Tình hình thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải trong thời gian qua

MỤC LỤC

Hoạt động thẩm định tài chính dự án vay vốn tại SGD – Ngân hàng TMCP Hàng Hải

Mục đích của công tác thẩm định được quán triệt là đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng, điều này không những đem lại lợi ích cho ngân hàng mà qua khâu thẩm định này một lần nữa dự án của khách hàng sẽ được kiểm tra, rà soát trên mọi phương diện, tránh việc đầu tư sai lầm hoặc bỏ qua một dự án có khả năng đem lại hiệu quả cao. - Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án: đòi hỏi cán bộ tín dụng có sự đánh giá chính xác trong khâu tính toán các thông số kỹ thuật, kiểm tra sự phù hợp của máy móc thiết bị với môi trường kinh doanh, môi trường tự nhiên, tránh tình trạng bị hao mòn quá nhanh (bao gồm cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình) và có sự phù hợp với tình hình tài chính của dự án cũng như phù hợp với khả năng vận hành của chủ đầu tư. Tuy nhiên đây không phải là cách thức được sử dụng rộng rãi mà nó chỉ áp dụng đối với các dự án được ưu tiên như các dự án thực hiện theo quyết định của Chính phủ hay các dự án trung, dài hạn đầu tư phát triển của khách hàng có tín nhiệm, khách hàng truyền thống, khách hàng có khả năng tài chính lành mạnh, có dự án đầu tư khả thi hay những dự án có mức vốn tự có ít nhất đạt 70% tổng vốn đầu tư.

Phân tích độ nhạy là công cụ phân tích quan trọng trong thẩm định tài chính dự án cụ thể là đánh giá nội dung rủi ro vì dòng tiền của mỗi dự án thường biến đổi theo nhiều yếu tố, mỗi yếu tố lại có một xu hướng biến đổi, dao động riêng và không chỉ có từng yếu tố tác động riêng rẽ mà sẽ có nhiều yếu tố đồng thời tác động lên dòng tiền của dự án như các yêu tố chi phí nguyên nhiên vật liệu, giá cả, lãi suất. Các nội dung của thẩm định tài chính luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau, vì vậy quy trình thẩm định tín dụng tại SGD tiến hành theo các nội dung sau: thứ nhất là xác định tổng dự toán vốn đầu tư và các nguồn tài trợ cũng như phương thức tài trợ vốn; thứ hai, xác định dòng tiền của dự án; thứ ba, xác định lãi suất chiết khấu đối với dự án; thứ tư, xác định các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tài chính; thứ năm là đánh giá rủi ro trong dự án. Để làm được điều này, trước hết là kiểm tra sự đầy đủ của các khoản mục chi phí, như chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư, chi phí sản xuất ban đầu nhất là vốn lưu động, chi phí lãi vay trong thời gian thực hiện đầu tư; sau đó là khâu thẩm tra thiết kế, kiểm tra khối lượng các công việc và thông tin về giá theo đơn giá ban hành hoặc theo đơn giá thị trường tùy vào từng loại công việc.

Việc loại bỏ chi phí chìm là điều cần thiết ra khỏi việc tính toán chi phí bởi nó phát sinh trước khi có quyết định thực hiện dự án, việc dự án có thực hiện hay không thì nó đã xảy ra rồi, nếu đưa khoản mục này vào sẽ làm tăng nhu cầu vốn đầu tư, tăng thêm trách nhiệm trả nợ của dự án đồng thời làm giảm các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội. Sử dụng chỉ tiêu NPV để đánh giá dự án có nhiều điểm thuận lợi như có tính đến giá trị thời gian của tiền, xem xét toàn bộ dòng tiền qua các năm tuy nhiên nó lại không phản ánh được tỷ lệ so với tổng vốn đầu tư hay lợi nhuận của doanh nghiệp, NPV rất phụ thuộc vào cách tính dòng tiền, lãi suất chiết khấu được lựa chọn, do đó yêu cầu đặt ra là sự chính xác trong việc ước lượng dòng tiền và lãi suất chiết khấu.

