MỤC LỤC
Việc tổ chức bộ sổ kế toán từ chứng từ gốc đến báo cáo tổng hợp là quy trình có tính nguyên tắc nhằm bảo đảm điều kiện thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ, phát huy vai trò kế toán trong quản lý kinh tế. Mỗi doanh nghiệp có thể chọn cho mình một hệ thống sổ tổng hợp và chi tiết phù hợp với quy mô, đặc điểm của doanh nghiệp mình và theo đúng chế độ sổ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 1141 –TC/QĐ/CĐKT ngày.
Hạch toán thườn xuyên là loại hình sủa ữa mang tính chất bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ, khối lượng công việc sửa chữa ít, quy mô sửa chữa nhỏ, thời gian ngắn và chi phí không đáng kể, vì thế chi phí sản xuất được tính hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận có TSCĐ sửa chữa. Nợ TK 627: Sửa chữa TSCĐ cho phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất Nợ TK 641: Sửa chữa TSCĐ cho bộ phận bán hàng. Sửa chữa lớn TSCĐ là loại sửa chữa nhằm phục hồi năng lực TSCĐ và thường thay thế những bộ phận của TSCĐ, vì vậy chi phí lớn, quy mô lớn nên phải trích trước hoặc phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận có tài sản sửa chữa.
+ Nếu chi phí phát sinh thực tế nhỏ hơn chi phí trích trước thì phần trích trước thừa được tính vào thu nhập bất thường.
- Thuê hoạt động: TSCĐ đơn vị thuê về chỉ sử dụngtrong một thời gian ngắn, doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng trong 1thời gian nhất định và phải có trách nhiệm bảo quản, quản lý TSCĐ này. - Thuê tài chính: TSCĐ thuê tài chính thực chất là thuê vốn, TSCĐ chưa thuộc quyền sỏ hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý, quản lý bảo dưỡng giữ gìn và bảo vệ như TSCĐ của doanh nghiệp. TSCĐ thuê tài chính là những TSCĐ doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính nếu hợp đồng thoả mãn ít nhất một trong 4 điều kiện quy định tại nghị định 64/CP ngày 9/10/1995 của Chính phủ ban hành quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê Tài chính tại VN (xem phần phân loại TSCĐ).
Về thực chất TSCĐ cho thuê vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, bởi vậy, kế toỏn phải mở sổ chi tiết theo dừi cả về mặt hiện vật và giỏ trị của TSCĐ cho thuê.
- Giám đốc BĐHN do Hội đồng quản trị Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng Giám đốc. - Các Phó Giám đốc và Kế toán trưởng BĐHN do Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. - Các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và các phòng ban chuyên môn có chức năng giúp việc Giám đốc trong quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của BĐHN.
- Các đơn vị sản xuất trực thuộc BĐHN thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo phân cấp của BĐHN, được Giám đốc BĐHN giao quyền quản lý vốn và tài sản phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị.
+ 04 kế toỏn tổng hợp - chế độ, đồng thời quản lý và theo dừi cụng tỏc tài chính kế toán của Công ty Bưu chính - PHBC; Bưu điện Huyện Thanh Trì, Trung tõm NGĐT&NTV (mỗi người theo dừi một đơn vị),. + 06 kế toỏn XDCB, đồng thời quản lý và theo dừi cụng tỏc tài chớnh kế toán của Công ty Điện thoại; Bưu điện Huyện Đông Anh; Bưu điện Huyện Gia Lâm; Công ty Thiết kế; Trung tâm Tin học; 02 Ban quản lý (mỗi người theo dừi một đơn vị),. + Về quản lý tài chính: căn cứ vào các văn bản quy định của Nhà nước và của Tổng Công ty, BĐHN có hệ thống các văn bản hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện các quy định trong lĩnh vực quản lý tài chính.
- Về hệ thống tài khoản kế toán, dựa trên các quy định cụ thể áp dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ở các đơn vị thành viên và Tổng Công ty ban hành kèm theo Quyết định số 87 QĐ/KTTKTC ngày 09/01/1996 của Tổng Công ty; Danh mục tài khoản kế toán bổ sung cho hoạt động dịch vụ tiết kiệm Bưu điện ban hành kèm theo Quyết định số 2283/QĐ-KTTKTC ngày 25/08/1999 của Tổng Công ty, hiện tại hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại BĐHN và các đơn vị trực thuộc BĐHN là hệ thống tài khoản được xây dựng thống nhất cho cỏc đơn vị trực thuộc Bưu điện HN, cú quy định rừ nơi sử dụng (BĐHN, các đơn vị hạch toán riêng, các Ban quản lý và các Bưu điện Huyện trực thuộc BĐHN).
