay tại địa phương: cán bộ kế toán tiến hành các thủ tục cần thiết và lên danh sách, sắp xếp hồ sơ để cán bộ làm công tác giải ngân tiến hành giải ngân cho khách hàng ngay tại địa phương vào ngày đã hẹn.
Để làm tốt công tác đó, NH đã tranh thủ được sự chỉ đạo và giúp sức của chính quyền địa phương, cung với sự nỗ lực cố gắng của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong NH để khắc phục khó khăn, mở rộng đầu tư tín dụng, đặc biệt là chú trọng nâng cao cả về số lượng và chất lượng trong cho vay HSX. Mặt khác do độ tuổi trung bình của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh còn cao hơn so với bình quân chung, nên không tránh khỏi tình trạng thiếu nhiều cán bộ ngại nghiên cứu, không sáng tạo trong công việc, có tư tưởng ỷ lại… điều này không tốt đối với một bộ phận khách hàng. Ngoài sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể đội ngũ lãnh đoạ và cán bộ công nhân viên trong chi nhánh, NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của cấp uỷ, chính quyền địa phương từ huyện đến xã, và sự chỉ đạo, hỗ trợ tích cực của NHNo & PTNT tỉnh Thanh Hoá trên tất cả các mặt nghiệp vụ.
Thường xuyên phối hợp với chính quyền xã thị trấn ra quyết định thành lập các đoàn xủ lý nợ quá hạn, nợ tồn đọng đối với những món nợ có điều kiện trả nhưng cố tình chây ì không trả nợ NH ở tất cả các xã trong huyện. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay nhằm hạn chế tối thiểu rủi ro trong kinh doanh tín dụng. NHNo huyện Thiệu Hoá tiếp tục xác định thị trường nông nghiệp, nông thôn là thị trường chủ yếu cua NH, chú trọng cho vay hộ gia đình sản xuất hàng hoá, hộ kinh tế trang trại, làng nghề truyền thống.
Nợ quá hạn phải thu ngay: là loại nợ quá hạn do định kỳ hạn nợ chưa sát với chu kỳ sản xuất kinh doanh, do thu hoạch mùa vụ chậm,tiêu thụ sản phẩm và thanh toán chậm do nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh… thỡ cỏn bộ phải bỏm sỏt để theo dừi, đụn đốc thu hồi nợ, cho phộp khách hàng được gia hạn nợ nhưng cán bộ tín dụng phải xác định được các nguồn hoàn trả của hộ vay, nếu điều này không thể thực hiện được thì không được phép gia hạn. Rà soát thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng và khuyến mại theo định hướng chỉ đạo của giám đốc NHNo Thanh Hoá, đồng thời có những giải pháp thu hút những khách hàng, những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả đang có tài khoản tại các TCTD khác mở tài khoản hoạt động tại NHNo Hiệu Hoá để tăng lượng tiền mặt luân chuyển, tạo số dư có, phát triển nguồn vốn, tăng thu dịch vụ, tăng thu nhập cho NH. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, phối kết hợp với cán bộ kiểm tra kiểm toán chuyên trách xây dựng kế hoạch, lên phuơng án và đề cương kiểm tra cụ thể cho từng chuyên đề, tiếp tục phương châm hiệu quả đã làm năm 2006 là: “vừa làm, vừa tìm sai và tự chỉnh sửa”, tránh tình trạng chạy theo số lượng mà không quan tâm đến kiểm tra chất lượng.
Quan tâm chú trọng đến việc đáp ứng khoa học công nghệ, đặc biệt là thành tựu công nghệ thôn tin trong quản trị điều hành, khai thác và sử dụng thành công các chương tình tiện ích của ngành phục vụ có hiệu quả trong công việc, nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó cần chú trọng phát triển sau thu hoạch, chú trọng đến sự liên kết giữa sản suất nông sản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nhằm chống thất thoát và bảo vệ được chất lượng hàng hóa, và tạo nên chu trình tái sản xuất mở rộng thích ứng với cơ chế thị trường, phat triển vững chắc có hiệu quả để trả được vốn vay nợ, có lời, có tích luỹ là điều kiện quan trọng để tăng cung vốn và mở rộng tín dụng. Liên kết với các trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, đại học Nông lâm, các trường đại học Kinh tế… trong sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, chuyên gia kinh tế nghiên cứu hỗ trợ các đề án phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; đồng thời có chính sách thu hút các sinh viên là con em trong huyện sau khi tốt nghiệp đại học về công tác tại quê hương.
Chất lượng tín dụng đối với HSX chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá. Đánh giá CLTD đối với HSX tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thiệu Hóa.