MỤC LỤC
Lụa Vạn Phúc với những sản phẩm đa dạng như: Lụa hoa, Đũi, Sa tanh, Lụa vân, Lụa quế, v.v… đã đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách du lịch quốc tế, thị trường người tiêu dùng trong nước và đã xuất sang một số nước như: Pháp, Thụy sĩ, Ba Lan, Tiệp Khắc, Lào, Campuchia,v.v…. Điều này dẫn đến một thực tế là năng suất cao, sản phẩm đa dạng và phong phú nhưng lại gặp một khó khăn là nhiều hộ gia đình chạy theo lợi ích riêng và nhu cầu của thị trường làm cho sản phẩm kém chất lượng đặc biệt là khâu nhuộm nên không được đảm bảo sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm làm ra. Nếu lượng hoá chất quá ít sẽ làm vải nhanh phai màu, Thêm vào đó, do chỉ quan tâm đến lợi ích nên các hộ gia đình lại ít chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường đặc biệt là khâu xử lý chất thải sau nhuộm đã gây ra hậu quả không thể tránh khỏi là ô nhiễm môi trường.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải tổ chức kênh phân phối rộng khắp (để chiếm ưu thế bao phủ thị trường), gắn thương hiệu (logo) lên mỗi sản phẩm để hạn chế hàng giả tăng tính cạnh tranh trên thị trường, ngoài ra có thể sử dụng các hình thức quảng cao trên các phương tiện thông tin như: báo trí, hình ảnh, … để quảng bá tốt hơn nữa về thương hiệu sản phẩm cúng như thương hiệu của mình. Hợp tác xã chưa có một cửa hàng phân phối nào nằm ngoài tỉnh, điều này cũng gây khó khăn lớn trong tiến trình mua hàng và mức độ mua hàng của người tiêu dùng do nó có khả năng bao phủ thị trường hẹp, làm cho khách hàng khó tiếp xúc với sản phẩm của hợp tác xã đặc biệt là khách hàng ngoại tỉnh. Thứ năm: Việc mở rộng sản xuất của hợp tác xã cũng gặp nhiều khó khăn do các yếu tố như: vốn (hợp tác xã rất khó vay được vốn để đầu tư vào sản xuất mà hầu hết là phải tự thân vận động), công nghệ lạc hậu, mặt bằng sản xuất giảm, nguyên liệu đầu vào nhập từ ngoài ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm lụa.
Nhưng do việc sản xuất của hợp tác xã không tập trung mà chủ yếu nằm trong các hộ gia đình sản xuất riêng lẻ vấn đề đặt ra là chất lượng sản phẩm sản xuất ra không đồng đều. Vì vậy, để quản lý chất lượng của sản phẩm sản xuất ra thì hợp tác xã cần xây dựng nên một hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật từ các khâu đầu tiên từ việc mua nguyên liệu đầu vào để sản xuất, tiếp đến là các kỹ thuật sản xuất như: guồng tơ, mắc tơ, hổ tơ tạo mẫu, dệt nhuộm tơ, phơi tơ, phơi lụa và hoàn tất. Khi sản phẩm đã hoàn thành thì phải có sự kiểm cha về chất lượng và mẫu mã của hợp tác xã những sản phẩm nào thoả mãn yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật của hợp tác xã đặt ra thì được gắn thương hiệu.
Trong thời gian tới hợp tác xã tiếp tục tăng cường và xúc tiến các hoạt động quảng bá cho thương hiệu của mình như tiếp tục hoàn thiện trang Web, trên truyền hình, báo trí,… để thương hiệu Lụa Vạn Phúc đến với nhiều người tiêu dùng trong nước, mặt khác hợp tác xã cũng có thể mở các đại lý độc quyển hoặc liên kết với các nhà kinh doanh khác ở khác khu vực để mở rộng thị trường cung cấp sản phẩm lụa của mình (ở các thành phố lớn cũng như ở nhiều địa phương khác) để tăng cường khả năng thâm nhập thị trường của sản phẩm. Để tăng cường công việc này thì hợp tác xã chủ động liên hệ với sở du lịch Hà Tây và các tỉnh và thành phố khác để tăng cường lượng khách quốc tế về thăm và mua sản phẩm của mình. Đối với mỗi loại sản phẩm của hợp tác xã khi được đưa ra thị trường muốn được khách hàng thừa nhận và tiêu dùng thì hợp tác xá ngoài việc quảng bá qua các phương tiên thông tin thì công việc chăm sóc khách hàng của hợp tác xã cũng phải luôn được quan tâm.
