MỤC LỤC
Ngày nay thuật ngữ tín dụng được sử dụng ngày càng nhiều trong kinh tế và trong cả sinh hoạt hàng ngày như quỹ tín dụng, vốn tín dụng..Một câu hỏi đặt ra là tín dụng là gì?. Do sự không trùng khớp về thời gian nên không phải lúc nào doanh nghiệp cũng đủ vốn để đầu tư sản xuất, trả lương..Tất yếu có những doanh nghiệp do chưa tiêu thụ được hàng hóa nên chưa thu được tiền nhưng đã đến kỳ trả lương, nộp thuế và các khoản chi phí khác..Các khoản chi này lớn hơn số vốn hiện có tại doanh nghiệp và doanh nghiệp phải đi vay vốn để chi trả các nhu cầu này. Mặt khác cũng có những doanh nghiệp tiêu thụ hàng rất nhanh, thu được nhiều tiền sớm trước khi kết thúc chu kì sản xuất kinh doanh, chưa phải trả tiền nhân công, chưa pảhi nộp thuế, họ có một số tiền tạm thời nhàn rỗi.
Lãi suất phải đủ cao để thỏa mãn nhu cầu của người cho vay nhưng cũng không quá cao để bảo đảm cho người đi vay có khả năng trả nợ và thu được lãi nhờ sử dụng đồng vốn đi vay đó. Nó xuất phát từ nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh nên có tác dụng thúc đẩy sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy quy mô của tái sản xuất, tăng vòng quay của tư bản. Trong lịch sử phát triển của tín dụng do đặc điểm cũng như nhu cầu về vốn, về thời gian, cách thức vay vốn..đã hình thành rất nhiều loại tín dụng trong đó có 3 loại chính phổ biến nhất là tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng Nhà nước.
Do mỗi doanh nghiệp sản xuất ra những loại hàng hóa khác nhau, chu kì sản xuất kinh doanh là khác nhau nên nhu cầu đi vay và cho vay cũng như thời hạn cho vay và thời hạn trả thường xuyên không trùng khớp với nhau. Vì vậy việc quy định tạm thời hạn nợ đối với cả hai bên trong quan hệ tín dụng thương mại tương ddối khó khăn, thường xuyên không trùng khớp với nhau dẫn đến nhu cầu thực hiện giá trị của kỳ phiếu thương mại trước thời hạn. Trong khi đó các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất hoạt động kinh doanh có lúc rất cần tiền nhưng trong tay họ lại chỉ có một mớ kì phiếu thương mại chưa đến hạn thanh toán.
Nếu như trong tín dụng thương mại, các doanh gnhiệp muốn vay tiền đều phải trực tiếp gặp nhau thoả thuận đôi khi rất khó khăn và rất mất thời gian do sự thiếu ăn khớp về nhu cầu. Nhưng trong quan hệ tín dụng ngân hàng đã khắc phục được nhược điểm đó của tín dụng thương mại doanh nghiệp muốn vay bất cứ số tiền nào, bất cứ thời đIểm nào miễn là thoả mãn được các quy định của Ngân hàng. Nhà nước có thể thực hiện rất nhiều cách vay trong đó có phát hành ra trái phiếu bán cho công chúng, vay nước ngoài và vay nợ Ngân hàng bằng cách đem cầm cố trái phiếu tại Ngân hàng.
Tuy vậy cách thức trả nợ của tín dụng Nhà nước mới là điều đáng quan tâm, điều này sẽ được trình bầy dưới đây, chúng ta sẽ hiểu được lạm phát được hình thành qua con đường tín dụng như thế nào.
Chúng ta đã biết, việc phát hành tiền được kiểm soát rất chặt chẽ, khối lượng tiền phát hành ra phải căn cứ vào khối lượng hàng hóa được sản xuất ra trong cung thời kì để đảm bảo sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả. Như một con bạc say máu, càng thua thiệt, càng thâm hụt thì Chính phủ càng tiếp tục in tiền vào lưu thông với quy mô lớn hơn trước đẩy lạm phát tăng lên và triền miên trong nhiều năm như một căn bệnh xã hội. Tuy nhiên, nhữung năm đầu của thập kỉ 80, lạm phát ở Việt Nam vẫn chưa bộc lộ hoàn toàn mà còn là lạm phát bị đè nén bởi vì Nhà nước vẫn cố gắng giữ mức giá rất thấp cho khối lượng hàng hóa cung cấp theo định lượng cho công nhân viên chức, coi như trả lương một phần bằng hiện vật, đồng thời số hàng hóa do các doanh nghiệp Nhà nước (kể cả các tổ chức thương nghiệp quốc doanh) vẫn bán ra theo giá Nhà nước quy định thấp hơn nhiều mức giá.