Bảng 1.8: TểM TẮT TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2002 – 2005
Bảng 1.8: TểM TẮT TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2002 – 2005

Thẩm đinh dự án đầu tư đóng tàu hàng khô 12.500 DWT Chủ đầu tư: Công ty cổ phần VTB Hải Âu

Tỷ suất sinh lời tương đối ổn định, tỷ suất sinh lời trên VCSH khoảng 7-14 %, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản hoặc doanh thu đều đạt khoảng 2-5%. Các mặt hàng chuyên chở hiện nay của SESCO như gạo, cà phê, than, phân bón… đây là những mặt hàng xuất, nhập khẩu của Việt Nam, nhu cầu của vận tải biển ngày càng tăng tuy nhiên dịch vụ này ở Việt Nam vẫn chưa phát huy hết nội lực, các doanh nghiệp Việt Nam mới chiếm khoảng 15% thị phần vận tải biển trong nước với số lượng tàu khoảng 970 tàu nhưng trong đó rất thiếu tàu mới, thừa tàu già, trọng tải thấp, khoảng 2,5 triệu tấn, trong đó đội tàu của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có khoảng 98 tàu. SESCO hiện có 3 tàu trong đó tàu Southemstar đã 22 tuổi, thuộc loại tàu già, vượt tuổi chạy tuyến quốc tế, còn lại hai tàu không đáp ứng đủ nhu cầu vận chuyển hàng hóa và chiến lược phát triển của công ty.

Căn cứ để lập phương án khai thác: dựa trên kinh nghiệm khai thác tàu, khả năng thu xếp nguồn hàng trên các tuyến đang khai thác, thông tin về diễn biến thị trường, giá cước, chi phí. + Phương án 1: khai thác chuyến BKK (Bangkok) – Trung Đông – Sài Gòn Tàu xếp gạo từ BKK đi Trung Đông và lấy phân từ Trung Đông về SG + Phương án 2: khai thác tuyến SG – Philippine – Chitagon - Ấn Độ. Ngoài ra, để đảm bảo tính chính xác khi có sự tăng giá các loại chi phí trên, khi tính toán đã giả định mỗi năm chi phí tiền ăn, tiền lương, vật tư, sửa chữa hàng năm, chi phí đăng kiểm, đại lý phí, hoa hồng phí, chi phí quản lý và chi phí khác tăng 5%/ năm.

Đánh giá tài chính

Để ngăn ngừa, giảm bớt thiệt hại đối với rủi ro này, cần đảm bảo công ty thực hiện đầy đủ các quy định về bảo hiểm thõn tàu và bảo hiểm P & I, về phớa ngõn hàng cần theo dừi, đụn đốc tình hình tham gia, thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm của công ty. Đánh giá thực tế cho thấy, mức độ rủi ro này là tương đối thấp vì hiện nay nhu cầu vận tải biển là rất lớn, ngành hàng hải Việt Nam đang có những bước chuyển để phục vụ tốt hơn, theo thống kê thì vận tải biển Việt Nam mới chỉ cung cấp khoảng 15% tổng thị phần vận tải biển. Thứ ba là những rủi ro liên quan đến giá cả, cước phí làm ảnh hưởng đến chi phí đầu vào, doanh thu, lợi nhuận của dự án vì vậy khi xây dựng các phương án đã giả định cước phí thấp hơn khoảng 5% cước thực tế, còn phần lớn các khoản chi phí đã được tính tăng theo tỷ lệ 5% mỗi năm nhưng các chỉ tiêu tài chính vẫn có độ an toàn cao.

- Vốn vay dự án là đồng USD, vì vậy dự án còn chịu ảnh hưởng sự biến động của tỷ giá, từ đó tác động lên mức lãi suất của dự án, tuy nhiên doanh thu của dự án cũng là USD nên phần nào hạn chế được rủi ro này. Dựa trên các phân tích trên, tiến hành phân tích độ nhạy theo 2 trường hợp thứ nhất là biến động chi phí và biến động lãi suất, thứ hai là biến động giá cước, doanh thu và biến động chi phí. Các số liệu tuy đầy đủ nhưng vẫn chưa đảm bảo tính xác thực vì vẫn chưa có sự kiểm toán, vì vậy độ tin cậy của các chỉ tiêu tài chính là không cao, điều này có ảnh hưởng trực tiếp tới việc đánh giá độ an toàn tài chính của dự án đầu tư.

Dự án đưa ra hai phương án khai thác có hành trình phổ biến hiện nay, việc phân tích rất chi tiết bằng việc diễn giải chi tiết các khoản mục trong doanh thu và chi phí của dự án, với các giả định hợp lí như giả định về số ngày hoạt động, số chuyến, giả định tăng chi phí hàng năm của tiền lương, phí hoa hồng, phí quản lý. Trong kế hoạch trả nợ, ngân hàng đã cùng thống nhất với Công ty để đưa ra kế hoạch trả nợ có lợi nhất cho cả hai bên bằng việc trả nợ theo quý, như vậy sẽ tiết kiệm được cho doanh nghiệp mà lại giúp cho ngân hàng thu hồi nợ, quay vòng vốn nhanh hơn là việc thu nợ theo năm.

Bảng 1.12: DOANH THU PHƯƠNG ÁN 1
Bảng 1.12: DOANH THU PHƯƠNG ÁN 1