Do đặc thù dơn vị gồm nhiều đơn vị trực thuộc, đồng thời lại là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, Bưu điện Hà Nội quản lý tài sản theo quy chế tài chính của Tổng công ty,đồng thời, trên cơ sở đó xây dựng quychế tài chính cho các đơn vị thành viên để đảm bảo việc quản lý và sử dụng tài sản có hiệu quả. TSCĐ (mua sắm, đầu tư, xây dựng mới) sau khi hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, đơn vị hoàn tất thủ tục hồ sơ gửi về Bưu điện Hà Nội để làm thủ tục tăng tài sản và trích khấu hao theo quy định hiện hành. Mỗi tài sản cố định có một thẻ tài sản cố định ghi chi tiết các yếu tố của tài sản (tên quy cách, nguồn gốc, nguyên giá, nguồn vốn đầu tư tài sản, thời gian sử dụng, mức khấu hao trung bình, khấu hao luỹ kế, sửa chữa nâng cấp đánh giá lại tài sản).
Giám đốc Bưu điện Hà Nội quy định mức bồi thường đối với tổn thất tài sản có giá trị đến 50 triêụ đồng, Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị quyết định mức bồi thường đối với tổn thất có giá trị lớn hơn 50 triệu đồng.
Bưu Điện Hà Nội được sự chỉ đạo của Tổng Công ty, đã tiến hành ký kết hợp đồng xây dựng với Công ty xây dựng số 1 thuộc tổng công ty Vinaconex vào ngày 12/01/2001. Xuất phát từ nhu cầu của đơn vị và các đơn vị thành viên, căn cứ vào kế hoạch đầu tư, triển khai áp dụngcác tiến bộ khoa học kỹ thuật và yêu cầu đổi mới công nghệ tiên tiến vào hoạt động, BĐHN lên kế hoạch mua sắm TSCĐ cho mỗi năm. Sau đó, khi hợp đồng mua bán hoàn thành, hai bên sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng và quyết toán, thanh toán tiền, đồng thời làm thủ tục kế toán tăng TSCĐ trước khi đưa vả dụng.
Cùng với quyết định của Giám đốc BĐHN à biên bản giao nhậnTSCĐ, kế toán TSCĐ lập chứng từ ghi sổ và ghi sổ chi tiết TSCĐ.
Trong quá trình hoạt động, từ một đơn vị chỉ có một số ít thành viên trực thuộc, đến nay BĐHN đã ngày càng lớn mạnh với trang thết bị máy móc hiện đại, đây là kết quả của một quá trình hoạt động đổi mới và hoàn thiện. Tuy nhiên, cần chú ý để dầu tư có trọng điểm, tránh trường hợp đầu tư tràn lan, tài snả còn mới nhưng vẫn nằm trong kho, không được sử dụnghết công suất. Do đặc thù của ngành nên sự đầu tư lớn vào phương tiện truyền dẫn là điều hợp lý, nhưng sự giảm đi của loại tài sản này có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị không thì là đieuè cần phải xét.
Về tài sản vô hình và tài sản khác của BĐHN đều có sự biến động không đáng kể, vì đây là các loại tài sản ít có sự thay đổi, và sự thay đổi của nó cũng ít làm thay đổi cơ cấu của TSCĐ tại đơn vị.
Do đặc thù ngành và đặc thù của công tác kế toán là hạch toán phụ thuộc, nờn tỡnh hỡnh tăng, giảm TSCĐ ở BĐHN được theo dừi khỏ chặt chẽ, hàng quý phải lập báo cáo nộp Tổng Công ty Bưu Chính Viễn thông Việt Nam. Tại BĐHN, nguồn vốn TSCĐ chưa được khai thác, tận dụng mà chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân sách cấp (thông qua Tổng Công ty) và nguồn vốn tự bổ sung (từ hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc), chưa mở rộng nhiều phương thức huy động vốn đầu tư trong điều kiện hiện nay. Trong điều kiện hạch toán phụ thuộc vào Tổng Công ty, đồn thời quản lý tập trung các đơn vị thành viên, BĐHN càng cần có một công tác kế toán đáp ứng đủ yêu cầu quản lý, sử dụngcó hiệu quả nguồn gốc tài sản, hạch toán chính xác các khoản chi phí thực tế phát sinh và kết quả hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viên.
Trong thời gian qua, bằng nhiều nỗ lực, công tác hạch toán TSCĐ đã đóng góp đáng kể cho BĐHN, hiện nay nó vẫn không ngừng được củng cố, song không phải đã hết thiếu sót ở khâu này hay khâu khác, cần có hướng sớm giải quyết và có hiệu quả.