Sau đó, hàng năm đã điều chỉnh mặt bằng của Nhà nước, kể cả các mặt hàng cung cấp định lượng, lên gần sát với mặt bằng giá của thị trường tự do, trong khi đó, về mặt chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ chưa có chuyển biến đáng kể. Ngược lại, chúng ta làm ăn ngày càng thua lỗ, lúc nào cũng hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao, sản phẩm đầy đủ nhưng kì thực đó là “lỗ thật, lãi giả” sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, tiêu thụ kém, khối lượng cũng ít, không ít doanh nghiệp Nhà nước đã bị thua lỗ nặng nề. Cái mốc đánh dấu sự chuyển biến cơ bản và cũng có thể nói là thành công của công cuộc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam những năm qua là ở chỗ nhận thức được nguyên nhân trực tiếp của lạm phát là có quá nhiều tiền trong lưu thông, là có quá nhiều.
Để đạt được điều đó Việt Nam đã phải tiến hành đồng bộ một loạt các biện pháp đặc biệt là xóa bao cấp về vốn qua ngấn sách Nhà nước và qua tín dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước; xóa một phần bao cấp qua giá vật tư, nguyên liệu và giá một số loại hàng tiêu dùng khác. Mặt khác nguồn vốn đầu tư của đất nước phụ thuộc chủ yếu vào số vốn tiết kiệm của nền kinh tế, nên Nhà nước sử dụng ngày càng nhiều số vốn tiết kiệm đó dưới hình thức vay dân để bù đắp bội chi ngân sách thì kinh tế ngoài quốc doanh sẽ càng còn ít vốn hơn để đầu tư phát triển sản xuất. Nhận thức được vai trò của Ngân hàng trung ương trong việc kìm chế lạm phát và ổn định lưu thông tiền tệ cũng như sự yếu kém của hệ thống Ngân hàng một cấp, Nhà nước đã quyết định đổi mới hệ thống Ngân hàng.
Sự hình thành hệ thống Ngân hàng hai cấp cùng với việc đưa vào áp dụng các công cụ của chính sách tiền tệ trước hết là công cụ lãi suất đã góp phần rất cơ bản vào việc kiềm chế lạm phát và đổi mới chính sách kinh tế vĩ mô những năm sau đó. Một là, năm 1993 giá hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng 5,2% là một kết quả không bình thường do sức mua hạn chế.Trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường, năng suất lao động xã hội còn thấp mà đến năm 1993 lại có đến 6 tháng giá hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng giảm,điều đó chứng tỏ biểu hiện giảm phát.Do vậy,năm 1994 phải có các biện pháp tăng cầu để tạo ra sự phát triển cân đối và nhịp nhàng giữa chống lạm phát và phát triển kinh tế. Như vậy, năm 1994 đột biến giá cả chỉ xảy ra đối với lương thực và một vài mặt hàng khác như giấy,vở học sinh, còn phần lớn giá về cơ bản vẫn giữ ổn định và mức lạm phát vẫn có thể kiểm soát được.
- Thành lập hệ thống ngân hàng hai cấp, dần dần tháo bỏ sự lệ thuộc của Ngân hàng Nhà nước vào chính phủ, tạo đIều kiện cho Ngân hàng Nhà nước tự do điều hành và sử dụng chính sách tiền tệ một cách hợp lí. Lạm phát có thể quay trở lại bất cứ lúc nào và gây ra những hậu quả khó lường, vì vậy chúng ta cần phải thực hiện một số mục tiêu dài hạn hơn, chắc chắn hơn, có thế chúng ta mới chủ động đối phó với lạm phát được. Thứ ba: Về chính sách chi ngân sách Nhà nước cần thực hiện chi tiêu hợp lí, tập trung đầu tư vào những dự án trọng điểm, có khả năng thu hồi vốn nhanh, tránh đầu tư dàn trải, vừa thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vừa kích thích đầu tư tư nhân cùng phát triển.
Để cho sự tác động của chính sách tiền tệ vào hệ thống lãi suất trên thị trường tiền tệ tín dụng và khẳng định vai trò của nó trong việc chống lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới cần phải sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ. Các công cụ hành chính được sử dụng trực tiếp như thế nào, với mức độ nào để vừa góp phần chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, vừa thúc đẩy quá trình cải cách kinh tế cuyển sang cơ chế thị trường.