Nó cũng là vấn đề liên quan đến quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu – thương hiệu chỉ phát triển thành công nếu nó được xây dựng trên văn hoá và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Văn hoá kinh doanh liên quan đến sự ứng sự của chủ thể kinh doanh với các đối tác cụ thể trực tiếp như: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, với các liên minh, hay với chính các thành tố tạo thành chủ thể kinh doanh (Người lãnh đạo, điều hành hay các nhân viên, người lao động trong hợp tác xã). Nói cách khác, thực chất của hoạt đông văn hoá kinh doanh của hợp tác xã là giải quyết một cách tối ưu mối quan hệ giữa ba thành tố cấu trúc cơ bản của nền kinh tế thị trường: Hợp tác xã, khách hàng, đối thủ (hàm cả nghĩa đối tác).
Từ thực tiễn trên thị trường những năm qua, chúng ta nhận thức ra rằng muốn sớm có chỗ đứng trong thị trường trong nước cũng như khu vực và thị trường thế giới, ngoài yếu tố công nghệ và quản lý các làng nghề truyển thống của Việt Nam phải nhanh chóng xây dựng một bản sắc, một triết lý sản xuất - kinh doanh Việt Nam thấm đậm tính nhân bản, nhân văn, đồng thời tiếp thu có chọn lọc văn minh kinh doanh các nước. Nhìn ra nước ngoài cũng như thấy ở trong nước chúng ta có thể rút ra bài học về những yếu tố văn hoá góp phần thành đạt của nền kinh tế đi từ nghèo nàn là: niềm tự hào dân tộc, sự kết dính xã hội, trách nhiệm trước những lý tưởng chung, mục tiêu chung, một nền văn hoá, một ngôn ngữ, tính đồng nhất trong xã hội, tính tằn tiện, lòng hiếu thảo, niềm tin vào lao động cực nhọc.
Cùng với xu thế hội nhập lụa Vạn Phúc - Hà Đông ngày càng phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh hơn và sản phẩm của làngVạn Phúc - Hà Đông bị nhái lại rất nhiều. Đứng trước vấn đề tình hình này thì vấn đề đặt ra là Nhà Nước phải quản lý chặt chẽ vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và thương hiệu nói riêng. Trước tình hình đó, Việt Nam đã có những quy định về mặt pháp lý liên quan đến xác định vô hình của doanh nghiệp tuy nhiên quy định này còn nhiều bất cập hoặc gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việt phát triển thương hiệu.
(Thuật ngữ thương hiệu đã được quy định trong Bộ Luật dân sự và Nghị Định 63/NĐ-CP có nội dung hạn hẹp so với quy định trong Hiệp Định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. Nên việc bổ sung và điều chỉnh thuật ngữ này cho thống nhất và phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay). Vì thương hiệu nó là hình ảnh phản ánh chất lượng hàng hoá, uy tín của doanh nghiệp, ngoài ra thương hiệu còn là lời cam kết đối với khách hàng của doanh nghiệp. Vì thế mọi hành vi sao chép,… thương hiệu của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng gẫy rất nhiều tổn thất cho doanh nghiệp đó không chỉ về vật chất mà còn về uy tín của doanh nghiệp đó trên thị trường.
Vì vậy, mọi hành vi sao chép, nháy lại thương hiệu cần được xử lý nghiêm minh để một mặt giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp đã đăng ký thương hiệu đó, từ đó tạo tâm. Ngoài ra Cục Sở hữu trí tuệ cần tăng cường hơn nữa sự giúp đỡ các doanh nghiệp đăng ký thương hiệu của mình (như hướng dẫn, cung cấp thông tin, xử lý các vi phạm). Bên cạnh đó, ngay cả các cán bộ trong ban quản lý của Hợp tác xã cũng như một số doanh nghiệp khác vẫn chưa có nhận thức sâu sắc và đúng đắn về vấn đề thương hiệu.
Sụ thiếu hiếu hiểu biết này đã dẫn đến một thực trạng là nhiều doanh nghiệp cho rằng thương hiệu là không cần thiết và phát triển thương hiệu chỉ làm cho họ tốn nhiều thời gian và chi phí mà thôi. Vì thế Nhà Nước cần phải xây dựng các trung tâm tư vấn và giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu (đặc biệt là giúp đỡ và tư vấn cho doanh nghiệp hiểu rừ hơn vai trũ và tỏc dụng mà thương hiệu đem lại.Từ đú nõng cao nhận thức và sự quan tâm của doanh nghiệp đến thương hiệu, thúc đẩy quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của mình.